Mô hình điểm số tín dụng cá nhân của FICO

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hệ thống xấp hạng tín dụng cá nhân của ngân hàng TMCP á châu luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 32 - 34)

Điểm số tín dụng ( Credit score) cá nhân là một phương tiện kiểm soát tín dụng được gán cho mỗi cá nhân tại một số nước phát triển giúp tổ chức tín dụng ước

lượng mức rủi ro khi cho vay. Điểm tín dụng càng thấp thì mức rủi ro của nhà

cho vay càng cao. Fair Isaac Corp đã xây dựng mô hình điểm số tín dụng FICO

thấp nhất là 300 và cao nhất là 850 áp dụng cho cá nhân dựa vào tỷ trọng của 5

chỉ số phân tích được trình bày trong Bảng 1.03

Bảng 1.03: Tỷ trọng các tiêu chí đánh giá trong mô hình điểm số tín dụng

FICO

Tỷ trọng Tiêu chí đánh giá

35% Lịch sử trả nợ ( payment history): Thời gian trễ hạn càng dài và số tiền trễ hạn càng cao thì điểm số tín dụng càng thấp

30%

Dư nợ tại các tổ chức tín dụng (Amount owed): Nợ quá nhiều so

với mức cho phép đặc biệt là đối với thẻ tín dụng sẽ làm giảm điểm

số tín dụng.

15% Độ dài của lịch sử tín dụng ( Length of credit history): Thông tin càng nhiều năm càng đáng tin và điểm số tín dụng sẽ càng cao.

10% Số lần vay nợ mới ( new credit): Vay nợ thường xuyên bị xem là dấu hiệu có khó khăn về tài chính nên điểm số tín dụng càng thấp

10% Các loại tín dụng được sử dụng ( Types of credit used): Các loại nợ khác nhau sẽ được tính điểm số tín dụng khác nhau.

Nguồn http://en.wikipedia.org

Mô hình điểm số tín dụng FICO được áp dụng rộng rãi ở Mỹ do các thông tin liên quan đến tình trạng tín dụng của mọi người có thể được ngân hàng rà soát dễ

dàng qua các công ty dữ liệu tín dụng (Credit reporting companies). Công ty dữ

phân tích và cho điểm đối với từng người. Theo mô hình điểm số tín dụng của

FICO thì người có điểm số tín dụng ở mức 700 được xem là tốt, đối với cá nhân có điểm số tín dụng thấp hơn 620 sẽ có thể bị ngân hàng e ngại khi xét cho vay.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hệ thống xấp hạng tín dụng cá nhân của ngân hàng TMCP á châu luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 32 - 34)