Ngôn từ nghệ thuật

Một phần của tài liệu Vấn đề tình dục trong truyện kiều của nguyễn du (Trang 85 - 86)

7. Cấu trúc của luận văn

3.2.1. Ngôn từ nghệ thuật

Về mặt nghệ thuật, hầu nh ở phơng diện nào Nguyễn Du cũng đều có đóng góp to lớn có ý nghĩa thời đại. Riêng về phơng diện ngôn từ nghệ thuật Nguyễn Du từng đợc mệnh danh là: “nhà nghệ sĩ lớn về ngôn từ và dễ thờng ông là nhà nghệ sĩ bậc thầy về ngôn từ trong văn học trung đại Việt Nam” [51, 305].

Nghiên cứu vấn đề tình dục trong Truyện Kiều của Nguyễn Du chúng tôi cũng góp phần lý giải sức mạnh của ngôn từ nghệ thuật trong Truyện Kiều. Bởi vì, chúng ta thấy rằng đề cập đến vấn đề tình dục là chuyện rất khó nói. Mà viết về nó trong thời kỳ phong kiến là điều hết sức tối kỵ. Việc Nguyễn Du chọn tác phẩm Kim Vân Kiều truyện - một tác phẩm đợc xem là cuốn “dâm th” trong văn học Trung Quốc để sáng tạo nên Truyện Kiều là một việc làm hết sức táo bạo. Cho nên trong Truyện Kiều, mỗi khi buộc phải đề cập, hay thể hiện những chuyện ái ân, chuyện quan hệ nam nữ, … Nguyễn Du lại tìm cách nói giảm, nói tránh hết sức tài tình, nhằm tránh sự lộ liễu, phản mĩ cảm. Khi miêu tả những vấn đề tế nhị đó, tác giả thờng sử dụng hết sức chính xác các từ ngữ đợc vận dụng, đó có thể là từ nghề nghiệp, từ lóng, từ thông tục, các từ ngữ có giá trị biểu trng, thành ngữ, tục ngữ, điển cố...

Nh, cách Nguyễn Du sử dụng từ nghề nghiệp trong câu thơ: “Nớc vỏ lựu máu mào gà, Mợn màu chiêu tập lại là còn nguyên. Đó là cách mà anh chàng họ Mã sử dụng nhằm ngụy tạo sự trinh tiết cho ngời con gái.

Hay trong câu thơ:“Vành ngoài bảy chữ, vành trong tám nghề” thì “bảy chữ, tám nghề ” ở đây là từ nghề nghiệp. Đó là những mánh khoé, thủ thuật; mà nói khác đi đây là nghệ thuật tiếp khách để đạt đợc khoái cảm trong hoạt động tình dục mà Tú Bà muốn Kiều thuộc lòng để áp dụng trong lầu xanh

nhằm làm sao cho khách làng chơi mê mẩn mà đổ hết tiền bạc, tiêu hết cơ nghiệp vào trò chơi hơng phấn, mà Tú Bà là ngời thủ lợi.

Nguyễn Du sử dụng những điển cố khi miêu tả chuyện quan hệ nam nữ:

Dập dìu, lá gió cành chim

Sớm đa Tống Ngọc tối tìm Tràng Khanh.

(Lá gió cành chim đợc Nguyễn Du lấy ý từ hai câu thơ của nàng Tiết Đào, còn Tống Ngọc, Tràng Khanh ở đây là chỉ những ngời ăn chơi phong lu, đa tình và ham thú trăng hoa).

Mặc ngời ma Sở mây Tần…

(Ma Sở, tức là tích vua nớc Sở mộng thấy ân ái với nữ thần núi Vu Sơn, chỉ việc dâm dục. Từ mây Tần không có điển nh ma Sở, tác giả ghép vào cho đối, để diễn ý “mây ma”).

Nguyễn Du sử dụng từ lóng trong đoạn Tú Bà xỉa xói Mã Giám Sinh và mắng nhiếc Thuý Kiều lúc mới về đến Lâm Tri:

…Này này sự đã quả nhiên, Thôi đà cớp sống chồng min đi rôi !

………. Cớ sao chịu tốt một bề,

Gái tơ mà đã ngứa nghề sớm sao !...

Những từ nh: “tần mần, bài bây, chịu tốt, màu hồ, ngứa nghề…” trong câu nói của Tú Bà là những từ lóng, nó thờng đợc sử dụng ở một số tầng lớp ngời, nh bọn trùm lầu xanh…

Một phần của tài liệu Vấn đề tình dục trong truyện kiều của nguyễn du (Trang 85 - 86)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(105 trang)
w