Quy trình công nghệ và tổ chức sản xuất kinh doanh tại công ty

Một phần của tài liệu Phân tích tài chính công ty TNHH yahoo khóa luận tốt nghiệp (Trang 25)

2.1.3.1. Quy trình công nghệ

Do tính chất của ngành là hàng tiêu dùng hợp vệ sinh, cho nên mức độ tiêu chuẩn chất lượng là hàng đầu, mỗi sản phẩm có một công nghệ riêng nhưng nhìn chung quy trình công nghệ sản xuất kinh doanh của công ty như sau.

Khách hàng đặt hàng

Yêu cầu sản xuất

Xưởng sản xuất

Kiểm tra chất lượng

Nhập kho thành phẩm

Xuất hàng

Kiểm tra hàng xuất

Giao cho khách hàng

Nhập kế toán bán hàng

Thu tiền khách hàng

Sơ đồ 2.1 : QUY TRÌNH CÔNG NGHEÄ

2.1.3.2. Tổ chức sản xuất và kinh doanh tại công ty.

a. Tổ chức sản xuất.

- Trong cơ chế thị trường cạnh tranh hiện nay, tất cả các doanh nghiệp muốn đứng vững trên thị trường thì đồng nghĩa là phải kinh doanh có lãi và luôn xác định mục tiêu hàng đầu là tối đa hoá lợi nhuận. Bởi có lợi nhuận mang lại, công ty mới có thể tích luỹ tái đầu tư và mở rộng sản xuất nhằm đứng vững trên thị trường, từng bước đưa công ty ngày càng phát triển trên quy mô lớn.

- Do vậy cũng như mọi công ty khác khác, công ty TNHH YAHO đã định ra cho mình một phương hướng là muốn công ty ngày càng vững mạnh và phát triển thì điều quan trọng hàng đầu là phải tổ chức sản xuất, phải có một quy trình công nghệ hợp lý, để có thể giảm thiểu được những chi phí không đáng phát sinh, nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng.

- Hiện nay mô hình tổ chức sản xuất công ty được thống nhất trong các phòng ban. Công đoạn trong mô hình sản xuất may hàng quần lót, còn những sản phẩm như khăn giấy, khăn ướt, bông trang điểm… được tổ chức theo lệnh sản

xuất và tuân thủ theo quy trình sản xuất sản phẩm, từ cắt cho đến đóng gói bao bì luôn tuân thủ theo quy trình khép kín.

- Công ty tổ chức sản xuất theo từng phân xưởng, cho tới hiện nay công ty có 5 phân xưởng sản xuất cho tất cả sản phẩm tiêu thụ trong thị trường hiện nay.

- Phân xưởng may. - Phân xưởng khăn ướt.

- Phân xưởng bông trăng điểm. - Phân xưởng khăn giấy.

- Phân xưởng đống gói bao bì. b. Tổ chức kinh doanh tại công ty.

- Vấn đề sống còn ở tất cả các công ty hiện nay là phần tiêu thụ sản phẩm, một công ty thành công hay thất bại tùy thuộc rất nhiều vào bộ phận kinh doanh tiêu thụ sản phẩm. Trước tầm quan trọng đó công ty luôn đề ra cho mình những đường lối kinh doanh hợp lý, nhằm đem lại kết qủa tiêu thụ sản phẩm.

- Công ty tổ chức kinh doanh tiêu thụ luôn được triển khai theo kế hoạch của phòng kế hoạch kinh doanh và phòng kinh doanh đề xuất.

- Hiện nay công tổ chức kinh doanh theo dạng trực tuyến cho các kênh phân phối cụ thể như sau :

- Nhà phân phối. - Hệ thống siêu thị. - Các đại lý tỉnh. - Hệ thống chợ.

- Kinh doanh xuất khẩu.

2.1.4. Sản phẩm và thị trường.

- Sản phẩm công ty từ ngày thành lập đến nay ngày càng được đa dạng, hiện nay sản phẩm công ty được chia theo nhóm với những nhãn hiệu như sau :

- Khăn ướt bàn tiệc gồm :

+Khăn WUNA màu xanh, màu đỏ. + Khăn WUNA bạch ngọc.

- Trong các sản trên bao gồm nhiều kích cỡ, trọng lượng khác nhau như : WUNA super kích thước 20*20 trọng lượng 60 gram, như WUNA 25*25 super

- Khăn ướt BaBy mang nhãn hiệu NUNA bao gồm : + Khăn NUNA hộp.

+ Khăn NUNA gói bổ sung. + Khăn NUNA rút kéo. + Khăn NUNA du lịch.

- Khăn giấy mang nhãn hiệu LET GREEN. + Khăn giấy hộp LET GREEN.

+ Khăn giấy vệ sinh đa năng, khăn giấy bỏ túi LET GREEN.

- Quần lót miễn giặt mang nhãn hiệu BODY MATE, TRAVEL MATE. + Quần lót Cotton.

+ Quần lót TC. + Quần lót PP.

- Bông trang điểm, bông tẩy trang với nhãn hiệu POP PUF, SOF PUF. - Băng vệ sinh SISTER, khăn lau, khăn lông nén …

- Trải qua 6 năm đi vào hoạt động, thị trường sản phẩm của công ty ngày càng được mở rộng, cho tới hiện nay sản phẩm của công ty đã xuất khẩu cho các thị trường như : Đài Loan, Singapore, Nhật Bản, CaNaDa, Pháp, CamBoDia. Còn thị trường trong nước công ty đã phân phối ở cả ba miền Bắc-Trung-Nam…

2.1.5. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý. 2.1.5.1. Sơ đồ tổ chức quản lý. 2.1.5.1. Sơ đồ tổ chức quản lý.

- Công ty tổ chức quản lý theo hướng trực tuyến, Giám Đốc là người trực tiếp quản lý và điều hành sản xuất kinh doanh tại công ty.

- Hiện nay công ty có 7 phòng ban, có quan hệ tương trợ qua lại lẫn nhau và có 3 phân xưởng sản xuất, tất cả được chỉ đạo trực tiếp bởi ban Giám Đốc

Tổng Giám Đốc Giám Đốc Hành Chính Giám Đốc Xưởng Phòng TC Nhân Sự Phòng KHSXK D Phòng TC Kế Toán Phòng XNK Phòng QL Sản Xuất Xưởng

May Khăn ướt Xưởng Xưởng BTĐ Khăn Giấy Xưởng

Sơ đồ 2.2 : TỔ CHỨC QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY

2.1.5.2. Chức năng của các phòng ban.

a. Tổng Giám Đốc công ty.

- Tổng Giám Đốc là người trực tiếp lãnh đạo, điều hành công ty, quyết định các phương hướng kế hoạch dự án sản xuất kinh doanh.

- Quyết định biện phát, phương thức trong sản xuất kinh doanh.

- Quyết định mở rộng cũng như phát triển dài hạn, ngắn hạn của công ty. - Tổ chức xắp xếp các phòng ban, phân xưởng tuỳ theo yêu cầu phát triển. - Quản lý cán bộ công nhân viên theo hợp đồng lao động.

- Quyết định về bổ nhiệm hay bãi miễm các giám đốc, kế toán trưởng, trưởng phòng và các chức danh khác trong công ty theo phân cấp quản lý.

- Quyết định các biện pháp an toàn lao động, bảo vệ an ninh môi trường, an ninh trật tự của công ty.

b. Giám Đốc.

- Giám Đốc là người trợ lý cho Tổng Giám Đốc, được ủy nhiệm hay uỷ quyền một số vấn đề thuộc quyền hạn của Giám Đốc.

- Giúp tổng giám đốc trong việc vạch ra những kế hoạch kinh doanh và quản lý công ty.

- Hiện nay công ty có 2 giám đốc : + Giám Đốc hành chính.

Giúp tổng giám đốc về công tác tài chính, kinh doanh, quản lý các hoạt động nội chính của công ty.

+ Giám Đốc xưởng.

Giúp tổng giám đốc về công tác chỉ đạo sản xuất, điều hành quá trình sản xuất của công ty.

- Các Giám Đốc chịu trách nhiệm trực tiếp với tổng giám đốc về phầm mà phần việc mà mình phụ trách.

c. Phòng tổ chức nhân sự.

Gồm 3 người thực hiện các chức năng sau :

- Phụ trách nhân sự trong công ty, quản lý hồ sơ lý lịch cán bộ công nhân viên, giải quyết các thủ tục về chế độ tuyển dụng, thôi việc, bổ nhiệm, bãi miễn, kỷ luật, khen thưởng và giải quyết các chế độ nghĩ việc.

- Tham mưu cho giám đốc về đề bạt, phân công việc cho các nhân viên, xây dựng kế hoạch, chương trình đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ, thi tay nghề cho cán bộ công nhân viên toàn công ty.

- Quản lý về nhân sự, chấm công, giải quyết các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, chế độ thai sản, ốm đau.

- Quản lý các thủ tục hành chính, kiểm tra duy trì các kỷ luật nội qui lao động của công ty. Thực hiện công tác an toàn lao động, vệ sinh công nghiệp, phòng chống cháy nổ, bảo vệ tài sản chung.

d. Phòng kế hoạch sản xuất kinh doanh.

Gồm có 5 người thực hiện những công việc sau :

- Tham mưu cho Giám Đốc về đường lối và phương hướng phát triển của công ty ở hiện tại cũng như tương lai.

- Tham mưu cho Giám Đốc kí kết các hợp đồng kinh tế, tham gia tổ chức xây dựng phương án sản xuất kinh doanh, nhằm định hướng cho quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty ngày càng hiệu qủa.

- Tham mưu Giám Đốc đưa ra những phương án đầu tư hiệu quả nhất. e. Phòng tài chính kế toán.

Gồm 5 người thực hiện những công việc như sau :

- Thực hiện quản lý các nguồn vốn và các quỹ của công ty, cung cấp kịp thời đầy đủ vốn cho hoạt động kinh doanh.

- Theo dõi sự luân chuyển vốn, phân tích đề ra những biện pháp quay vòng vốn nhanh, có hiệu qủa xử lý nguồn vốn bị chiếm dụng và ứ động.

- Thực hiện công tác nghiệp vụ thanh toán, thu hồi vốn bị nợ ở các đơn vị cá nhân trong quá trình kinh doanh.

- Tổ chức nghiệp vụ kế toán, lập báo cáo quyết toán tổng hợp, lập báo cáo tài chính cuối năm.

- Chấp hành đầy đủ chế kế toán, chế độ thu nộp ngân sách, thực hiện nộp nhanh các khoản phải nộp cho nhà nước.

f. Phòng xuất nhập khẩu.

Gồm 3 người thực hiện các nghiệp vụ sau :

- Thực hiện các nghiệp vụ xuất nhập khẩu cho công ty.

- Trách nhiệm đăng ký kê khai chứng từ nhập khẩu cũng như xuất khẩu. - Thực hiện các kê khai thuế xuất nhập khẩu và làm thủ tục hoàn thuế nhập khẩu.

g. Phòng quản lý sản xuất.

- Tổ chức thực hiện các chỉ đạo của Giám Đốc về vấn đề phân bổ sản xuất. - Triển khai và lên kế hoạch sản xuất cho các phân xưởng.

- Thực hiện và phát hành các đơn hàng sản xuất theo đúng tiến độ khách hàng yêu cầu.

2.1.6. Những thuận lợi và khó khăn của công ty. 2.1.6.1. Thuận lợi. 2.1.6.1. Thuận lợi.

- Công ty được đầu tư từ một công ty mạnh là công ty WeDiSon ở Đài Loan, luôn tạo điều kiện vốn hoạt động cho công ty.

- Luôn được công ty mẹ WeDiSon cung cấp các chuyên gia giỏi về sản xuất cũng như quản lý kinh doanh, tiếp cận những công nghệ mới về quy trình sản xuất.

- Ban lãnh đạo công ty đã định hướng đúng cho các hoạt động kinh doanh trong giai đoạn hiện nay. Công ty có bộ máy điều hành sản xuất cùng với đội ngũ công nhân lành nghề, đã có lòng quyết tâm để đảm bảo chất lượng kỷ thuật, điều này chứng tỏ công ty đủ khả năng để sản xuất những sản phẩm có chất lượng hàng đầu

-Ban giám đốc nắm sâu sát về tình hình sản xuất cũng như kinh doanh của công ty, mạnh dạn đầu tư mua sắm những dây chuyền công nghệ sản xuất

- Đội ngũ cán bộ công nhân viên luôn được cũng cố, bồi dưỡng chuyên môn. Các phòng ban nghiệp vụ công ty thường xuyên được kiểm tra chỉ đạo đôn đốc, giúp tháo gỡ những vướng mắc phát sinh trong công việc một các kịp thời. Tập thể cán bộ công nhân viên có tinh thần đoàn kết, giúp đỡ nhau trong công việc.

2.1.6.2. Khó khăn và phương hướng khắc phục.

- Những năm gần đây do ảnh hưởng của cơ chế thị trường, sản phẩm của công ty luôn có sự cạnh tranh khóc liệt của các đối thủ cạnh tranh trong và ngoài nước. Chính vì vậy việc kinh doanh ngày càng khó khăn. Vì thế công ty luôn thay đổi mẫu mã sản phẩm, chủng loại phù hợp với người tiêu dùng hơn.

- Sản phẩm của công ty là hàng tiêu dùng luôn phải đảm bảo vệ sinh, thay đổi mẫu mã sản phẩm nhằm thích ứng với nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng, vì vậy luôn cập nhật công nghệ mới, trang bị dụng cụ lao động đảm bảo cho sản phẩm, dẫn đến giá thành sản phẩm luôn cao, ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình cạnh tranh. Vì lẽ đó công ty khắc phục với máy móc luôn phải hoạt động với công suất cao.

- Đội ngũ cán bộ công nhân viên tuy phấn đấu tích cực nhưng một số vẫn chưa theo kịp trào lưu phát triển của xã hội, đòi hỏi trình độ quản lý ngày càng cao. Công ty phải khắc phục bằng cách luôn cũng cố và bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn cho cán bộ công nhân viên.

2.1.7. Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty trong những năm gần đây. đây.

- Từ khi thành lập đến nay, công ty TNHH YAHO ngày càng mở rộng năng lực sản xuất kinh doanh, nhanh chống hòa nhập vào thị trường kinh tế thị trường, đã trụ lại trước những khó khăn và từng bước phát triển đi lên.

2.1.7.1. Phạm vi hoạt động kinh doanh.

a. Về kinh doanh nội địa.

- Về mặt kinh doanh nội địa công ty đã hoạt động kinh doanh trên phạm vi toàn quốc, tiêu thụ sản phẩm qua các kênh phân phối lớn như sau :

- Nhà phân phối.

- Hệ thống phân phối siêu thị. - Các đại lý ở các tỉnh thành.

- Kênh trực tiếp thông qua các nhà hàng khách sạn, quán ăn, các shop, chợ cửa hàng ở khắp tỉnh thành.

b. Về kinh doanh xuất khẩu.

- Trong những năm qua công ty không ngừng tìm các đối tác khách hàng nước ngoài tiêu thụ sản phẩm của công, để thương hiệu của sản phẩm ngày càng phát triển rộng rãi ở thị trường ngoài nước, cho đến hiện nay sản phẩm của công ty đã được xuất khẩu qua các thị trường sau : Đài Loan, Pháp, Canada, Nhật, Singapore, Cambodia....

2.1.7.2. Kết qủa hoạt động sản xuất kinh doanh.

Bảng 2.1 : So sánh Doanh thu – Lợi nhuận năm 2007-2008.

ĐVT :VND

Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Chênh lệch (08/07) Chênh lệch (09/08) +/- +/- % % Doanh thu 55.930.070.315 82.300.858.988 151.506.225.785 26.370.788.673 69.205.366.797 84,09 47,15 Lợi nhuận 260.646.560 576.175.601 1.402.291.720 315.529.041 826.116.119 143,38 121,06

- Nhìn vào bảng trên ta thấy : doanh thu của công ty năm 2008 so với năm 2007 tăng 47.15% tương ứng tăng thêm 26,370,788,673 đồng và lợi nhuận của công ty năm 2008 tăng so với năm 2007 là 121.06% tương ứng tăng 315,529,041

- Nhìn vào bảng so sánh trên ta thấy được doanh thu năm 2009 so với năm 2008 của công ty tăng 84,09% tương ứng tăng 69.205.366.797 đồng và lợi nhuận của công ty năm 2009 so với năm 2008 cũng tăng 143,38% tương ứng tăng 826.116.119 đồng. Điều này chứng tỏ tình hình hoạt động kinh doanh của công ty là tốt và có đem lại lợi nhuận cao cho công ty.

Tóm lại : dựa vào hai bảng so sánh trên ta có nhận xét chung là hoạt động kinh doanh của công ty phát triển nhanh doanh thu năm sau tăng gần gấp đôi năm trước (84,09% so với 47,15%) và lợi nhuận cũng tăng dần (tăng từ 121,06% lên 143,36%). Điều này chứng tỏ công ty đang có những định hướng đúng trong hoạt động kinh doanh.

2.1.7.3. Kế hoạch sản xuất kinh doanh của năm 2010.

- Sau đây là một số kế hoạch sản xuất kinh doanh của năm 2010 +Dự kiến doanh thu: 200 tỷ

+ Dự kiến lợi nhuận: 2.1 tỷ + Kế hoạch mở rộng kinh doanh: - Dự kiến mở chi nhánh tại Hà Nội.

- Dự kiến nhập máy mới về sản phẩm băng vệ sinh. - Dự kiến mở rộng nhà xưởng sản xuất.

Phần trên là giới thiệu khái quát về công ty TNHH YAHO, để hiểu rõ hơn tình hình tài chính của công ty ta đi phân tích sâu tài chính thông qua Bảng cân đối kết toán và Bảng kết quả hoạt động kinh doanh của công ty ở phần sau.

2.2. Phân tích tài chính của công ty TNHH YAHO.

- Trước tiên, phân tích tài chính của công ty ta phải đánh giá khái quát tình hình tài chính của công ty thông qua bảng cân đối kế toán và bảng kết quả hoạt động kinh doanh để thấy rõ được sự thay đổi về quy mô và kết cấu của từng khoản mục.

2.2.1. Phân tích khái quát tài chính.

2.2.1.1. Phân tích bảng cân đối kế toán.

Một phần của tài liệu Phân tích tài chính công ty TNHH yahoo khóa luận tốt nghiệp (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)