Tranh Lõa Thể

Một phần của tài liệu Vài tư liệu thơ (Trang 36 - 38)

Bích Khê

Dáng tầm xuân uốn trong tranh Tố nữ Ô tiên nương ! Nàng lại ngự nơi nầy ? Nàng ở mô ? Xiêm áo bỏ đâu đây ? Đến triển lãm cả tấm thân kiều diễm Nàng là tuyết hay da nàng tuyết điểm Nàng là hương hay nhan sắc lên hương ? Mắt ngời châu rung ánh sóng nghê thường Lệ tích lại sắp tuôn hàng đũa ngọc Đêm u huyền ngủ mơ trên mái tóc Vài phút trăng say đọng ở làn môi Hai vú nàng ! Hai vú nàng ! Chao ôi Cho tôi nút một dòng sâm ngọt lộng Ôi lồ lộ một tòa hoa nghiêm động Tôi run run hãm lại cánh hồn sị.. Ô hai tay rơi chén ngọc lưu ly Ồ hai chân nở màu sen ẻo lả

Cho tôi nàng ! Cho tôi nàng ! tất cả... Tôi miên man uống lại mộng Quỳnh Dao Cho đê mê chới với, hồn lên cao

Một tinh cầu sẽ tan ra biển lệ...

Tiên nương hỡi ? Nàng sống trên thế hệ Bóng thời gian phải quỵ dưới chân nàng Xuân muôn đời di dưỡng giữa vùng tang Gương phép tắc suốt soi ngàn mộng ảnh ! Cớ làm sao nâng niu bầu giá lạnh Ấp tranh người, lơ đãng ngắm thi nhân ? Hay nàng nhớ nhung gác phượng đền lân Hay nàng ước mơ tình trong trắng ngọc ? Ôi ! nàng ôi ! làm sao nàng chẳng khóc Người thi nhân, vẻ đẹp của khiêu dâm Trăng thanh tịnh còn lóng trong thơ câm Nhạc vô minh hằng sôi trên nét chữ ? Ôi ! nàng ôi ! thốt lên, lời ngọc nữ Lời trân châu rung cả phi'm lòng tôi Ngọc Kiều ! Ngọc Kiều ! Đến cặp song đôi Cho tôi đọ vẻ hương trời sắc nước

Vẻ huyền diệu ứ men say lướt mướt Vẻ yêu tinh dồn giận thấu vô gan Ta thiếp đi trong một phút mê loàn

Xuống muôn đợt rồi bay lên tột bực.

Tổ Quốc

Trần Mạnh Hảo

(Lời Huyền Trân Công Chúa từ biệt Thăng Long đêm trước khi về làm vợ vua Chiêm Thành)

Hòn đá ngoài vườn may mắn hơn ta

Đá không phải đi làm hoàng hậu Chiêm Thành Hồn ta há chẳng bằng con ốc

Bám cọc rêu ao nhà Trần ? Đêm cuối cùng trên Tổ Quốc Trăng liềm như cô Tấm trèo cau Phải sắc đẹp là lưỡi dao chặt gốc ? Cây đổ rồi, ta với Tấm như nhaụ Giếng thu

Tiếng gầu ai khua ?

Sao ta không là chiếc gầu đứt dây Nằm dưới giếng muôn đời Uống quê nhà đỡ khát Mắt ta đêm nay

Khác nào hai giếng nước Đất Việt ơi

Đất Việt mãi hai hàng

Gió kinh thành có về Tức Mặc Bẻ dùm ta ít hương cau Nhặt dùm ta vài tiếng ếch Ta nghe khi tới nước người Đám mây dám theo chân xa xứ Để bay vào một bát canh cua ? Hỡi con hà, con hến

Có bao giờ bỏ đất như ta ?

Ta thương tầu chuối mở cánh buồm số phận Cứ một mình dập nát cả mùa đông

Ta là chim ngói lang thang nhặt nắng Lá thu rơi như phận gái theo chồng Sương ban mai đầy như thóc Phải đời ta gặt toàn sương ? Ai hát nghêu ngao

Phù sa mặc nâu sồng dân dã Ta ước gì được ở lại hái dâu Làm cô gái quê mùa áo vá

Hỡi câu ca dao mọc đầu đình khó nhọc Cho ta chết rồi về lại Thăng Long Làm chim chóc

Đêm lặng đưa nôi À ơi

Cha già như chiếc bình vôi Vắng con tóc bạc da mồi ai thương Trở trời trái gió tai ương

Con nhờ cái vạc kêu sương lo giùm Lời ru làm vầng trăng căng sữa Ai bắn vào ngực ta mũi tên Mai không còn nghe nữa Vạc thôi ăn đêm

Cò thôi dỗ ngủ Rồi đây ta phải ru con

Nước Việt ơi

Nước Việt như chiếc võng Suốt canh dài ngồi thức hát ầu ợ

Tự Hát

Xuân Quỳnh (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chẳng dại gì em ước nó bằng vàng Trái tim em, anh đã từng biết đấy Anh là người coi thường của cải Nên nếu cần anh bán nó đi ngaỵ Em cũng không mong nó giống mặt trời Vì sẽ tắt khi bóng chiều đổ xuống Lại mình anh với đêm dài câm lặng Mà lòng anh xa cách với lòng em. Em trở về đúng nghĩa trái tim

Biết làm sống những hồng cầu đã chết, Biết lấy lại những gì đã mất,

Biết rút gần khoảng cách của yêu, tin. Em trở về đúng nghĩa trái tim em Biết khao khát những điều anh mơ ước Biết xúc động qua nhiều nhận thức Biết yêu anh và biết được anh yêụ Mùa thu nay sao bão mưa nhiều Những cửa sổ con tàu chẳng đóng Dãi đồng hoang và đại ngàn tối sẫm Em lạc loài giữa sâu thẳm rừng anh. Em lo âu trước xa tắp đường mình Trái tim đập những điều không thể nói Trái tim đập cồn cào cơn đói

Ngọn lửa nào le lói giữa cô đơn. Em trở về đúng nghĩa trái tim em Là máu thịt, đời thường ai chẳng có

Cùng ngừng đập lúc cuộc đời không còn nữa Nhưng biết yêu anh cả khi chết đi rồị

Một phần của tài liệu Vài tư liệu thơ (Trang 36 - 38)