BẢNG 5.2: CÁC YẾU TỐ KHÍ HẬU NĂM 2011 ĐÀ LẠT BIỂU ĐỒ 5.3: TÌNH HÌNH SỬ DỤNG GIỐNG CÁC NÔNG HỘ

Một phần của tài liệu Hoàn thiện chuỗi cung ứng hoa đà lạt (Trang 36 - 79)

BẢNG5.1: DIỆN TÍCH GIEO TRỒNG HOA Ở CÁC ĐỊA PHƯƠNG TỈNH

LÂM ĐỒNG Diện tích (ha) Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Tỉnh Lâm Đồng 2970 3359 4263 5127 5495 Thành phố Đà Lạt 1584 1908 2557 3364 3631 Huyện Lạc Dương 168 208 332 397 484 Huyện Đức Trọng 1105 1083 1227 1254 1209

Nguồn: Sởthống kê Lâm Đồng

5.1.2.Nguồn nước

Nguồn nước trồng hoa ở Đà Lạt chủyếu dựa vào các suối, hồtựnhiên hoặc ao, giếng nhân tạo. Sản lượng hoa cũng như chu kỳ trồng hoa ảnh hưởng nhiều bởi yếu tố lượng

BẢNG 5.2: CÁC YẾU TỐ KHÍ HẬU NĂM 2011 ĐÀ LẠT Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Lượng mưa 3,1 70,5 135,1 248,7 166,7 162,9 219,5 199,7 298,7 265,7 77,6 0,9 Độ ẩm(%) 81 80 80 84 88 87 90 91 92 89 84 84 Nhiệt độ 14,8 17,2 18,3 19,4 19,3 19,5 18,9 19,1 18,5 18,3 17,8 16,7

Nguồn: Sởnông nghiệp Lâm Đồng

Từbảng sốliệu, ta nhận thấy khí hậu Đà Lạt phân hóa thành 2 mùa rõ rệt là mùa mưa

và mùa khô. Độ ẩm trung bình tương đối cao, kết hợp với khí hậu mát mẻ, rất thích hợp cho việc trồng những giống hoa ôn đới. Tuy nhiên mùa khô kéo dài nhiều ngày dễ dẫn

đến tình trạng thiếu nước tưới cho khu vực.

5.1.3.Nguồn giống

BIỂU ĐỒ 5.3: TÌNH HÌNH SỬ DỤNG GIỐNG CÁC NÔNG HỘ

Nguồn: khảo sát 2012

Theo kết quảkhảo sát, nguồn gốc sửdụng giống trong các hộnông dân chủyếu từcác

cơ sở sản xuất tư nhân, hoặc do họtựtổchức ươm và cung ứng cho các hộ khác. Đa số nông dân thường dựa vào uy tín của các cơ sởcung cấp đểquyết định mua giống.

Theo xu hướng mới, hiện nay công tác nhân giống đã ứng dụng một số kỹthuật mới

như: vi thủy canh (micro phonics), nhân giống invitro…Theo tài liệu điều tra của Trung 70%

10%

6.66% 13.33%

Mua các cơ sở tư

nhân

Mua của trung tâm giống

Nhập khẩu Tựnhân giống

tâm nghiên cứu Khoai tây-rau-hoa Đà Lạt, 75% nông hộ ở Đà Lạt cho biết họthích dùng giống nhập nội, 25% có khuynh hướng dè dặt đưa giống mới và sản xuất do chưa chắn chắc am hiểu kỹthuật trồng trọt; 63,5% nông hộcho biết họsẵn sàng mua giống khi nhận thấy rằng sẽ bán được giá cao khi thu hoạch.

Hoa cúc, cẩm chướng: được nhân giống bằng kỹthuật cấy mô bằng phương pháp tỉa chồi:

Cây do tỉa chồi thường mọc khoẻ nên đảm bảo tính chất của cây mẹ cho hoa tốt. Muốn có nhiều chồi non tốt cần vun gốc và chăm sóc cây mẹ đầy đủ.

Hoa hồng: hiện nay các giống hoa hồng được trồng phổ biến tại Đà Lạt là: Đỏ Ý, đỏ Hà lan, đỏ Pháp, Xanh dâu (hồng xanh), Tỷ muội(hoa chùm), Vàng titi, Trắng xanh,

Song hỷ...Các giống này hầu hết được nhập nội trong những năm gần đây, cho năng suất

cao và chất lượng bông tốt, đáp ứng được những yêu cầu khác nhau của thị trường tiêu

thụ. Về đặc điểm sinh thái thì thích hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng ở Đà Lạt.

Hoa lys:giống nhập nội từHà Lan, Nhật Bản với giá rất cao. Phần lớn lượng vốn của (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

người trồng lys nằmởcủgiống,thường có hai loại là lys trắng và lys màu.

Hoa lay-ơn:nguồn giống từcủhoa sau khi thu hoạch.

Hoa đồng tiền:giống nhập nội từHà Lan, màu sắc đa dạng, phong phú.

5.1.4.Phân bón

Phân bón được cung cấp từ các cửa hàng thuốc bảo vệ thực vật phân bố rải rác và rộng khắp trên địa bàn Đà Lạt. Các loại phân thường gặp là: NPK, phân vi lượng bổsung, Vôi, Phân hữu cơ vi sinh, phân hữu cơ và các loại phân bón lá. Tùy từng loại phân, từng thời điểm mà có cách bón phân khác nhau. Nhìn chung các hộ nông dân tương đối nắm vững quy trình, phương thức bón từng loại phân và sử dụng khá hiệu quả, tuy nhiên do nằm ở địa thế cao và ngành chăn nuôi hạn chế nên thường xuyên xảy ra hiện tượng khan hiếm phân hữu cơ. Điều này dẫn đến việc bón nhiều phân vô cơ dẫn đến hiện tượng đất bị

5.1.5.Thuốc trừsâu

Sâu bệnh hại cây trồng luôn là vấn đề muôn thuở của nhà nông, và ngành trồng hoa cũng không tránh khỏi vấn nạn này. Việc sử dụng thuốc bảo vệthực vật để tiêu diệt sâu hại ởhoa là rất phổbiến, tuy nhiên các tiêu chuẩn dùng ở hoa thường không phức tạp như ởrau, quả hoặc các loại nông sản thực phẩm trực tiếp khác. Hơn nữa, việc áp dụng trồng hoa trong nhà kính cũng hạn chế phần nào tác động của sâu hại.Tuy nhiên, các hộ nông

dân thường sử dụng thuốc trừ sâu một cách tùy tiện. Theo khảo sát, có 30% số hộ nông dân sửdụng thuốc trừ sâu theo hướng dẫn của cán bộnông nghiệp, phần còn lại là do tự

tìm hiểu, học hỏi lẫn nhau hoặc có sự hướng dẫn của người bán hoặc trên bao bì sản phẩm.

5.2.Quy mô

Hoạt động sản xuất hoa hiện nay ở Đà Lạt chủyếu là ởquy mô hộ gia đình. Diện tích trồng hoa của các hộ dao động từ 1000m 2đến 5000m2 , một số ít hộ có quy mô trên

5000m2. Đại đa số nông dân còn thiếu vốn để đầu tư ứng dụng khoa học kỹvà các công nghệ mới, mức đầu tư phát triển sản xuất thấp, chưa cân đối… Diện tích áp dụng công nghệ mới còn chiếm tỷ lệ thấp, thiếu tập trung, không đồng bộ gây rất nhiều khó khăn

cho công tác quản lý và giảm sức thu hút đối với doanh nghiệp, chưa tạo được động lực phát triển công nghệchếbiến.

5.3.Phương thức và trình độ canh tác

Nông hộ tăng cường kiến thức sản xuất hoa chủ yếu qua kênh tham gia câu lạc bộ

khuyến nông và kênh truyền hình-đài phát thanh. Các hoạt động mang tính chất hỗ trực tiếp cho nông dân như tham gia tập huấn, tiếp xúc thường xuyên với khuyến nông, tham gia hội thảo khuyến nông và hội thảo đầu bờ để trực tiếp nắm bắt kỹ thuật sản xuất, các kinh nghiệm, các khoa học kỹ thuật mới tỷ lệ được tham gia còn thấp; tỷ lệ này là 48,33% /46,67% /20%.

Các loại hoa ở Đà Lạt chủ yếu được trồng trong nhà kính có trang bị hệ thống tưới tự động. Nhờ vậy, công tưới tiêu giảm được nhiều nhờ hệ thống phun nước tự động, lượng nước cần thiết cũng giảm nhiều giúp các hộ nông dân có thể gieo trồng trong mùa khô.

Nhà kính giúp cách ly vườn hoa khỏi nhiều loại sâu bệnh và hạn chế sự phát tán của cỏ dại, nhờ vậy lượng thuốc bảo vệ thực vật sử dụng cũng giảm bớt. Ngoài ra, phân bón sử dụng cũng hiệu quả hơn do không bị rửa trôi. Theo khảo sát, giá hoa trồng trong nhà kính với các loại như Cúc, Hồng đắt hơn giá không được trồng trong nhà kính khoảng 30%. Nguyên nhân là do hoa được trồng trong nhà kính thường to hơn, màu sắc đậm và lâu tàn hơn.

BẢNG 5.4: CÁC LOẠI HOA PHỔ BIẾN ĐƯỢC TRỒNG Ở ĐÀ LẠT

Loại hoa Tỷ lệ nhà kính Tỷ lệ tưới nước tự động Tỷ lệ tưới nước thấm nhỏ giọt Hệ thống chiếu sáng Hoa cúc 93% 53,33% 0% 100% Hoa hồng 100% 88% 12% 0% Hoa đồng tiền 100% 45% 12% 0% Hoa Lys 100% 13,33% 86,66% 0

Hoa lay-ơn 0 23% 0 0

(Nguồn:Sở nông nghiệp Đà Lạt)

Tiêu chuẩn nhà kính:

Theo sở nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Lâm Đồng, hiện nhà kính trồng hoa vẫn chưa có tiêu chuẩn cụ thể.Các hộ nông nghiệp muốn làm nhà kính thường trực tiếp khoán cho các cơ sở cung cấp dịch vụ và thường tham gia vào quá trình quản lý.Về giá thành nhà kính thì với khung tre, giá dao động từ 30.000đ/m2 đến 40.000đ/m2 còn đối với khung sắt thì từ 80.000đ/m2 đến 100.000đ/m2.

Hệ thống nước tưới

Nguồn nước chủ yếu ở suối hoặc ao nhân tạo do máy bơm nước hút lên theo đường ống đến trực tiếp vườn hoa, phụ thuộc rất lớn vào lượng mưa và mực nước ngầm. Có 2 phương thức tưới: tưới thủ công, tưới tự động phun sương và thấm nhỏ giọt.

 Tưới thủ công:

Thường được áp dụng bởi các hộ trồng hoa xen canh với trồng rau.Cần ít vốn đầu tư

nhưng đòi hỏi phải bỏ nhiều công sức tưới, đồng thời lượng nước tiêu thụ nhiều nhưng lại không đồng đều.

 Tưới tự động phun sương và thấm nhỏ giọt: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hệ thống tưới phun sương ở trên và ống dẫn nhỏ giọt được chôn dưới đất. Hệ thống phun sương giúp nước được phân bổ đều trên bề mặt duy trì độ ẩm trong nhà kính, ống dẫn nhỏ giọt giúp hình thành vùng rễ tích cực tập trung xung quanh ống dẫn. Rễtập trung

trong vùng đất xác định và qua đó tiết kiệm được năng lượng của cây trồng, nâng cao hiệu quả của việc hấp thu nước và chất dinh dưỡng và phát triển độ ẩm và độ thông

thoáng tối ưu cho đất. Cỏ dại bị hạn chế phát triển ở vùng khô qua đó hạn chế công nhỏ

cỏ, chi phí tiêu diệt cỏ dại.

Thời gian chiếu sáng bổ sung

Theo tiêu chuẩn của trung tâm nông nghiệp thành phố Đà Lạt, việc chiếu sáng bổ sung chỉ áp dụng với hoa Cúc do cây phát triển thuận lợi trong điều kiện ánh sáng ngày

dài. Do đó, khi trồng hoa cúc tại Đà Lạt cần nguồn chiếu sáng bổ sung với trung bình

1ha cần khoảng 250 bóng đèn. Chế độ chiếu sáng bổ sung mỗi đêm từ 4-5giờ tùy theo mùa vụ, giống. Thời gian chiếu sáng bổ sung từ tháng 3-8 là 4h/đêm, và tháng 9-2 là

2h/đêm. Thời gian chiếu sáng yêu cầu thường từ 25-35 ngày đến khi cây đạt độ cao vừa đủ.Các hộ nông dân đều sử dụng loại đèn huỳnh quang tiết kiệm điện và 100% số hộ chuyên canh hoa Cúc có hệ thống chiếu sáng.

5.4.Thu hoạch và đóng gói

Giá của hoa cắt cành được xác định bởi chất lượng của chúng tại thời điểm bán chứ

không phải thời điểm thu hoạch. Khi đến tay người tiêu dùng, chất lượng hoa bịgiảm đi, điều đó cũng có nghĩa là lợi nhuận của người nông dân cũng giảm sút. Vì thế, nhằm giảm thiểu rủi ro, việc quan tâm đến nhiệt độ trong quá trình bảo quản là yếu tốrất cần thiết.

Hoa cắt cành rất dễ hư sau thu hoạch. Hoa sau khi thu hoạch vẫn là những cơ thểsống, chúng tiếp tục tăng trưởng và hô hấp. Muốn bảo đảm hoa tươi ta phải cắt không quá sớm

cũng không quá muộn. Bảo quản lạnh là biện pháp hiệu quả đang được áp dụng. Nhiệt độ

giữ kho lạnh thường 1-2o C. Độ ẩm cũng là nhân tố khá quan trọng, độ ẩm khoảng 90- 95% có thểbảo đảm chất lượng hoa sau khi cắt. Muốn giữ được độ ẩm cao cần phải giảm sốlần mở, mặt khác phải đặt biệt chú ý trong khâu bao gói.

BẢNG 5.5: NHIỆT ĐỘ VÀ THỜI GIAN BẢO QUẢN HOA THÍCH HỢP

Loại hoa Nhiệt độ Thời gian(ngày)

Cất khô Cất ẩm Cất khô Cất ẩm

Cúc 0 2-3 20-30 13-15

Hồng 0.5-1 1-2 14-15 4-5

Lay-ơn 4-6 7-10

Cẩm chướng 0-1 1-4 60-90 3-5

BẢNG 5.6:THÀNH PHẦN THUỐC BẢO QUẢN HOA THƯỜNG DÙNG

Loại hoa Thành phần thuốc

Cúc Đường 3%+ acetat thủy ngân 25mg/l + axit citric 73mg/l

Hồng Đường 3%+ nitrat thủy ngân 2,5mg/l+ muối sunphat 130mg/l + axit

citric 200mg/l

Lay-ơn Đường 3%-6%+muối sunphat 200mg+600mg/l

Cẩm

chướng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đường 5% +muối sunphat 200mg/l + acetat thủy ngân 50mg/l

Nguồn: Giáo sư Trần Văn Mão-2001

Giữa hoa ngắn ngày và dài ngày cũng có sự khác biệt vềcách thu hoạch và bảo quản : Các loại hoa ngắn ngày: thường do người thu mua trực tiếp thu hoạch và đóng gói. Phương thức bảo quản thường đơn giản đối với số lượng nhỏbao gồm cắt tỉa sơ và đóng gói vào thùng carton. Khi hoa được vận chuyển tới cáccơ sở chế biến lớn, các vựa hoa thì có thể được bảo quản trong phòng lạnh nhiệt độ dưới 10 độC.

Các loại hoa dài ngày: thườngđược hộ nông dân thu hoạch cách ngày và bảo quản

đơn giản bằng cách cắt tỉa và đóng vào thùng carton. Thường thì đối với 1000 mét vuông hoa hồng sẽcung cấp khoảng 300 cành hoa mỗi ngày. Hộnông dân sẽ trực tiếp gửi hoa xuống các đầu mối tại các thành phốlớn như HồThị Kỷ(Tp. HồChí Minh), Nha Trang,

Đà Nẵng.

Ngoài ra, một điều cũng cần được quan tâm đó là phương tiện dùng để vận chuyển hoa.Hoa sau khi thu hoạch, nông hộ đều bó thành từng bó lớn hay nhỏ từ 5-10 cành tùy loại hoa, có loại bỏ vào nilon, có loại bỏvào thùng, sau đó được chất lên xe, xe chở hoa là các xe tải, xe khách, không có xe chuyên dụng (xe lạnh). Đó cũng là nguyên nhân giải thích vì sao hoa của nông hộsản xuất đến tay người tiêu dùng thường bị đánh giá chất lượng kém hơn nhiều so với hoa của Đà Lạt-Hasfarm.

5.5.Tiêu thụ

Thị trường nội địa đã có hiện tượng bão hoà, thậm chí có lúc cung vượt cầu đối với các loại hoa dịp lễ, tết như hoa hồng và hoa lys, dẫn đến tình trạng giá cảrất thấp làm ảnh

hưởng đến thu nhập của người sản xuất. So với nghềtrồng hoa trên thế giới thì thu nhập của người trồng hoa Đà Lạt thấp hơn rất nhiều.

BNG 5.7: KẾT QUẢ KHẢO SÁT CÁC NÔNG HỘ

Tiêu chí Tỉlệ

Lựa chọn địa điểm tiêu thụhoa 23,33%

Tự định giá cho hoa 13,33%

Lên kếhoạch trồng hoa theo mùa vụ 66,67%

Lên kếhoạch trồng hoa theo đối tượng 16,67%

Tìm kiếm thị trường qua TV, đài báo 16,67%

Tìm kiếm thị trường qua Internet 6,67%

Tham gia các lễhội, chợhoa 56,67%

Nguồn: Khảo sát năm 2012

Theo khảo sát, các hộnông dân rất bị động trong việc tìm kiếm thị trường tiêu thụhoa. Việc lên kếhoạch trồng hoa khá phổ biến nhưng chỉ dừng lại ở mức độ trồng theo mùa

vụ. Các hộ lên kế hoạch trồng hoa chi tiết, có thông qua việc tìm hiểu thị trường và địa

điểm phân phối thường trồng các loại hoa chất lượng tốt, giá thành cao hơn so với hoa cùng loại nhằm đảm bảo đầu ra, đây cũng là những hộcó nguồn vốn mạnh và kênh phân phối rộng.

BẢNG 5.8: BẢNG PHÂN BỐ CÁC KÊNH TIÊU THỤ HOA

Kênh Thời

gian Chi phí Tỷlệ

Loại hoa phổ

biến

Nông hộ=> Người tiêu dùng Rất

Ngắn Rất ít 6,67% Lys (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nông hộ=>Người bán lẻ=> Người

tiêu dùng Ngắn Ít 13,33%

Hồng, Đồng tiền, Lys Nông hộ=> Chợ đầu mối =>Người

bán lẻ=>Người tiêu dùng Trung bình Trung bình 20% Cúc, Hồng, Đồng tiền Nông hộ=> Người thu mua => Chợ

đầu mối =>Người bán lẻ => Người tiêu dùng

Dài Lớn 60% Cúc, Lay-ơn

Nguồn: khảo sát 2012

Kênh phân phối tối ưu cho người sản xuất hoa Đà Lạt là kênh 1, kênh 2. Tuy nhiên, kênh 1 chỉ phù hợp với các hoa chất lượng cao như hoa lys, do đây là hoa cao cấp, giá

thành cao nên người tiêu dùng thường đặt mua hoa số lượng nhỏ. Kênh 2 này chỉphù hợp với các loại hoa dài ngày như hoa hồng, đồng tiên, do lượng hoa thu hoạch liên tục trong

năm nên các nông hộ thường bắt mối với các shop hoa và phân phối khoảng 100 đến 200 cành 1 ngày. Kênh 3 và 4 qua nhiều trung gian và thời gian phân phối lâu phù hợp với các loại hoa dài ngày, tiêu thụ liên tục quanh năm như hoa cúc, hoa lay-ơn. Đây là kênh thường gặp nhất do tỉ lệ trồng các loại hoa này nhiều, hơn nữa các nông dân thường không nỗlực tìm kiếm thị trường tiêu thụnên phải thông qua nhiều trung gian phân phối. Với đánh giá trên, kênh phân phối tối ưu cho người sản xuất hoa Đà Lạt là kênh 1, kênh 2.

Tuy nhiên đểphân phối qua kênh thứ1 và thứ2 thì phải có một lực mạnh cảvềtài chính, hiểu biết vềthị trường.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện chuỗi cung ứng hoa đà lạt (Trang 36 - 79)