Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam

Một phần của tài liệu Tinh hinh trien khai ebanking tại việt nam (Trang 56 - 60)

III. Tình hình triển khai e-banking tại hệ thống ngân hàng trong nước

1.Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam

Đi đầu các ngân hàng thương mại trong nước trong quá trình hiện đại hoá Ngân hàng là Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam. Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam là một trong những ngân hàng thương mại quốc doanh được thành lập sớm nhất ở Việt Nam trong thời kỳ xây dựng đát nước và đấu tranh bảo vệ tổ quốc. Ngày 30/10/1962, theo đề nghị của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Hội đồng Chính phủ đã ban hành Nghị định 115/CP thành lập Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam trên cơ sở bộ máy của Cục Ngoại hối trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Sau một thời gian chuẩn bị, ngày 1/4/1963, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam chính thức đi vào hoạt động. Trong suốt 40 năm qua, ngay cả trong thời kỳ cơ chế bao cấp, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam do đặc thù là gắn liền với các quan hệ kinh tế quốc tế nên cũng là nơi tiếp nhận được nhiều thông tin cũng như mối quan hệ kinh tế đòi hỏi phải vươn lên sát với yêu cầu của hoạt động tài chính ngân hàng quốc tế. Đặc biệt là trong hơn 15 năm đổi mới, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam đã vượt qua rất nhiều khó khăn thử thách để sớm trở thành ngân hàng thương mại quốc doanh hàng đầu của Việt Nam trong nhiều lĩnh vực như huy động vốn, cho vay và nhất là phát triển dịch vụ ngân hàng.

Những năm gần đây, thực hiện yêu cầu cơ cấu lại các ngân hàng thương mại quốc doanh, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam đã vươn lên dẫn đầu các ngân hàng trong nước về phát triển các dịch vụ tiện ích ngân hàng hiện đại bằng cách áp dụng công nghệ thông tin và đã theo sát được yêu cầu của một ngân hàng thương mại có tầm cỡ khu vực và quốc tế. Trong 6 năm liên tiếp, từ 1995 đến 2002, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam đã được Ngân hàng JP Morgan Chase công nhận là "Ngân hàng có chất lượng dịch vụ thanh toán tốt nhất" trong khu vực. Có thể coi Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam là ngân hàng đi đầu tạo nên một sự thúc đẩy và lôi cuốn để các ngân hàng thương mại quốc doanh và các ngân hàng thương mại khác trong nước cùng với mình

thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá trong giai đoạn hội nhập khu vực và quốc tế hiện nay.

VCB thực hiện vai trò đại lý thanh toán, sau đó là đại lý phát hành các loại thẻ tín dụng quốc tế (Visa và Master vào tháng 4/1996, AMEX vào tháng 9/1996), phát hành thẻ tín dụng VCB-VISA (1998).

Đặc biệt, vào tháng 5/2002, với việc khai trương hệ thống ngân hàng trực tuyến (VCB-Online) và hệ thống rút tiền tự động (ATM) đã mang lại tầm vóc mới về công nghệ ngân hàng được áp dụng tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, nó cũng mang lại cho khách hàng những tiện ích khi mọi giao dịch được thực hiện tức thì không cần qua khâu trung gian nào. Khách hàng có thể tự thực hiện các giao dịch tại máy ATM gần nhất để sử dụng các dịch vụ tự động hoá có tính chính xác cao. Còn hệ thống giao dịch tự động (Connect 24) cho phép khách hàng giao dịch ở bất cứ đâu - nơi có cơ sở giao dịch của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, giúp cho khách hàng vượt qua được hạn chế về không gian và thời gian. Thẻ VCB Connect 24 thực chất là một thẻ ghi nợ nội địa, chưa sử dụng được ở nước ngoài. Hiện nay khách hàng dùng loại thẻ này có thể thanh toán được tại hầu hết các siêu thị lớn trên toàn quốc. VCB đang tích cực mở rộng phạm vi thanh toán thẻ, không phải chỉ ở các siêu thị mà còn ở các cửa hàng, khách sạn, trung tâm giải trí,… và nói chung là tất cả những nơi diễn ra các hoạt động mua bán, giao dịch và chi tiêu hàng ngày. VCB cũng đang phối hợp với một số công ty bảo hiểm để thực hiện thanh toán phí bảo hiểm qua thẻ. Trong trường hợp khách hàng mua bảo hiểm nhân thọ thì thay vì hàng tháng khách hàng phải trả một khoản phí cho Công ty bảo hiểm thì tới đây khách hàng không cần làm thủ tục như vậy nữa mà chỉ cần thực hiện trừ tiền trên tài khoản của mình. Tiến đến, VCB cũng dự định cho phép chủ thẻ Connect 24 có thể thanh toán tiền điện, điện thoại … thông qua dịch vụ thẻ này.

Phần lớn khách hàng sử dụng thẻ Connect 24 hiện nay là nhân viên của các doanh nghiệp mở tài khoản để nhận lương. Các doanh nghiệp chỉ cần đăng ký tài khoản các nhân cho nhân viên của mình và yêu cầu phát hành thẻ Connect 24 cho nhân viên. Thay vì lĩnh tiền mặt để trả lương cho nhân viên thì đến kỳ lương doanh nghiệp chỉ cần lập một bảng lương và yêu cầu ngân hàng chuyển tiền vào tài khoản cá nhân của từng nhân viên. Điều này tiết kiệm được rất nhiều thời gian, công sức cho bộ phận kế toán của công ty, giảm thiểu được sai sót so với việc trả lương bằng tiền mặt. Hơn nữa thông tin về tiền lương của các nhân viên được đảm bảo bí mật tuyệt đối. Về phía nhân viên, nhận lương bằng cách này cũng rất thuận tiện cho họ vì họ có thể rút tiền bất cứ khi nào cần bằng cách dùng thẻ Connect 24. Ngoài ra, số tiền chưa dùng tới trong tài khoản cũng được tính lãi giống như một sổ tiết kiệm vậy.

Hai hệ thống đa tiện ích là Dịch vụ ngân hàng trực tuyến (VCB-Online) và Hệ thống giao dịch tự động ATM (Connect 24) đã có vai trò kinh tế - xã hội đáng kể, khuyến khích người dân sử dụng các dịch vụ ngân hàng, thanh toán qua ngân hàng, thay đổi thói quen dùng tiền mặt trong lưu thông.

Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam hiện đang là ngân hàng Việt Nam đầu tiên tham gia vào hệ thống ATM toàn cầu. Bên cạnh đó, việc phát triển sản phẩm ngân hàng điện tử (VCB-Money) và dịch vụ ngân hàng Internet là bước đột phá trong phát triển công nghệ của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam so với các ngân hàng thương mại khác ở nước ta. Đến nay đã có hơn 200 tổ chức kinh tế và 29 tổ chức tín dụng sử dụng VCB-Money.

Với chiến lược phát triển thành ngân hàng đa năng, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam chú trọng đến các sản phẩm dựa trên công nghệ. Chiến lược này đảm bảo phục vụ tốt hơn cho thị trường nội địa 80 triệu dân, cung cấp các sản

phẩm và dịch vụ cho cá nhân, doanh nghiệp vừa và nhỏ. Hoạt động thẻ của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam đã có những thành quả đáng khích lệ. Tính đến nay, lượng thẻ tín dụng quốc tế phát hành khoảng trên 17.000. Số tiền sử dụng trên thẻ là 254,55 tỷ VND và số tiền thanh toán qua thẻ là 108 triệu USD. Nguyên nhân tăng là do công nghệ thanh toán thẻ đã được cải thiện, mạng quản lý, thanh toán đã ổn định. Chỉ sau chưa đầy 1 năm đi vào hoạt động hệ thống giao dịch tự động Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam Connect-24 đã đạt trên 50.000 thẻ được phát hành, hơn 40.000 tài khoản cá nhân được mở thêm với bình quân khoảng 3.000 giao dịch/ngày. Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam đã tiến hành sơ kết giai đoạn 1 để chuẩn bị tiếp tục triển khai giai đoạn 2 với việc đưa vào hoạt động thêm 70 máy ATM trong năm 2003 nâng tổng số lên 200 máy trên toàn quốc.

Một phần của tài liệu Tinh hinh trien khai ebanking tại việt nam (Trang 56 - 60)