Tiếp tục cải cách chính sách thuế nhằm điều tiết hợp lý thu nhập.

Một phần của tài liệu Công nghiệp VN trong sự nghiệp CNH - HĐH (Trang 35 - 37)

hiện định hớng XHCN ở Việt Nam

3.2.2. Tiếp tục cải cách chính sách thuế nhằm điều tiết hợp lý thu nhập.

nhập.

Để phát huy vai trò của thuế đối với phân phối và điều tiết thu nhập, cần cải cách hệ thống thuế theo hớng: Một là, hệ thống thuế phải thực hiện đ- ợc các chức năng của nó. Hai là, cơ cấu lại mức huy động của từng sắc thuế, nâng tỷ trọng của thuế trực thu trong tổng số thu vào NSNN. Ba là, từng bớc áp dụng hệ thống thuế thống nhất, giảm thuế suất, thực hiện một thuế xuất chung đối với tất cả các loại đối tợng, trong đó có thuế thu nhập cá nhân và thuế thu nhập doanh nghiệp. Bốn là, thực hiện mở rộng diện chịu thuế đối với cả thuế trực thu và thuế giám thu, đồng thời giảm tới mức thấp nhất các trờng hợp u đãi, miễn giảm thuế. Năm là, tính phức tạp của hệ thống thuế vẫn còn là vấn đề lớn, do đó yêu cầu cấp thiết của cải cách hệ thống thuế là làm đơn giản hoá hệ thống thuế.

Nội dung và giải pháp hoàn thiện một số loại thuế có ảnh hởng mạnh đến điều tiết thu nhập, đảm bảo công bằng xã hội:

- Hoàn thiện thuế thu nhập cá nhân. Thuế thu nhập cá nhân là một

loại thuế trực thu, nó là công cụ của Nhà nớc để điều tiết thu nhập và thực hiện công bằng xã hội. Hiện nay, do chỉ đánh thuế đối với ngời có thu nhập cao, nên loại thuế này mới chiếm tỷ trọng 2% trong tổng số thu về thuế và phí. Trong thời gian tới cần nâng mức động viên của loại thuế này lên 5-10%. Nhà nớc cần ban hành Luật thuế thu nhập cá nhân thay cho Pháp lệnh thuế thu nhập đối với ngời có thu nhập cao. Về đối tợng chịu thuế, mọi cá nhân có thu nhập phát sinh tại Việt Nam đều là đối tợng nộp thuế thu nhập, không phân biệt cá nhân có thu nhập cao hay là thấp, cá nhân kinh doanh hay không kinh doanh. Về đối tợng chịu thuế, cần mở rộng diện chịu thuế, tất cả các khoản thu nhập thờng xuyên và không thờng xuyên đều phải đa vào diện chịu thuế. Về mức khởi điểm chịu thuế, có thể căn cứ vào mức thu nhập quốc dân tính theo đầu ngời, đồng thời xem xét đến hoàn cảnh ngời nộp thuế để có mức khấu trừ gia cảnh một cách hợp lý. Về thuế suất, thuế suất thuế thu nhập cá nhân theo biểu thuế luỹ tiến từng phần và áp dụng thống nhất cho ngơì trong nớc và ngời nớc ngoài.

- Hoàn thiện thuế thu nhập doanh nghiệp. Thuế thu nhập doanh

nghiệp là một loại thuế trực thu. Hiện nay thuế thu nhập doanh nghiệp chiếm khoảng 13-14% tổng số thu về thuế và phí. Trong thời gian tới, tỷ lệ này cần đợc nâng dần lên khoảng 30%. Vì thế, cần xây dựng chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp có tính trung lập, giảm tối đa u đãi về thuế, khắc phục sự bất bình đẳng còn tồn tai trong thuế thu nhập doanh nghiệp hiện nay. Đối t- ợng nộp thuế thu nhập doanh nghiệp bao gồm công ty thờng trú và công ty không thờng trú có phát sinh thu nhập ở Việt Nam. Đối tợng chịu thuế cần bao quát hết các nguồn thu và đợc chia thành thu nhập kinh doanh và thu nhập đầu t. Mức thuế suất điều tiết cụ thể cần đợc giảm dần và cần đợc thu hẹp diện miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp. Nh vậy, thuế thu nhập

doanh nghiệp cũng đợc cải cách theo hớng cắt giảm thuế suất và mở rộng diện chịu thuế. Điều đó cũng phù hợp với xu hớng cải cách thuế thu nhập doanh nghiệp trên thế giới hiện nay.

Hoàn thiện thuế tiêu thụ đặc biệt. Thuế tiêu thụ đặc biệt là một loại

thuế gián thu nhằm mục tiêu điều tiết thu nhập đối với ngời tiêu dùng hàng hoá, dịch vụ đặc biệt, hớng dẫn tiêu dùng. Trong thời gian tới, cần mở rộng đối tợng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt, đa một số loại hàng hoá thuộc danh mục cắt giảm thuế sang chịu thuế tiêu thụ đặc biệt và bổ xung thêm một số hàng hoá, dịch vụ cần điều tiết khác nh mỹ phẩm, đá quý, xe máy...., điều chỉnh thuế suất phù hợp. Điều đó cũng phù hợp với xu hớng thay đổi cấu trúc thuế của các nớc phát triển là giảm dần thuế trực thu và tăng tỷ lệ thuế gián thu.

Việc cải cách hệ thống thuế theo phơng hớng và nội dung nói trên sẽ đảm bảo cho thuế thực hiện đợc các chức năng của nó, đồng thời tăng cờng vai trò của Nhà nớc đối với phân phối thu nhập, góp phần thực hiện công bằng xã hội

Một phần của tài liệu Công nghiệp VN trong sự nghiệp CNH - HĐH (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(42 trang)
w