MÃ MÀU PALETTE PALETTE
1.4.6.3 Phương pháp 3: Truy nhập trực tiếp vùng nhớ màn hình.
Đặc điểm: Nhanh, giúp hiểu rõ bản chất đồ hoạ, song phụ thuộc vào thiết bị (khi thay đổi thiết bị phải thay đổi đôi chỗ trong chương trình).
Ví dụ: Giả sử một điểm (x,y) được vẽ trên màn hình với độ phân giải 320x200x256 (mode 13h), điểm đó sẽ được định vị trong vùng đệm bắt đầu từ địa chỉ segment A000h và địa chỉ offset được tính theo công thức: Offset = y*320 + x.
Ta có thể viết thủ tục trong Pascal như sau:
Procedure PutPixel(x,y:Word; Color:Byte); Var Offset:Word; Begin Offset:=(y shl 8) + (y shl 6) + x; Mem[$A000:Offset]:=Color; End;
Phương pháp truy nhập trực tiếp tới vùng nhớ màn hình.
Với chức năng quản lí bộ nhớ và các thiết bị ngoại vi, hệ điều hành (OS-Operating System) đã cắt ra một phần bộ nhớ RAM (Random Access Memory) để quản lý màn hình (gọi là vùng nhớ màn hình –
Video Memory).
Nếu người dùng đưa dữ liệu vào trong vùng nhớ này thì trên màn hình sẽ xuất hiện những điểm màu thích hợp tương ứng với dữ liệu đưa vào.Lý do: Card điều khiển màn hình luôn quét vùng nhớ nói trên để đọc dữ liệu trên đó và hiển thị tương ứng trên màn hình vật lý.
Chính nhờ lí do này mà ta có thể truy cập trực tiếp đến vùng nhớ màn hình thay cho việc xử lí toạ độ các điểm trên màn hình vật lý. Hay nói cách khác phương pháp truy nhập trực tiếp là phương pháp truy nhập vào bộ nhớ màn hình. Bằng cách đó ta có thể tạm quên đi sự tồn tại của màn hình vật lý mà chỉ cần quan tâm đến vùng nhớ màn hình.
Thông qua bộ nhớ màn hình ta luôn đọc được các điểm trên màn hình vật lý (thực chất là ta đọc nội dung dữ liệu tại địa chỉ tương ứng trong vùng nhớ màn hình).
* Các chức năng chính của phương pháp truy nhập trực tiếp chính là các chức năng thao tác với bộ nhớ màn hình. Có hai chức năng thao tác bộ nhớ: đọc & ghi.
- Ghi dữ liệu vào bộ nhớ VidMem (Video Memory) – tương ứng với việc vẽ trên màn hình. - Đọc dữ liệu trong VidMem – giúp ta nhận dạng được hình ảnh trên màn hình vật lý.