Bé Jenny nhìn chăm chăm vào tôi như thể nó nhìn thấy tôi lần đầu tiên, rồi kết luận:
- Bà ơi, bà đúng là đồ cổ đấy! - Nó ngẫm nghĩ rồi tiếp tục - Bà nhiều tuổi. Đồ cổ cũng nhiều tuổi. Bà là đồ cổ của cháu!
Tôi quả là không vừa ý với câu nói của Jenny, nên tôi cầm quyển từ điển ra và đọc:
- Định nghĩa đồ cổ nhé: đồ cổ không chỉ nhiều tuổi, mà còn là một thứ đã tồn tại, hoặc thuộc về thời kì xa xưa... một tác phẩm nghệ thuật chẳng hạn...
Đồ cổ rất quý! - Rồi tôi đặt quyển từ điển sang một bên - Bao giờ chúng ta cũng phải cẩn thẩn với đồ cổ vì nhiều khi chúng rất có giá trị.
Để nói về một thứ đồ cổ, tôi vắ dụ:
- Đồ cổ ắt ra phải 100 tuổi, bà chỉ mới có 67 tuổi thôi!
Tôi dẫn Jenny đi tìm quanh nhà xem có thứ đồ cổ nào không. Có một cái tủ " gia truyền".
- Cái tủ này đã cũ lắm rồi - Tôi kể - Nhưng bà luôn đánh bóng nó vì nó là đồ cổ mà!
Tôi và Jenny còn tìm được một cái bình trong bếp. Nó đã ở trong bếp lâu lắm rồi. Tôi không nhớ nó ở đâu ra, chỉ
biết khi tôi mua nó thì nó cũng không còn mới. Rồi một cái giường con mà chú tôi đã từng nằm ngủ nhiều năm về trước.
Tôi cũng giải thắch cho Jenny rằng hầu như đồ cổ bao giờ cũng ẩn chứa một câu chuyện. Nó đã từng ở nhiều nơi, thuộc về nhiều người, tồn tại qua nhiều năm. Nó trải qua sóng gió, nhưng vẫn còn tồn tại.
Jenny có vẻ suy nghĩ lung lắm. Rồi nó bảo:
- Cháu chẳng có đồ cổ nào ngoài bà ra cả! Mà ngày mai cô giáo bảo cháu phải mang một món đồ cổ đến lớp - Jenny sáng mắt lên - Cháu sẽ mang theo bà nhé, vì rõ ràng bà cũng có rất hiều câu chuyện và cũng rất quý giá mà!
Chẳng hiểu vì sao tôi lại cảm thấy hài lòng với định nghĩa này. Và tôi quyết định sẽ bế Jenny đến lớp và ngày mai với tư cách là một đồ cổ của nó.