ĐIỀU KHIỂN CÁC TÍNH CHẤT CỦA LỚP 1 Tắt và mở lớp

Một phần của tài liệu Tài liệu Bài giảng: AutoCAD 2004 - phần 2D ppt (Trang 112 - 117)

1. Tắt và mở lớp

Để tắt và mở lớp, ta nhấn vào biểu tượng ON/OFF (hình 13.8). Khi một lớp được tắt thì các đối tượng nằm trên lớp đó không hiện trên màn hình. Các đối tượng của lớp được tắt vẫn có thể được chọn lại nếu tại dòng nhắc “ Select object” của lệnh hiệu chỉnh (Erase, Move, Copy,...) ta dùng lựa chọn All để chọn đối tượng

Hình 13.8

Ví dụ ta tắt lớp DUOGNKHUAT (bằng cách nháy vào biểu tượng cái bóng điện), thì các đối tượng nằm trên lớp DUOGNKHUAT sẽ không hiện trên màn hình. Muốn các đối tượng này hiện ra trên màn hình thì ta lại nháy vào biểu tượng đó

2. Đóng và làm tan băng

Để đóng băng (FREEZE) và làm tan băng (THAW) lớp trên tất cả các khung nhìn ta nhấp vào biểu tượng trạng thái FREEZE/THAW (hình 13.9). Các đối tượng của lớp đóng băng không xuất hiện trên màn hình và ta không thể hiệu chỉnh các đối tượng này (không thể chọn lớp đóng băng ngay cả lựa chọn All). Trong quá trình tái hiện bản vẽ bằng lệnh Regen, Zoom,....các đối tượng của lớp đóng băng không tính

đến và giúp cho quá trình tái hiện được nhanh hơn. Lớp hiện hành không thể đóng băng

Ví dụ cần đóng băng lớp DUONGTAM (DUONGTAM không phải là lớp hiện hành). Ta nhấn vào biểu tượng Freeze/Thaw thuộc cột Freeze in all VP trong hộp thoại Layer Properties Manage (hình...), sau đó nhấn OK

Hình 13.9

3. Khóa và mở khóa cho lớp

Để khóa và mở khóa cho lớp ta nhấp vào biểu tượng trạng thái

LOCK/UNLOCK . Đối tượng của lớp bị khoá sẽ không hiệu chỉnh được (không thể chọn tại dòng nhắc “Select object”), tuy nhiên ta vẫn thấy trên màn hình và có thể in chúng ra được. Ta không thể chuyển đổi các đối tượng (dùng lệnh properties,

Ddchprop,....) sang lớp bị khoá. Lớp bị khoá có thể là lớp hiện hành.

Ví dụ để khoá lớp DUONGTAM, ta nhấn vào biểu tượng Lock (cái khoá) (hình 13.10)

Hình 13.10

V. XÓA LỚP

Ta dễ dàng xoá lớp đã tạo bằng cách chọn lớp trong hộp thoại Layer Properties Manage và nhấp nút Delete. Tuy nhiên trong một số trường hợp lớp chọn không được xoá và xuất hiện hộp thoại . Các lớp không xoá được bao gồm: lớp 0, Defpoints, lớp hiện hành, các lớp bản vẽ tham khảo ngoài, lớp chứa các đối tượng bản vẽ hiện hành

Bài 14

BLOCK VÀ THUỘC TÍNH CỦA BLOCK1. Tạo Block (lệnh Block) 1. Tạo Block (lệnh Block)

Block bao gồm một hay nhiều đối tượng được vẽ bằng các lệnh (Line, Arc, Pline, Hatch...), sau đó ta “nhóm” chúng lại thành khối (Block) để có thể gọi ra khi dùng đến. Để tạo một Block ta sử dụng lệnh Block, có thể gọi lệnh Block bằng một trong các cách sau:

- Vào Draw, từ menu sổ xuống ta chọn Block/ Make...(hình 14.1) - Kích vào nút Make Block trên thanh công cụ Draw (hình 14.2) - Comand: B ↵

Hình 14.1 Hình 14.2

Sau khi gọi lệnh Block, sẽ xuất hiện hộp thoại Block Denifition (hình 14.3) Ta làm theo trình tự sau

- Trên hộp thạoi này ta nhập tên của Block vào ô soạn thảo Name (ví dụ “Chi tiết trục”).

- Nhấp vào nút Select object. Khi đó xuất hiện dòng nhắc Select object, ta chọn các đối tượng muốn tạo thành một Block.

- Nhấn OK Khi đó hộp thoại Block Denifition xuất hiện trở lại. Lúc này ta nhấp vào nút Pick poin. Khi đó xuất hiện dòng nhắc Block Specify Insertion base point: Xác định một điểm trên màn hình (nên chọn điểm mà vị trí của nó nằm trong vị trí các đối tượng tạo nên Block sau này)

Hình 14.3

2. Ghi Block thành File (lệnh Wblock)

Để tiện cho việc sử dụng các Block đã tạo, ta tiến hành ghi tên Block đó và xếp vào một Disk nào đó trong Computer. Để ghi Block thành File ta sử dụng lệnh

Wblock, có thể gọi lệnh Wblock bằng cách sau: Comand: W ↵

Sau khi gọi lệnh Wblock, sẽ xuất hiện hộp thoại Write Block (hình 14.4). Trong

hộp thoại này ta thực hiện như sau:

Hình 14.4 - Nhấp nút Block và tạo Block đã tạo bằng lệnh Block

- Nhấp nút Fine name and path: Nhập tên của block và đường dẫn của block trong Computer

3. Hiệu chỉnh và chèn Block vào bản vẽ (lệnh Insert)

Để chèn một Block đã đặt tên bằng lệnh Wblock ta sử dụng lệnh Insert. Có thể gọi lệnh Insert bằng một trong các cách sau:

- Vào Insert, từ menu sổ xuống ta chọn block (hình 14.5)

- Kích vào nút Insert block trên thanh công cụ Insert (hình 14.6) - Comand: I ↵

Hình 14.5 Hình 14.6

Sau khi gọi lệnh Insert, sẽ xuất hiện hộp thoại Insert (hình 14.7)

Hình 14.7

Trong hộp thoại Insert tại ô soạn thảo Name ta nhập tên Block, hay vào Browse... để tìm Block theo đường dẫn đã tạo bằng lệnh Wblock trước đó.

- Nếu muốn Block chèn ra tạo thành một khối thì ta bỏ dấu kiểm tại ô Explode, ngược lại khi muốn các đối tượng của block sau khi chèn ra là những đối tượng đơn thì ta đánh dấu kiểm vào nút này.

- Nếu muốn Block sau khi chèn có một góc xoay nào đó so với khi tạo trước đó thì ta bỏ dấu kiểm ở nút Rotation/ Specyfy On Screen và nhập giá trị góc xoay cần thiết vào (trên hình vẽ là nhập góc 00)

- Nếu muốn thay đổi Block theo một tỷ lệ nào đó theo các trục thì ta bỏ dấu kiểm ở nút Scale/ Specyfy On screen và nhập tỷ lệ theo các trục X, Y, Z

Sau khi chọn các thông số về góc xoay (Rotate), tỷ lệ (Scale), và Explode ta nhấp nút OK. Khi đó xuất hiện dòng nhắc:

Specyfy insertion point for block: Định vị trí của block trên màn hình AutoCAD Nhấn Enter để kết thúc lệnh

Một phần của tài liệu Tài liệu Bài giảng: AutoCAD 2004 - phần 2D ppt (Trang 112 - 117)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(127 trang)
w