Ý tưởng của ETCP (Enhanced TCP) là sử dụng phản hồi FEWA (dựa trên sự thích ứng với cửa sổ điều khiển lưu lượng f AWND) để tính cửa sổ gửi mới (SWND). ETCP phía gửi không thực hiện chu trình bắt đầu chậm (slow start) và chống tắc nghẽn (congestion avoidance), mà bắt đầu với một cửa sổ
gửi khởi tạo và cập nhật cửa sổ gửi theo các cách sau:
Nếu cửa sổ gửi hiện tại lớn hơn cửa sổ điều khiển lưu lượng thì cửa sổ gửi mới được thiết lập bằng cửa sổ điều khiển lưu lượng: SWND ← AWND.
Nếu cửa sổ gửi hiện tại nhỏ hơn cửa sổ điều khiển lưu lượng thì cửa sổ gửi được tính như sau:
SWND←SWND.(AWND/SWND)1/SWND
Với tính toán này cửa sổ gửi của phía gửi ETCP được tăng theo hàm mũ để tiệm cận với cửa sổ điều khiển lưu lượng. Với các thay đổi nhỏ này có thể thu được sự cải thiện đáng kể về khả năng thực hiện.
Phân bổ băng thông hợp lý cho TCP (FBAfTCP) (Fair Bandwidth Allocation for TCP) là một phương pháp điều khiển lưu lượng TCP dựa trên thông tin phản hồi về mạng được cung cấp bởi CSFQ (CorefStateless Fair Queueing). CSFQ nhằm mục đích đạt được một sự phân bổ băng thông hợp lý trong bộ định tuyến mà không yêu cầu sự tính toán cho mỗi luồng hoặc trạng thái mỗi luồng trong bộ định tuyến lõi của một miền CSFQ. Sự tính toán trên mỗi luồng và trạng thái được giới hạn bởi các bộ định tuyến nằm ở biên, nó ước lượng tốc độ đến của mỗi luồng đưa vào miền, và dán nhãn thông tin này vào mỗi gói. Các bộ định tuyến lõi tính toán băng thông hợp lý chia sẻ cho tất cả các luồng dựa trên tốc độ đến và chuyển tiếp. Các gói mà nhãn của nó chỉ ra tốc độ luồng vượt quá sự chia sẻ băng thông hợp lý sẽ bị xoá gói.
Trong kiến trúc của CSFQ, các bộ định tuyến nằm ở biên sẽ xoá các nhãn khỏi các gói khi mà chúng rời khỏi miền CSFQ. FBAfTCP sao chép nhãn vào mào đầu IP, vì thế giữ giá trị chia sẻ hợp lý ở biên của miền CSFQ và chuyển chúng trên tất cả các đường tới đầu cuối. Dựa trên thông tin này, FBAfTCP phía nhận cung cấp phản hồi đến phía gửi bằng cách thiết lập kích thước cửa sổ thông báo để giá trị chia sẻ hợp lý và thời gian vòng truyền (RRT). Vì thế, tốc độ đầu ra của phía gửi được giới hạn một cách hiệu quả bởi băng thông nút cổ chai của bộ định tuyến trong miền CSFQ. FBAf TCP có thể làm tăng sự bình đẳng giữa các luồng đồng thời cải thiện khả năng hoạt động với việc tránh mất gói TCP (điều khiển FBAfTCP ngăn ngừa khả năng tăng tốc độ vượt quá dung lượng sẵn sàng).
5.3.4 Phương pháp QSETCP
QSfTCP (Quick Start TCP) đã được đề xuất năm 2002 bởi Jain và Floyd như là một cách để tăng cửa sổ khởi tạo của một kết nối TCP. Trong thủ tục thiết lập kết nối TCP (TCP SYN và TCP SYN/ACK) phía gửi TCP chèn một yêu cầu bắt đầu nhanh (Quick Start Request) vào gói TCP nó chính là tốc độ khởi tạo mà phía gửi muốn truyền. Mỗi bộ định tuyến dọc theo đường truyền xác nhận liệu nó có thể đáp ứng yêu cầu lưu lượng mới này. Nếu nó có thể đáp ứng yêu cầu mới này thì nó sẽ truyền yêu cầu QS đi, ngược lại nó sẽ giảm tốc độ dữ liệu đến một giá trị phù hợp. Để làm được điều đó bộ định tuyến cần thiết phải giám sát sự khác nhau của trọng tải hiện tại và dung lượng sẵn sàng và những yêu cầu QS trong thời gian gần đây. Khi yêu cầu QS (QS request) tới TCP phía nhận, một đáp ứng QS (QS response) tương ứng được tạo ra và chèn vào một thông báo nhận được gửi trở về phía gửi. Nhận được đáp ứng QS, phía gửi điều chỉnh cửa sổ chống tắc nghẽn khởi tạo theo tốc độ dữ liệu chỉ ra trong đáp ứng QS. Để tránh lưu lượng bùng phát, phía gửi tăng dữ liệu từng bước vào cửa sổ
khởi tạo. QSTCP đòi hỏi tất cả các bộ định tuyến, phía gửi và phía nhận hỗ trợ khởi tạo nhanh (QS). Cơ chế này được dựa trên một bộ đếm bước truyền (hop) nó tương tự như bộ đếm bước truyền trong giao thức IP (dựa trên trường Timeftoflive).
KẾT LUẬN
Trong đồ án này em trình bày cụ thể một giao thức mới XCP với những tính năng vượt trội của nó. Qua một thời gian tìm hiểu về giao thức XCP với sự hướng dẫn của thầy Nguyễn Hà Dương và các thầy cô khác đồ án tốt nghiệp của em đã được hoàn thành. Đồ án tốt nghiệp đề tài này mang nặng về lý thuyết liên quan đến sự hoạt động của giao thức XCP và cơ chế chống tắc nghẽn của nó. cụ thể em đã làm được các yêu cầu của đề tài đó là:
f Giới thiệu giao thức điều khiển chống tắc nghẽn XCP và cấu trúc của nó. f Cơ chế hoạt động của giao thức XCP
f Giới thiệu phần mềm mô phỏng NS2
f Mô tả sự hoạt động của nó trên NS2 với giao thức thông dụng hiện nay TCP trên NS2 và so sánh kết qủa hoạt động của chúng.
f Phiên bản nâng cao của giao thức XCP
Đồ án này em đã cố gắng vận dụng những kiến thức đã học để thực hiện nhiệm vụ của đồ án được giao được kết quả tốt và đây cũng là quá trình dẫn dắt cho em sử dụng kiến thức đã học đi vào thực tế và là thành quả của sinh viên trước khi ra trường.
Trong thời gian làm đồ án với sự hạn chế về thời gian cũng như về tài liệu và khả năng của bản thân em nhưng với tâm tư nguyện vọng như vậy nên em đã hết sức cố gắng để hoàn thành đồ án đúng thời gian quy định. Do vậy trong quá trình làm đồ án em không thể tránh khỏi thiếu sót mong các thầy cô thông cảm và chỉ bảo thêm.
Một lần nữa xin chân thành cảm ơn thầy Nguyễn Hà Dương và các thầy cô trong trường đã tận tình chỉ bảo để giúp em hoàn thành đồ án này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. “An Example of Instability in XCP” Lachlan L.H. Andrew, Bartek P. Wydrowski, Steven H.Low
2. Bài viết “Điều khiển chống tắc nghẽn trong các mạng NGN – toàn IP”. Tác giả Cao Huy Phương, Hoàng Đăng Hải
3. “Congestion Control for High Bandwidth – Delay Product Networks”
Presented by: Tan CheefWei and Advisors and prof. Winston Chiu, prof. John Lui and prof. David Yau – The Chinese Iniversity of Hong Kong
4. “NS Manual”. Kavin fall, Kannan Varadhan.The VINT Project, A Collaboration between researches at UC Berkeley, LBL, USC/ISI, and Xerox PARC. December 13,2003
http: // www. isi.edu/nsnam/ns/
5. “NS by Example” Jae Chung and Mark ClayPool http://www.nile.wpi.edu.ns
6. “XCP: The eXplicit Control Protocol”. Aaron Falk. USC Information Sciences Institute
7. “Comparison of CongestsionfControl Feedback Approaches for Heterogeneous and Dinamically Changing Networks”. Michael Savoric, Joachim Sachs, Stephan Baucke. Và các tài liệu khác.