Giả sử thiết bị có dữ liệu muốn gửi tới node điều hành, nếu như thiết bị đã được phân khe thời gian đảm bảo, nó sẽ hoạt động trước khi khe thời gian bắt đầu và ngay lập tức truyền dữ liệu mà không hề có thao tác thăm dò tránh xung đột. Trong trường hợp thiết bị chưa được phân khe thời gian nó sẽ gửi gói dữ liệu tại thời điểm cạnh tranh truy cập sử dụng giao thức đa truy cập cảm nhận sóng mang, sau đó nút điều hành gửi ACK.
Trong trường hợp dữ liệu truyền từ node điều hành tới thiết bị, nếu thiết bị đã được phân trong khe thời gian đảm bảo thì dữ liệu sẽ được truyền ngay lập tức mà không cần yêu cầu xác nhận.
Trong trường hợp phổ biến nhất khi node điều hành không thể sử dụng để nhận trong khoảng thời gian đảm bảo, thì một thủ tục bắt tay được thực hiện giữa thiết bị và trạm điều hành, trạm điều hành sẽ gửi một thông báo vùng đệm dữ liệu cho thiết bị bao gồm cả địa chỉ của thiết bị trong trường địa chỉ của khung thông báo. Trong thực tế khi thiết bị tìm thấy địa chỉ của nó trong trường địa chỉ nó sẽ gửi một gói dữ liệu yêu cầu đặc biệt trong khoảng thời gian cạnh tranh. Trạm điều hành sẽ trả lời bằng bản tin ACK và sẵn sàng nhận dữ liệu tới. Trong trường hợp không gửi thành công thiết bị sẽ gửi lại yêu cầu trong những siêu khung tiếp theo.
2.5. Kết luận
Mục tiêu của tất cả các thủ tục thâm nhập là tiết kiệm năng lượng, trễ thấp và tỷ lệ truyền thành công cao. Trong chương này ta đã biết được trong mạng cảm nhận không dây có bao nhiêu thủ tục thâm nhập; các thuộc tính và sự cân đối MAC trong mạng WSN; vấn đề node ẩn, node hiện trong mạng WSN; Tập trung vào tìm hiểu thủ tục cạnh tranh giao thức MAC trong mạng WSN. Tuy nhiên không có thủ tục nào là tối ưu, tùy từng ứng dụng cụ thể để lựa chọn thủ tục thâm nhập môi trường phù hợp. Trong chương tiếp theo ta sẽ lựa chọn một giao thức cạnh tranh, viết chương trình phần mềm nhúng cho các node mạng theo giao thức đó để đánh giá được hiệu quả truyền nhận gói tin trong mạng WSN.
Chương III. Thực nghiệm, đánh giá hiệu quả truyền nhận gói tin trong mạng cảm biến không dây