MỐI QUAN HỆ GIỮA THÀNH PHẦN LOÀI, SỐ LƯỢNG TẾ BÀO

Một phần của tài liệu Thành phần loài vi tảo ở sông con thuộc khu vực vườn quốc gia phong nha kẻ bàng quảng bình (Trang 57 - 98)

TẢO VỚI CÁC YẾU TỐ SINH THÁI

Sự tồn tại và phát triển của vi tảo không tách khỏi các yếu tố môi trường sống của nó. Trong môi trường nước thì thành phần loài, sự phân bố và biến động về mặt định tính cũng như định lượng của chúng chịu tác động tổ hợp của nhiều yếu tố, trong đó quan trọng nhất là ánh sáng, nhiệt độ, sự xáo trộn cột nước, các yếu tố hóa học như độ muối, ion, các chất dinh dưỡng…

Qua 3 đợt thu mẫu nghiên cứu, nhìn chung các chỉ số trung bình của các chỉ tiêu tại các đợt thu mẫu có sự chênh lệch rõ rệt và tăng theo các đợt thu mẫu. Ở đợt 2 số loài và số lượng tế bào vi tảo là cao nhất (với 102 loài và dưới loài, số lượng tế bào là 153600 tế bào/lít) (bảng 3.15). Nguyên nhân theo chúng tôi đây là thời điểm cuối mùa xuân các yếu tố thuỷ lí, thuỷ hoá tương đối thuận lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của vi tảo đặc biệt là yếu tố nhiệt độ (trung bình 25,70C) và hàm lượng DO thích hợp (trung bình 6,084 mg/l), hàm lượng chất dinh dưỡng cao tạo điều kiện cho các loài vi tảo sinh trưởng và phát triển.

số lượng tế bào vi tảo qua các đợt nghiên cứu STT Chỉ tiêu Đợt 1 Đợt 2 Đợt 3 1 Nhiệt độ (0C) 22,6 25,7 31,3 2 pH 7,35 7,37 7,61 3 Độ trong (cm) 101,94 50,57 47,32 4 DO (mgO2/l) 6,706 6,084 6,560 5 COD (mgO2/l) 6,214 9,274 9,718 6 NH4+ (mg/l) 0,0144 0,0256 0,0332 7 PO43- (mg/l) 0,0254 0,0622 0,0500 8 Số loài gặp 77 102 97 9 Số tế bào (tb/l) 67180 153600 101550

+ Đợt 1 thời điểm thu mẫu là mùa đông nhiệt độ thấp (22,50C) so với các đợt thu mẫu khác, các yếu tố môi trường cũng như hàm lượng dinh dưỡng thấp nên số lượng tế bào, số lượng loài thấp so với các đợt khác.

+ Đợt 2 thu mẫu vào giữa mùa hè, một số yếu tố không phù hợp với sự phát triển của vi tảo như nhiệt độ (31,10C), hàm lượng các chất dinh dưỡng tăng làm kìm hãm sự sinh trưởng và phát triển của vi tảo trong khu vực nghiên cứu.

Bảng 3.16. Mối quan hệ giữa yếu tố thuỷ lý, thuỷ hoá với sự phân bố, số lượng tế bào vi tảo qua các điểm nghiên cứu

STT

Địa điểm

1 Nhiệt độ (0C) 26,6 26,1 27,5 26,7 26,4 2 pH 7,40 7,32 7,59 7,43 7,38 3 Độ trong (cm) 44,00 100,10 63,37 75,33 61,10 4 DO (mgO2/l) 6,48 6,90 6,37 6,06 6,15 5 COD (mgO2/l) 8,05 8,12 8,39 8,73 9,27 6 NH4+ (mg/l) 0,026 0,026 0,024 0,026 0,025 7 PO43- (mg/l) 0,043 0,041 0,048 0,048 0,052 8 Số lượng loài gặp 25 36 56 54 23 9 Số lượng tế bào (tb/l) 32650 71320 88536 87140 20970 Xét mối quan hệ giữa các yếu tố môi trường với thành phần loài các điểm nghiên cứu (bảng 3.16), kết quả cho thấy tại bến phà B có số lượng loài và số loài là lớn nhất so với các điểm còn lại (56 loài và dưới loài, 88536 tb/l). Nguyên nhân do mặt thoáng của mặt cắt rất rộng, nước chảy chậm và là nơi tiếp nhận nhiều nguồn nước của từ khe, suối, sông ngầm, các đầm phá. Bên cạnh đó các chỉ tiêu nhiệt độ, pH, độ trong, DO, COD, hàm lượng dinh dưỡng tương đối ổn định. Ngược lại tại mặt cắt cầu Xuân Sơn có số lượng loài và số lượng tế bào là thấp nhất (với 23 loài, 20970 tb/l). Tại vị trí này hàm lượng muối dinh dưỡng cao (tổng NH4+ + PO43- bằng 0,077 mg/l), đặc biệt hàm lượng COD tăng cao hơn hẳn so với các mặt cắt khác đã ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của các loài vi tảo ở đây.

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ * Kết luận

Trên cơ sở kết quả thu được trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi rút ra một số kết luận như sau:

1. Thành phần loài vi tảo ở khu vực sông Son thuộc VQG Phong Nha – Kẻ Bàng khá đa dạng và phong phú, đã xác định được 94 loài/ dưới loài và 10 loài dừng lại ở bậc chi (sp.) thuộc 47 chi, 28 họ, 10 bộ trong 4 ngành: Cyanophyta, Heterokontophyta, Euglenophyta và Chlorophyta trong đó:

+ Ngành Heterokontophyta có 43 loài và dưới loài thuộc 3 bộ, 10 họ, 19 chi + Ngành Chlorophyta có 39 loài và dưới loài thuộc 4 bộ, 12 họ, 17 chi. + Ngành Cyanophyta có 12 loài và dưới loài thuộc 2 bộ, 5 họ, 7 chi. + Ngành Euglenophyta có 10 loài và dưới loài thuộc 4 bộ, 1 họ, 1 chi.

2. Các bộ đa dạng nhất là Pennales với 35/104 loài chiếm 33,65%, Chlorococcales – 20/104 loài, chiếm 19,23%, Desmidiales – 15/104 loài, chiếm 14,42% số loài xác định.

- Các họ đa dạng nhất: Naviculaceae: 22 loài, Desmidiaceae: 15 loài, Euglenaceae: 10 loài và Scenedesmaceae: 8 loài.

- Các chi chủ đạo thuộc về Cyclotella, Cymbella, Navicula, Phacus, Scenedesmus, Staurastrum.

3. Sự phân bố của các loài theo các địa điểm nghiên cứu có sự khác nhau rõ rệt, số lượng loài tập trung nhiều nhất ở Bến Phà B với 56 loài và dưới loài, tiếp đến là Bến Phà A với 54 loài và dưới loài, thấp nhất ở Cầu Xuân Sơn với 23 loài và dưới loài.

Qua 3 đợt thu mẫu số loài xác định được ở đợt 2 là cao nhất với 102 loài, đợt 3 là 97 loài, đợt 1 thấp nhất với 77 loài

4. Số lượng tế bào vi tảo qua 3 đợt nghiên cứu trung bình từ 67180 đến 153600 tb/l và các điểm nghiên cứu dao động từ 20970 đến 88536 tb/l, trong đó 2 ngành Heterokontophyta và Chlorophyta giữ vai trò quyết định.

5. Tại thời điểm thu mẫu, các chỉ tiêu như nhiệt độ nước, pH, độ trong, DO, COD, hàm lượng muối dinh dưỡng đều phù hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của vi tảo. Bên cạnh đó sự thay đổi về thành phần loài, số lượng tế bào ở các điểm thu mẫu cũng như các đợt nghiên cứu liên quan chặt chẽ đến sự thay đổi của các yếu tố sinh thái.

* Đề nghị

Đây là công trình đầu tiên nghiên cứu về thành phần vi tảo ở sông Son thuộc VQG Phong Nha - Kẻ Bàng. Cần có những nghiên cứu sâu hơn về chất lượng nước và vi tảo ở đây vì VQG Phong Nha - Kẻ Bàng là di sản thiên nhiên thế giới, do đó không những có ý nghĩa về mặt lí thuyết mà còn có ý nghĩa quan trọng về mặt thực tiễn trong cuộc sống.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng Việt

1. Trương Ngọc An, Hàn Ngọc Lương (1980), Thực vật nổi ở cửa sông Hồng, sông Ninh Cơ, sông Đáy ở tỉnh Hà Nam, Tuyển tập nghiên cứu

biển, tập II, phần 1, trang 87 – 109.

2. Lê Hoàng Anh, Dương Đức Tiến (1997), Vi tảo (Microalgae) ở sông Nhuệ, Tạp chí Sinh học, số 19(2), trang 121 - 132.

3. Lê Hoàng Anh, (1998), Chất lượng nước ở sông Nhuệ và mối liên quan với quần xã thực vật nổi, Luận văn Thạc sĩ Sinh học, Trường ĐHTN - Đại học Quốc Gia Hà Nội.

4. Bộ Khoa học và công nghệ Việt Nam (1995), Tiêu chuẩn môi trường Việt Nam, Hà Nội, 306 trang.

5. Nguyễn Cho (2009), Sinh vật phù du ở vùng cửa sông Cửa Bé, vịnh Nha Trang trong kỳ gió mùa tây nam, Tuyển tập nghiên cứu biển – tập XVI, trang 47 – 61.

6. Phan Thị Anh Đào, Đỗ Thị Thanh Bình, Phan Văn Mạch, Trần Thị Thanh Bình, Lê Xuân Tuấn (2009), Hiện trạng thuỷ sinh vật ở một số nhánh sông trong lưu vực sông Cầu, Tuyển tập báo cáo Hội thảo khoa học lần thứ 10 – Viện KH KTTV & MT, trang 102 – 109.

7. Lê Thị Thuý Hà (2004), Khu hệ thực vật nổi ở vùng Tây Nam hệ thống sông Lam (Nghệ An, Hà Tĩnh), Luận án Tiến sĩ Sinh học, Trường Đại học Vinh. 8. Lê Thị Thuý Hà, Võ Hành (1999), Chất lượng nước và thành phần vi tảo

ở sông La, Hà Tĩnh, Tạp chí Sinh học, tập 21(2), trang 9 – 16.

9. Lê Thị Thuý Hà, Võ Hành (2001), Một số kết quả nghiên cứu về thành phần loài tảo lục ở thượng nguồn sông Cả, tỉnh Nghệ An, Tạp chí sinh học,

tập 23(3c), trang 116 - 123. 10

.

Lê Thị Thuý Hà, Võ Hành, Dương Đức Tiến (2003), Thành phần và phân bố vi tảo trên sông Cả, Những vấn đề nghiên cứu cơ bản trong khoa học sự sống, NXB KH & KT Hà Nội, trang 1091 – 1093.

11. Lê Thu Hà, Nguyễn Thuỳ Liên (2005), Chất lượng môi trường nước và thành phần vi tảo và vi khuẩn lam ở các hồ Thành Công, Hai Bà Trưng, Thuyền Quang, Hà Nội, Những vấn đề nghiên cứu cơ bản trong sự sống, NXB KH & KT Hà Nội, trang 909 - 912.

12. Võ Hành (1995), Một số kết quả nghiên cứu bộ tảo nguyên cầu (Protococcales) ở các thuỷ vực Bắc Trường Sơn, Tuyển tập công trình nghiên cứu hội thảo khoa học đa dạng Bắc trường Sơn (lần thứ nhất), NXB Khoa học và Kĩ thuật Hà Nội, trang 41 - 46.

13. Võ Hành (1996), Một số phương pháp nghiên cứu vi tảo, Trường Đại học sư phạm Vinh, 28 trang.

14. Võ Hành (2007), Tảo học (Phân loại và sinh thái), NXB Khoa học và kĩ thuật Hà Nội, 196 trang.

15. Võ Hành, Phạm Hồng Phong (2001), Vi tảo bộ Chlorococcales ở các thuỷ vực nước ngọt khu vực đèo Hải Vân, Tạp chí Sinh học, tập 23(3c), trang 82 - 86.

16. Võ Hành, Mai Văn Sơn (2009), Sự đa dạng ngành tảo Lục (Chlorophyta) ở hạ lưu sông Mã – Thanh Hoá, Báo cáo khoa học về sinh thái và tài nguyên sinh vật, Hội thảo khoa học toàn quốc lần thứ 3, NXB Nông nghiệp Hà Nội, trang 513 – 520.

17. Đặng Hoàng Phước Hiền và cộng sự (2004), Nghiên cứu vi khuẩn Lam độc ở Hồ Ba Bể, Những vấn đề nghiên cứu cơ bản trong khoa học sự sống, NXB KH & KT Hà Nội, trang 909 - 912.

18

. Phạm Hoàng Hộ (1972), Tảo học, Trung tâm học liệu bộ Giáo dục, 301 trang. 19. Nguyễn Hữu Khải, Nguyễn Văn Tuần (2001), Địa lí thuỷ văn, NXB Đại học

Quốc Gia Hà Nội, 195 trang. 20

.

Lê Văn Khoa (chủ biên) và cộng sự (1996), Phương pháp phân tích đất, nước, phân bón và cây trồng, NXB Giáo dục.

21. Nguyễn Ngọc Lâm, Nguyễn Thị Mai Anh, Đoàn Như Hải, Hồ Văn Thệ (2002), Biến đổi theo mùa của thực vật phù du trong thuỷ vực nước nông cửa sông Cửa Bé – Vịnh Nha Trang, Miền Trung Việt Nam, Tuyển tập nghiên cứu biển – tập XII, trang 129 – 148.

22. Vũ Tự Lập (1999), Địa lí tự nhiên Việt Nam, chương V - Thuỷ văn Việt Nam, NXB Giáo dục, trang 156 - 195.

23. Trần Trường Lưu (1970), Báo cáo “Tổng kết thực vật phù du các vực nước điều tra”, Tài liệu lưu trữ phòng nghiên cứu thuỷ sinh, Viện nghiên cứu thuỷ sản, 19 trang.

24. Trần Trường Lưu (1975), Báo cáo "Tổng kết điều tra cơ bản một số sông miền Bắc", Tài liệu lưu trữ phòng nghiên cứu thuỷ sinh, Viện nghiên cứu thuỷ sản, 28 trang.

Thanh, Nguyễn Đình Trung (2003), Chất lượng nước khu bảo tồn biển Hòn Mun, vịnh Nha Trang, Khánh Hoà, Tạp chí khoa học – Công nghệ thuỷ sản, số 03.

26. Nguyễn Công Minh, Dương Đức Tiến (1998), Dẫn liệu về chất lượng nước và thành phần vi tảo (Microalgae) hồ Ba Bể, Tạp chí sinh học, số 19(2), trang 117 - 120.

27. Lưu Thị Thanh Nhàn, Nguyễn Thanh Tùng (2008), Thành phần và sự phân bố các vi khuẩn Lam phù du (Bộ Oscillatoriales) ở lưu vực sông La Ngà, Tạp chí phát triển Khoa học & Công nghệ, tập 11, số 07/2008

28 .

Tôn Thất Pháp (1993), Nghiên cứu thực vật thuỷ sinh ở phá Tam Giang, tỉnh Thừa Thiên Huế, Luận án PTSKH Sinh học, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội. 29. Nguyễn Viết Phổ (1983), Sông ngòi Việt Nam, NXB Khoa học & Kĩ thuật

Hà Nội, 68 trang.

30. Đặng Lê Uyên Phương (2010), Đa dạng vi khuẩn lam (Cyanobacteria) ở một số cửa sông Tiền và sông Hậu, Tạp chí khoa học công nghệ, số 05. 31. Nguyễn Đình San (2001), Vi tảo trong một số thuỷ vực bị ô nhiễm ở các

tỉnh Thanh Hoá - Nghệ An - Hà Tĩnh và vai trò của chúng trong quá trình làm sạch nước thải, Luận án Tiến sĩ, Trường Đại học sư phạm Vinh.

32. Lê Văn Sơn (2010), Thành phần loài tảo lục (bộ Chlorococcales) ở một số cửa sông thuộc sông Tiền và sông Hậu, Tạp chí khoa học công nghệ, số 05.

33. Đặng Thị Sy (1996), Tảo Silic vùng cửa sông ven biển Việt Nam, Luận án PTS khoa Sinh học, Đại học khoa học tự nhiên Hà Nội, 153 trang

34. Đặng Ngọc Thanh (chủ biên), Hồ Thanh Hải, Dương Đức Tiến, Mai Đình Yên (2002), Thuỷ sinh học các thuỷ vực nước ngọt nội địa Việt Nam, NXB Khoa học & Kĩ thuật Hà Nội, 399 trang.

35. Lê Hiền Thảo (1997), Sử dụng tảo Chlorella pyrenoidosa xử lí ô nhiễm một số hồ ở Hà Nội, Tạp chí sinh học, số 6, trang 155 - 157.

36. Chu Văn Thuộc, Nguyễn Thị Minh Huyền, Yoshida M, Fukuyo Y., Kotaki Y.,Sato S., Ogata T., Koike K., Bước đầu nghiên cứu về tảo biển độc hại ở vùng ven biển miền Bắc Việt Nam, Tài nguyên và môi trường biển, tập V, trang 155 - 166.

37. Dương Đức Tiến (1977), Phân loại Vi khuẩn Lam ở Việt Nam, NXB Nông nghiệp Hà Nội, 217 trang.

bậc thấp, NXB Đại học và trung học chuyên nghiệp Hà Nội.

39. Dương Đức Tiến, Võ Hành (1997), Tảo nước ngọt Việt Nam. Phân loại bộ tảo lục Chlorococcales, NXB Nông nghiệp Hà Nội, 503 trang.

40 .

Tổng cục khí tượng thuỷ văn, cục kĩ thuật điều tra cơ bản (1979),

Hướng dẫn phân tích thuỷ lí, thuỷ hoá, 76 trang.

41. Tổng cục môi trường và cục thẩm định và đánh giá tác động môi trường (2010), Báo cáo “Đánh giá toàn diện những vấn đề môi trường có liên quan đến sông và biển của vùng Đồng bằng sông Cửu Long”, 35 trang. 42. Trung tâm nghiên cứu tài nguyên và môi trường, Đại học Quốc gia Hà Nội

(2001), Danh lục các loài thực vật Việt Nam - tập 1, NXB Nông nghiệp Hà Nội. 43. Trần Tuất, Nguyễn Thanh Xuân, Nguyễn Đức Nhật (1987), Địa lí thuỷ

văn sông ngòi Việt Nam, NXB Khoa học & Kĩ thuật Hà Nội, 107 trang. 44. Nguyễn Văn Tuyên (1980), Khu hệ tảo nước ngọt miền Bắc Việt Nam,

Luận án PTS, Đại học Tổng hợp Hà Nội.

45. Nguyễn Văn Tuyên (2003), Đa dạng sinh học tảo trong thuỷ vực nội địa Việt Nam - triển vọng và thử thách, NXB Nông nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh, 494 trang.

Tài liệu tiếng Anh

46. Desikachary T. V. (1959), Cyanophyta, Published by Indian Council of Argicultural Research New Delhi., 686 p.

47. Hegawald E. et all., (1990), Studies on the genus Scenedesmus Meyen. Berlin – Stuttgat, 73 p.

48 .

Philipose M. T. (1967), Chlorococcales, Indian Council of Agricultural Research, New Delhi, 325 p.

49. Shirota A. (1996), The plankton of South Viet Nam. Fresh water and Marine plankton, Overseas Technical Cooperation Agency, Japan, 462 p.

50 .

Smith G. M (1950), The fersh- water Algae of United States, Mc Graw – Hill Book Company, Inc., New York, 719 p.

51. Smith G. M (1955), Cryptogamic Botany, Volume I: Algae and Fungi, Mc Graw – Hill Book Company, Inc., 546 p.

52. Van den Hoek C., Mann D. G. & Jahns H. M. (1995), Algae an Introduction to Phycology, Cambridge University Press, 627 p.

Tài liệu tiếng Pháp

53. Bourrelly P (1966), Les algues d’eau douce, Initation à la systématique I, Paris, 416 p.

54. Bourrelly P (1970), Les algues d’eau douce, Initation à la systématique III, Paris, 510 p.

55. Chadefaud M (1960), Traité de Botannique, Masson et Ge Edit, Paris I, 415 p.

Tài liệu Tiếng Nga

56. Голлербах М. М и др. (1953), Синезелёные водоросли. Определитель пресноводных СССР, Вып. 2, Изд. "Советская наука" Москва, 652 стр. 57. Забелина M. М. и др. (1951), Диатомовые водоросли. Определитель пресноводных водорослей СССР, Вып. 4, Изд. "Советская наука", Москва, 618 стр. 58 .

ПoПоBа T. Г. (1955), ЭBГлeнoBыe водоросли, ОПPеДелители ПpеCнoBoДныx CCCP, BыП. 7, ГоCуДаPCTBeннoe иЗД – Bo "CoBeTCкая наука" MoCкBа, 281 стр. 59. Эрагашев А. Э. (1979), Определитель протококковых водорослей Среднй Азии книга первая, Изд-во “Фан” Усср, Ташкекнт, 343 стр. 60 . Эрагашев Эрагашев А. Э. (1979), Определитель протококковых водорослей Среднй Азии книга вторая, Изд-во “Фан” Усср, Ташкекнт, 383 стр. Internet 61. www.phongnhakebang.gov.com 62. www.sinhhocvietnam.com.vn

PHỤ LỤC I

ẢNH HIỂN VI MỘT SỐ LOÀI VI TẢO ĐÃ PHÁT HIỆN ĐƯỢC Ở SÔNG SON

Một phần của tài liệu Thành phần loài vi tảo ở sông con thuộc khu vực vườn quốc gia phong nha kẻ bàng quảng bình (Trang 57 - 98)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(98 trang)
w