Quản lý bộ nhớ (MMU, Memory Management Unit)

Một phần của tài liệu Tài liệu GIỚI THIỆU CHUNG VỀ KIẾN TRÚC MÁY TÍNH pptx (Trang 57)

V. Một số bus thông dụng

I.4.Quản lý bộ nhớ (MMU, Memory Management Unit)

Công việc quản lý bộ nhớ của máy vi tính chủ yếu là do bộ vi xử lý đảm nhiệm. Dên cạnh đó còn có DMAC (Direct Memory Acess Controller) cũng tham gia quản lý bộ nhớ trong việc truyền số liệu giữa controller ổ đĩa với bộ nhớ và làm tươi bộ nhớ. Ở những máy có Cache Memory thì Cache Memory Controller thực hiện các công việc truyền số liệu giữa Cache Memory và RAM.

Ở khu vực trung tâm của máy vi tính (bộ vi xử lý, ROM, RAM, các bus...), thực chất của việc quản lý bộ nhớ là các thanh ghi của vi xử lý đưa ra các địa chỉ của ô nhớ hoặc của cổng I/O qua bus địa chỉ, cùng các lệnh điều khiển/ trạng thái khác và đọc vào/ viết ra các số liệu của các ô nhớ ấy. Các bộ phận bên ngoài VXL sẽ giải mã các địa chỉ và các tín hiệu điều khiển/ trạng thái đó để trỏ vào các byte/ từ/ từ kép... của bộ nhớ để thực hiện các thao tác tương ứng.

Còn từ các ổ đĩa trở đi, việc quản lý bộ nhớ là thực hiện các lệnh coả hên điều hành lên các file (có địa chỉ 3 chiều là C-H-S), cụ thể là truyền số liệu nhờ DMAC giữa vùng đệm (buffer) của bộ điều khiển ổ đĩa với bộ nhớ RAM.

Các bộ vi xử lý Intel từ thế hệ 286 trở đi phân biệt hai mode địa chỉ: mode địa chỉ thực (chỉ quản lý 20 bit địa chỉ vật lý của bộ nhớ) và mode địa chỉ bảo vệ (quản lý tới 32 bit địa chỉ ảo nhờ các thanh ghi ẩn trong bộ vi xử lý).

Ở cấp dưới, tức cấp ngoại vi, như bộ điều khiển ổ đĩa, bộ điều khiển màn hình, máy in... cũng có tổ chức bộ nhớ riêng của chúng để tiện cho việc cất giữ và xử lý với các đặc thù riêng.

Các bộ nhớ RAM-ROM và các vùng nhớ của bộ nhớ ngoài (trên các ổ đĩa), khác nhau về cách mã hoá các bit, cách tổ chức, do đó cả cách truy nhập cũng khác nhau.

Một phần của tài liệu Tài liệu GIỚI THIỆU CHUNG VỀ KIẾN TRÚC MÁY TÍNH pptx (Trang 57)