Tăng vốn điều lệ

Một phần của tài liệu Phân tích cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng việt nam (Trang 79 - 82)

Trong quá trình hoạt động của ngân hàng, việc tăng vốn tự có là điều quan trọng cần quan tâm. Bởi vì, đó là yếu tố quyết định sức mạnh tài chính của ngân hàng, là yếu tố tạo nên sức mạnh và khả năng cạnh tranh của ngân hàng. Vốn điều lệđược xem là chiếc “đệm” để đối phó có hiệu quả với các cú sốc từ bên ngoài, bảo

đảm một sự an toàn trong kinh doanh ngân hàng. Nếu vốn điều lệ quá thấp sẽ khiến các NHTM hoạt động luôn bị bất cập, bởi vì sẽ hạn chế trong mở rộng thị phần cho vay và huy động vốn, sẽ bị hạn chế trong mở các chi nhánh, phòng giao dịch và do vậy sẽ khó có cơ hội ngày càng tiến gần hơn đến các khách hàng mục tiêu và trên tất cả thì điều này đồng nghĩa với một sự thua kém, bất lợi về khả năng cạnh tranh.

Ngoài ra, vốn điều lệ tăng sẽ góp phần hiện đại hóa công nghệ, mở rộng mạng lưới, nâng cao năng lực tài chính,... và thực hiện nhiều chiến lược khác. Chúng ta nhận thấy rằng mặc dù 8 NHTM được khảo sát là 8 NHTM lớn nhất của Việt Nam nhưng vốn điều lệ và tổng tài sản của các NHTM đó vẫn thấp xa so với vốn điều lệ bình quân và tổng tài sản bình quân của các NHTM thuộc các nước trên thế giới.

Bảng 3.2 Quy mô bình quân của các ngân hàng năm 2008

ĐVT: triu USD

Ch tiêu Úc Trung

Quc n Độ Malaysia Philippines Singapore

Thái Lan Vit Nam Tổng tài sản 187.140 292.112 26.144 28.771 5.429 144.121 21.381 10.093 Vốn điều lệ 10.421 18.504 1.705 2.201 628 13.525 1.986 422

Ngun: Jaccar và báo cáo tài chính ca các NHTM Vit Nam

Chúng ta nhận thấy vốn điều lệ và tổng tài sản của top 8 NHTM lớn nhất Việt Nam vẫn còn thấp hơn rất nhiều so với các nước khu vực, ngoài trừ chỉ tiêu tổng tài sản khi so sánh với Philippines. Vì thế, hệ thống ngân hàng Việt Nam cần phải được bổ sung một lượng vốn rất lớn từ chính phủ, thị trường và các nhà đầu tư

nước ngoài có thể cạnh tranh được với các ngân hàng thương mại của các nước. Các biện pháp mà các NHTM có thể áp dụng để tăng vốn:

- Một là, tăng vốn ngân sách nhà nước cấp, biện pháp này chỉ thích hợp cho các NHTMQD.

- Hai là, trong giai đoạn hiện nay, biện pháp thích hợp và hữu hiệu nhất để

tăng vốn là đa dạng hóa phương thức chào bán như: tìm kiếm đối tác chiến lược trong nước, đối tác nước ngoài, các tổ chức kinh tế khác,….

Mặc dù thị trường tài chính thế giới đang biến động mạnh, nhưng tiềm năng phát triển dịch vụ ngân hàng của Việt Nam vẫn có sức hút với các ngân hàng ngoại. Các ngân hàng ở Châu Á như Nhật, Trung Quốc, Singapore,… ít chịu tác

động từ khủng hoảng tín dụng Mỹ có thể thâm nhập sang các quốc gia khác thông qua cách thức đầu tư chiến lược với mức giá ưu đãi hơn so với thời kỳ kinh tế tăng trưởng mạnh.

Các NHTM cần nhanh chóng tìm đối tác là NHNNg thích hợp để chào bán cổ phần nhằm tăng vốn điều lệ. Việc cho phép các nhà đầu tư nước ngoài mua cổ

phần của các ngân hàng thương mại trong nước (tối đa 30%) cũng góp phần tăng nhanh vốn điều lệ của các NHTMCP Việt Nam. Sự tham gia của các NHNNg với tư

cách là cổđông sẽ góp phần giúp tăng cường nhiều mặt hoạt động của các NHTM,

đặc biệt là trong lĩnh vực quản trị, điều hành.

- Ba là, tăng vốn thông qua phát hành cổ phiếu ra công chúng, phải được Ủy ban Chứng khoán phê duyệt kế hoạch. Với tình hình thị trường chứng khoán những tháng cuối năm 2008 và đầu 2009 đang biến động theo chiều hướng giảm, nhà đầu tư không còn quan tâm nhiều đến cổ phiếu ngành này, khiến quá trình phát hành cổ

phiếu tăng vốn điều lệ của một số ngân hàng, đặc biệt là NHTMCP nhỏ gặp nhiều khó khăn thì đến giữa năm 2009, thị trường chứng khoán có chiều hướng tăng và sôi

động, giá cổ phiếu của các NHTM tăng mạnh, các NHTM có thể áp dụng tăng vốn theo phương thức này để có thể hoàn thành kế hoạch tăng vốn lên 3.000 tỷ VND theo lộ trình năm 2010 của Chính phủ.

Bảng 3.3 Biến động giá cổ phiếu của một số ngân hàng giữa năm 2009

19/05/2009 18/06/2009 T l thay đổi MSB 14.000 18.500 32,14% SCB 11.000 23.600 114,55% Vietinbank 23.000 39.300 70,87% EAB 18.200 29.000 59,34% PNB 10.500 15.000 42,86% EIB 18.300 28.700 56,83% SGB 10.000 20.000 100,00% TCB 31.000 48.000 54,84% HBB 12.000 16.500 37,50% VIB 14.000 19.000 35,71% VCB 50.000 45.000 -10,00% VPB 12.000 17.000 41,67%

Chỉ tính riêng trong vòng 10 phiên giao dịch từ ngày 15 đến ngày 18/6/2009, giá cổ phiếu của STB đã tăng xấp xỉ 20%, cổ phiếu của ACB cũng tăng hơn 5,5%.

Cổ phiếu của Ngân hang Hàng Hải, Ngân hàng Sài Gòn, Ngân hàng Phương

Đông,... trên thị trường OTC trước đây đã giảm giá khá mạnh (xuống dưới cả 10 nghìn đồng/cp) cũng đã tăng mạnh về giá.

- Bốn là, các NHTM có thể sử dụng nguồn vốn thặng dư và lợi nhuận để lại

để tăng vốn. Về bản chất sẽ không làm thay đổi quy mô nguồn vốn chủ sở hữu, nhưng làm tăng số lượng cổ phiếu đang lưu hành và pha loãng chỉ số thu nhập trên mỗi cổ phiếu (EPS). Thị trường hiện nay khá nhạy cảm với những thông tin tăng cung như vậy. Tuy nhiên, sử dụng cách thức này, các NHTM sẽ không phải phụ

thuộc vào thị trường vốn và cũng không tốn kém chi phí.

Dùng biện pháp này để tăng vốn, các NHTM cần xác định tỷ lệ lợi nhuận để

lại ổn định qua các năm và phù hợp với tốc độ tăng trưởng tài sản có. Bởi vì, nếu lợi nhuận để lại ít quá, dẫn đến tình trạng tăng vốn chậm, làm giảm khả năng sinh lời; nếu lợi nhuận để lại nhiều quá sẽ làm giảm thu nhập của cổ đông. Tỷ lệ này thích hợp sẽ thể hiện sự phát triển ổn định của ngân hàng và được sự đồng thuận của các cổđông về chính sách cổ tức.

- Năm là, các NHTM có thể phát hành trái phiếu chuyển đổi đi cùng với quyền chọn. Như vậy sẽđảm bảo cho nhà đầu tư khoản thu nhập tương đối ổn định trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam và thế giới còn nhiều biến động.

Tóm lại, việc tăng vốn là hết sức cần thiết, nhưng không phải là yếu tố quyết

định sự thành bại của các ngân hàng. Cho nên, các NHTM cần chuẩn bị tốt hơn về

tính hấp dẫn của đợt tăng vốn bằng kế hoạch sử dụng vốn thiết thực hiệu quả, quan hệ cổ đông minh bạch, đầy đủ, đối với các NHTM chưa được niêm yết có thể gắn với lộ trình niêm yết cụ thể để tăng tính thanh khoản cho cổ phiếu phát hành thêm.

Đồng thời, lựa chọn giải pháp thích hợp để tăng vốn trong từng thời kỳ, nhằm đảm bảo được sức mạnh tài chính và năng lực cạnh tranh của ngân hàng.

Một phần của tài liệu Phân tích cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng việt nam (Trang 79 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)