Phong tục tập quán dân tộc Thái Đen Nh Thanh

Một phần của tài liệu Tìm hiểu văn hoá truyền thống của dân tộc thái đen ở huyện như thanh thanh hoá (Trang 36)

2.3.2.1. Khái niệm "phong tục tập quán"

Phong tục tập quán là những thói quen, lối sống đợc hình thành trong

cuộc sống của cá nhân, gia đình và cộng đồng xã hội. Phong tục là những tập quán đợc hình thành bền vững, đợc nâng lên thành quy định, quy ớc lẽ sống, đ- ợc chắt lọc, đúc kết trong cuộc sống mà thành.

Phong tục tập quán tạo ra sự thống nhất trong một cộng đồng, là trung

gian hòa giải, là cán cân công lý trong quan hệ xã hội truyền thống, là cơ sở cho việc giáo dục, rèn luyện con ngời.

Phong tục tập quán là một quá trình xã hội hóa, làm thỏa mãn đời sống

tâm linh, hài hòa con ngời với xã hội, giữa con ngời với tự nhiên, cân bằng trạng thái tâm lý tình cảm trớc những hiện tợng tự nhiên và xã hội.

Phong tục tập quán còn là sự vun đắp tình nghĩa giữa con ngời với gia

đình, với làng xóm, quê hơng, với dân tộc.

Các phong tục tập quán văn minh, hữu ích gọi là thuần phong mĩ tục. Các

phong tục tập quán lỗi thời lạc hậu gọi là hủ tục (chặt phá rừng, mai táng, tảo hôn, coi thờng phụ nữ, mê tín...).

2.3.2.2. Phong tục cới hỏi

Cũng nh ngời Kinh, lễ cới của dân tộc Thái Đen Nh Thanh cũng có các

giai đoạn: tìm hiểu, dạm ngõ, nạp tài, cới. Nhng cách thức tổ chức, tiến hành có nhiều điểm khác so với ngời Kinh. Dới đây là một đám cới theo phong tục cổ truyền của ngời Thái Đen ở Nh Thanh.

*Bớc 1:Tìm hiểu

Trai gái dân tộc Thái Đen Nh Thanh có quyền tự do chọn bạn đời, hò hẹn

và yêu nhau, khi đến độ chín muồi ngời con trai bảo với cha mẹ chuẩn bị đi hỏi vợ cho mình.

*Bớc 2: Dạm hỏi

Sau khi chọn đợc ngày lành tháng tốt, nhà trai tiến hành lễ dạm hỏi, ngời đợc nhà trai cử đi làm lễ phải là ngời khéo ăn nói, tinh thông tục lệ, gia đình hạnh phúc, đợc nhiều ngời tín nhiệm. Lễ dạm hỏi đợc tiến hành 3 lần.

- Lần 1: Lễ vật gồm có: 20 bánh chng nhỏ, 2 chai rợu, 2 đĩa trầu cau. Nội dung : nhà trai đến đặt vấn đề với nhà gái cho hai con tìm hiểu nhau

- Lần 2: Lễ vật tăng gấp đôi so với lần một: 40 bánh chng nhỏ, 4 chai r- ợu, 4 đĩa trầu cau (ở ngời Thái Đen Sơn La trong lần ăn hỏi thứ hai số lợng ngời đại diện tăng gấp đôi nhất thiết phải có một đôi trai, gái. Lễ vật ngoài hoa quả, nhất thiết phải có một đôi gà một mái, một trống).

- Lần 3: Lễ vật là 60 chiếc bánh, 6 đĩa trầu cau và 6 chai rợu (ở ngời Thái

Sơn La trong lần ăn hỏi thứ ba mức độ và quy mô đều đợc tăng lên. Đoàn “sứ giả” có bổ sung, chọn thêm ngời khéo nói, lễ vật nhất thiết phải có một đôi gà, một con lợn nhỏ khoảng 20 đến 30 kg và một ít rợu. Việc nấu nớng làm cơm hoàn toàn do nhà trai đảm nhận, chủ trì tại nhà gái).

Nh vậy nhà trai phải hỏi ý kiến của nhà gái 3 lần với lễ vật là 120 chiếc bánh, 12 chai rợu, 12 đĩa trầu cau. Nếu nhà gái đồng ý sẽ quyết định thời gian, cách thức tổ chức đám cới.

* Bớc 3: Lễ xin ra mắt

Đoàn nhà trai cũng cử một ông mối đóng vai trò cầu nối giữa hai họ trai

gái để tổ chức buỗi lễ này. Lễ vật gồm có 4 – 5 chai rợu, trầu cau và một con lợn khoảng 30 – 40 kg để làm lễ. Đầu tiên đặt mâm để ông mối đọc bài cúng tổ tiên, sau đó đến lợt chàng rể bng đĩa trầu mời gia đình nhà gái để mọi ngời biết mặt. Khi lễ ra mắt kết thúc, họ nhà trai đón dâu lại thăm nhà, ý nói: cô gái từ đây xem việc nhà trai cũng nh việc gia đình mình và ngợc lại chàng rể cũng phải coi nhà gái nh nhà của mình.

Mỗi tháng một lần, chàng rể phải đến nhà gái giúp 3 ngày. Mỗi lần đến

mang theo chút lễ vật gồm 1 chai rợu, 20 chiếc bánh, trầu cau để làm quà. Lệ này kết thúc khi tiến hành lễ cới chính thức.

*Bớc 4: Tổ chức một đám cới

Để tổ chức một đám cới, gia đình hai bên cùng với ông mối chọn ngày (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

lành tháng tốt. Trớc lễ cới một ngày nhà trai đến “nạp tài” nh ở ngời Kinh. Lễ vật do nhà gái yêu cầu (thách cới), thông thờng là 3 nén bạc, 100 bánh chng

nhỏ, vài chai rợu, một con lợn 30 – 40 kg và một vòng tay bạc cho mẹ vợ để cám ơn công nuôi dỡng .

Lễ cới đợc bắt đầu khi họ nhà trai đến rớc dâu, số ngời không hạn chế,

thờng đi thành các cặp. Những ngời này phải là những ngời có gia đình hạnh phúc (theo quan niệm của ngời Thái Đen ở đây thì số chẵn biểu trng cho sự đầy đặn, trọn vẹn). Nhà trai phải đến trớc một hôm, mang theo lợn, gà... để sáng hôm sau làm bữa cơm cúng tổ tiên và mời gia đình họ gái. Trớc khi đa dâu, nhà gái làm lễ cúng tơ hồng cho đôi vợ chồng trẻ. Bên nhà gái khi đa dâu về, trừ nàng dâu, số ngời đi cũng phải là số chẵn. T trang của nàng dâu phải do nhà trai gánh về, không đợc mợn nhà gái. Đồ mà nàng dâu mang theo thờng là đệm, chăn, gối... ngoài dùng cho vợ chồng còn để biếu bố mẹ chồng, ông bà, anh chị... để tỏ tấm lòng hiếu thảo.

Trớc khi đa dâu, ông mối và chàng rể nói lên những lời ca tụng công ơn bố mẹ vợ đã sinh thành và nuôi dỡng ngời con gái nên ngời để làm dâu nhà mình và sẽ tạo ra dòng giống cho dòng họ mình sau này. Còn chàng rể thì tự tay mình đeo cho mẹ một vòng bạc, biếu mẹ vợ một vò rợu, đĩa trầu với hàm nghĩa biết ơn. Sau đó 2 vợ chồng vái lạy cha mẹ vợ, nâng chén rợu, đĩa trầu mời mọi ngời và mọi ngời mừng hạnh phúc của đôi vợ chồng trẻ bằng tiền cho vào một cái đĩa chung.

Trên đờng đa dâu về, đến đầu bản của mình, nhà trai phải qua lễ mở cửa

bản gồm một chai rợu, một cơi trầu với hàm ý báo cáo rằng từ nay ngời con gái sẽ thành ngời của bản.

Về đến nhà, chàng rể phải nắm tay nàng dâu đi lên cầu thang, chàng rể đi

phía ngoài, nàng dâu đi phía trong, sau chú rể một chút. Lên đến cầu thang nhà sàn, bà mối múc nớc trong cái sanh đồng rửa chân cho hai ngời, trong sanh phải có nén bạc hay hào bạc, chàng rể rửa chân phải, cô dâu rửa chân trái.

Khi qua nhà sàn rồi, chàng rể ngồi phía ngoài, nàng dâu ngồi phía

trong, ông mối đặt mâm cơm, trong mâm cơm ngoài xôi, thịt gà, phải có hai qủa trứng gà luộc, hai cây mía còn cả ngọn, hai bát cơm, hai đôi đũa, một vò rợu nhỏ với hai cái cần. Sau khi đốt cháy hai cây nến sáp bằng nhau (một của chàng

rể và một của cô dâu) ông mối làm lễ rồi tuyên bố cho mọi ngời cùng ăn, cung uống rợu cần. Chàng rể chủ động mời cô dâu: cơm, canh, rợu, thịt... cô dâu mời chú rể: cơm, rợu, thịt, trầu, nớc. Mâm cơm này gọi là mâm cơm rợu chung tình vợ chồng. Tiếp theo bà mối đeo trằm vào tai và búi tóc ngợc cho nàng dâu. Lúc này nàng dâu phải ngôi cạnh cột chính “sâu hoọng” tay vịn cột chính của nhà, có hàm ý báo cáo với ma nhà rằng: từ nay ta là ngời gia đình này.

Xong đâu đó, hai họ bắt đầu ăn uống vui vẻ. ăn xong, họ nhà gái ngồi

tại chỗ, nàng dâu bng mâm trầu ra chào, ai có gì thì cho. Cuối lễ cới, hai họ cùng nhau uống rợu cần, trong khi uống có đánh chiêng, đánh cồng và hát đối đáp theo những làn điệu dân tộc. Đây là lúc vui vẻ, hồ hởi nhất.

Ngày hôm sau, đôi tân hôn phải đến nhà ông mối làm lễ trả ơn. Lễ này thờng có một mâm xôi, một vò rợu và trầu cau. Nhà nào giàu phải có thêm một nệm, một chiếc khăn và một chiếc gối. Và cũng nh ở miền xuôi, ngày hôm đó dâu, rể mang đôi gà, ít xôi, cùng với trầu, rợu, dắt nhau về thăm bố mẹ vợ và cúng ma nhà. Từ nghi lễ tổ chức cới đợc quy định khá chặt chẽ và hợp lý, mang ý nghĩa gắn bó đôi vợ chồng trẻ và hai bên thông gia để mở đầu một cuộc sống tốt đẹp, thuận hòa. Điều đó chứng tỏ tính tổ chức và văn hóa cao của xã hội ng- ời Thái Đen ở Nh Thanh. Ngày nay, tập tục ấy cần phát huy mặt tốt đẹp và gạt bỏ những hủ tục mê tín dị đoan để hòa mình vào cuộc sống văn minh.

(Ghi theo lời kể của ông Hà Văn Liệu, thôn Thanh Chung - xã Thanh Kì - huyện Nh Thanh).

2.3.2.3. Tang ma

Theo nghĩa triết tự “tang là cây dâu, nơng dâu, ngời ta thờng nói cuộc

bể dâu để chỉ về sự biến đổi tang thơng, là sự tiêu đi, mất đi, tiêu ma. Tang ma chỉ sự mất đi, biến đổi tang thơng của đời ngời” [3; 159].

Tang ma của ngời Việt theo tục thổ táng với quan niệm của Nho giáo:

“tử tất quy thổ”. Dân tộc Thái Đen ở Nh Thanh cũng tiến hành nh vậy nhng nghi lễ và quan niệm khác ngời Việt.

Khi trong nhà có ngời chết, chủ nhà đánh trống chiêng để báo cho mọi ngời trong bản biết rằng nhà tôi có ngời chết, mọi ngời trong bản sẽ đến giúp việc tang ma.

Trớc khi nhập quan, thi thể ngời chết đợc lau rửa bằng nớc lá thơm và

thay quần áo mới. Cách đặt quan tài tùy theo từng họ, Họ Lơng đặt quan tài dọc theo xà nhà, họ Hà để ngang theo xà nhà. Để tiến hành nghi lễ đối với ngời chết, nhà có tang phải đi mời thầy mo, nhng không phải là mời bình thờng mà phải có lễ bao gồm một ít trầu cau và ba lạng bạc.

Trớc khi thầy mo lên nhà tiến hành các nghi lễ, chủ nhà phải chuẩn bị

một chậu nớc ngay trớc cầu thang và một ống nứa đẽo vạt để ông mo đựng nớc rửa chân. Đồ chuẩn bị cúng tế gồm có một bát gạo, trên đó để một quả trứng nằm ngang, một vuông vải trắng để đặt bát gạo, đặt bốn đến năm thanh tre mỏng trên tấm vải. Sau đó lấy than đem gạch ngang thay cho tiền ma và một vòng bạc cho thầy mo đeo vào tay khi cúng. Chiếu của thầy mo ngồi cúng phải đợc dựng lên trên vách trớc, sau khi “ếm” xong mo tự trải chiếu. Khi đó mọi ngời mới đợc chào hỏi ông, trớc đó mọi ngời không đợc chào hỏi ông mo.

Nhà có ngời chết phải mổ lợn, làm bữacơm cúng buổi tối gọi là "puúng pau". Họ hàng, chòm xóm nghe tin, mang lễ đến cúng. Để đáp lại tấm lòng chân thành đó, chủ nhà cám ơn bằng cách chắp hai tay lễ bái.

Ngời sống đem hết đồ của ngời chết khi đang sống hay dùng để cho thầy

mo cúng. Khi gọi hồn ngời chết trở về, ông mo lắc chuông. Ngời Thái Đen Nh Thanh quan niệm khi ngời chết linh hồn hoảng hốt, phiêu diêu bay đi nên phải gọi hồn về để cho con cháu làm thủ tục cúng lễ, có nh vậy linh hồn mới có thể lên trời đợc.

Trong quá trình cúng tế, ông mo kể lại cuộc đời ngời chết, từ khi bố mẹ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

của ngời chết đang ở giai đoạn tìm hiểu nhau, sau đó cới nhau và sinh ra ngời đã quá cố...cho đến khi ngời đó chết. Ông mo kể về những việc tốt mà ngời quá cố đã làm cho gia đình, cho cộng đồng với hàm ý sự ra đi của ngời chết khiến cho gia đình và mọi ngời vô cùng thơng tiếc.

Theo phong tục truyền thống của ngời Thái Đen Nh Thanh, khi trong nhà có ngời chết, ngời nhà lấy vải màn trắng may thành mũ ba góc đội lên đầu. Nếu nh chẳng may bố, mẹ qua đời thì mọi ngời trong họ tộc nhuộm áo tang màu chàm, nếu là anh, chị chết thì mặc áo tang màu trắng.

Các nghi lễ thờ cúng, cầu hồn đợc tiến hành suốt đêm. Đến sáng hôm sau, trớc khi đa ma, chủ nhà làm mâm cơm để báo hiếu cho ngời chết. Khi đa tang, con cháu trong họ tộc xếp thành một hàng cho quan tài khiêng qua. Trên quan tài có cắm những cây nến ở đầu và cuối tùy theo số lợng con trai trong nhà. Con dâu cả ngồi trớc, tiếp đến là con dâu thứ, sau đó mới đến con trai cả, con trai thứ... Cứ nh vậy làm ba lợt, đến lần thứ ba, những ngời con trai đứng dậy, vịn quan tài và đi lùi cho dến khi ra tới nghĩa địa. Đi đờng trớc có trống, kèn, nhng đặc biệt là không có cờ nh trong đám tang của ngời Kinh. Đồ tùy táng thờng là quần áo mới, nhà nào có thì cho vòng tay và một đồng bạc hoa xòe vào trong miệng .

Mọi ngời trong họ tộc, làng bản đều tiễn đa ngời chết ra nghĩa địa, nhng

riêng ông mo không theo ra nghĩa địa. Ngời trong họ, sau khi tiễn đa về họ tháo mũ ba góc ra và móc vào các cành cây bên đờng chứ không mang về nhà.

Sau khi đa tang về, ngời Thái Đen Nh Thanh làm lễ để tang. Những ngời trong họ tộc phải cắt một ít tóc, sau đó buộc khăn tang. Một năm sau, nhà có ngời chết mời mọi ngời trong họ tộc đến làm lễ cúng hết tang rất tơm tất (cơm xôi gà, lợn, rợu cần...). Trong thời gian để tang, mọi ngời trong họ tộc không đ- ợc phép xây dựng gia đình, làm nhà, không đánh trống chiêng, uống rợu cần...

Ngời Thái Đen ở Nh Thanh cũng cúng ba ngày nh ngời Việt. Ngời chết

đợc ba ngày thì cúng tam tiêu, con số ba gồm một âm, một dơng, cúng để cho âm dơng biến hóa tiêu trớng. Sau ba ngày mai táng, con dâu ra mộ mời ông bà về giờng thờ để cho con cháu phúng viếng và xem con cháu làm ăn. Và sau cúng ba ngày thì không cúng bái giỗ chạp nữa, đây là một đặc điểm khác với ngời Việt, ngời Việt cúng liên tục bốn chín ngày, sau đó vào ngày mất hàng năm đều tiến hành cúng giỗ.

Trong gia đình ngời Thái Đen Nh Thanh, nếu có nhiều ngời chết thì cùng dùng một bàn thờ, một bát hơng, trừ những nhà có bà cô thì thêm một bàn thờ, một bát hơng ở đốc nhà. Ngời Thái Đen ở đây chỉ cúng tổ tiên, những ngời đã mất vào dịp Tết Nguyên Đán. Gần đây, do chịu ảnh hởng của ngời Kinh, một số gia đình ngời Thái Đen Nh Thanh cũng tiến hành cúng giỗ và bốc mộ.

Đám hiếu của ngời Thái Đen Nh Thanh cũng nh nhiều dân tộc thiểu số

khác ở Việt Nam rất tốn kém. Chẳng thế mà ngày xa ngời Thái Đen ở đây có câu: “ma ăn hơi ngời ăn cái”, “tiếng gửi trời, ngời túng bấn”. Muốn cải tạo đợc văn hóa tang lễ, để tang lễ không phải là một gánh nặng thì cốt lõi phải làm thay đổi đợc quan niệm về vũ trụ luận nhân sinh. Muốn làm đợc điều đó phải đầu t cho khoa học đồng thời tích cực tuyên truyền đời sống văn hóa mới vào trong đông đảo đồng bào các dân tộc để họ thấy đó là một hủ tục cần phải bãi bỏ nhng vẫn tỏ lòng tôn kính với những ngời đã mất.

(Ghi theo lời kể của ông Hà Văn Liệu, ông Hà Công Nhân, thôn Thanh Chung xã Thanh Kì huyện Nh– – Thanh).

2.3.2.4. Phong tục đối với trẻ sơ sinh

Truyền thuyết kể rằng: Vía của con ngời ở trên trời do nhà Then cai quản. Vía ở trên trời lâu ngày thấy buồn chán mới ngó xuống trần gian thấy gái đẹp đi gội đầu tắm suối liền ớc ao đợc xuống trần để thành ngời. Vía liền tâu với ông Then, Then ng lòng cho Vía xuống. Sau đó Vía xuống trần rồi nhẹ chân bớc tới chỗ ngủ của cô gái và xin đợc vào ở trong bụng của nàng.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu văn hoá truyền thống của dân tộc thái đen ở huyện như thanh thanh hoá (Trang 36)