Phân quyền người dùng trong Joomla:

Một phần của tài liệu Đồ án tìm hiểu joomla và xây dụng trang web bộ môn KTHT (Trang 25 - 27)

Joomla có hai hệ thống phân cấp nhóm người dùng (user group) chính: một là để truy cập FrontT end (có thể login vào trang web xem những phần hay những trang được chỉ định) và một cho truy cập BackTend (Administrator).

a/ Front$end: Là phần mặt truớc dùng chung của trang web thì lại được phân thành các nhóm người dùng:

Registered (nhóm đã đăng ký): Những người này có thể đăng nhập vào FrontT end của website để xem thông tin trên website. Không được thay đổi, chỉnh sửa nội dung gì trong web site.

Author Group (tác giả): Những user này được cho quyền truy cập để đệ trình nội dung mới (conten) và chỉnh sửa những nội dung (conten item/page) của họ bằng cách login vào FrontTend.

Editor Group (nhóm biên tập): Những user này được cho quyền truy cập để đệ trình và chỉnh sửa conten bất kỳ bằng cách login vào FrontTend.

Publisher (người xuất bản): Những user này được quyền truy cập để đệ trình, chỉnh sửa và xuất bản (publish) content bất kỳ bằng cách login vào FrontTend.

b/ Back$end: là trung tâm điều khiển của website Joomla, là nơi mà chỉ có các quản trị viên (Administrator) mới có thể login vào được để xây dựng cấu trúc, biên tập nội dung, xuất bản nội dung. Administrator login (đăng nhập quản trị trị viên), khi cài đặt Joomla mới sẽ có một người dùng được cài. Người dùng (user) này được biết như là Super Administrator (siêu quản trị viên). Super Administrator có tên truy cập (login name) là admin và ta sẽ tạo một password cho Super Administrator trong quá trình cài đặt Joomla, vì lý do an ninh ta nên đổi tên truy cập và password của Super Adiministrator.

Mỗi người dùng trong trang BackTend của Joomla được gán vào một nhóm, hiện tại có 3 nhóm người dùng với đặc quyền truy cập tới Administrator BackTend, đó là:

Super Administrator (siêu quản trị): Super Adminstrator có quyền truy cập vào tất cả các chức năng BackTend (Administrator). Trong 1 site có ít nhất 1 người được bổ nhiệm là một Super Administrator để thực hiện cấu hình tổng thê cho site. Những người dùng trong nhóm này không thể xoá và không thể chuyển đổi sang nhóm khác.

Administrator (quản trị viên): Nhóm quản trị này có một hạn chế nhỏ khi truy cập vào các chức năng BackTend (Administrator), administrator này không thể: thêm hay sửa một người dùng trong nhóm super Administrator, không thể truy cập các cài đặt cấu hình tổng thể, không thể truy cập chức năng Mass Mail, không đuợc quản lý/cài đặt các Template, không được quản lý/cài đặt các file language (ngôn ngữ).

Manager (người quản lý): Nhóm này có ý nghĩa trong việc tạo nội dung, nhưng không có quyền quản lý các user, cài đặt các Module, cài đặt các Component, truy cập một số các Component (được xác định bởi super Administrator).

Để hiểu rõ hơn về phân quyền các nhóm người dùng ta có sơ đồ sau: Publis Front$end(mặt trước được dùng chung)

| T Registered (đã đăng ký) | T T Author (tác giả)

| T T T Editor (người biên tập) | T T T T Publisher (người xuất bản)

Publis Back$end(mặt sau được dùng chung) | T Manager (người quản lý)

| T T Administrator (người quản trị) | T T T Super Administrator (siêu quản trị)

Chương III: Cài đặt và cấu hình Apache, PHP, MySQL trên Windows

Một phần của tài liệu Đồ án tìm hiểu joomla và xây dụng trang web bộ môn KTHT (Trang 25 - 27)