- Các hình thức khác
9. Bán hàng đa cấp bất chính
Chủ thể vi phạm pháp luật cạnh tranh phải gánh chịu các hình thức xử phạt hành chính. Có hai hình thức xử phạt là hình thức xử phạt chính và hình thức xử phạt bổ sung.
o Hình thức xử phạt chính bao gồm cảnh cáo và phạt tiền. Mức phạt tiền đối với các hành vi gây hạn chế cạnh tranh tối đa đến 10% tổng doanh thu của doanh nghiệp trong năm tài chính trước năm thực hiện hành vi vi phạm. Mức phạt đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh là từ 5 triệu đồng đến 100 triệu đồng. o Hình thức xử phạt bổ sung bao gồm thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh
doanh, tước quyền sử dụng giấy phép hoặc chứng chỉ hành nghề, tịch thu tang vật và phương tiện được sử dụng để vi phạm pháp luật cạnh tranh.
Bên cạnh trách nhiệm hành chính nói trên, doanh nghiệp vi phạm pháp luật cạnh tranh còn có thể bị áp dụng các biện pháp cưỡng chế hành chính như:
o Buộc phải cơ cấu lại doanh nghiệp lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường; o Buộc phải chia, tách doanh nghiệp đã sáp nhập, hợp nhất;
o Buộc bán lại phần doanh nghiệp đã mua; o Cải chính công khai;
o Loại bỏ những điều khoản vi phạm pháp luật ra khỏi hợp đồng hoặc giao dịch kinh doanh;
o Buộc áp dụng các biện pháp cần thiết để khắc phục tác động hạn chế cạnh tranh của hành vi vi phạm.
• Trách nhiệm hình sự do vi phạm pháp luật cạnh tranh
Trong trường hợp hành vi vi phạm pháp luật cạnh tranh có dấu hiệu của tội phạm thì chủ thể vi phạm phải chịu trách nhiệm hình sự.
Tuy nhiên, chủ thể của tội phạm theo quy định của Luật Hình sự Việt Nam chỉ là cá nhân, do vậy trong trường hợp chủ thể thực hiện hành vi vi phạm pháp luật cạnh tranh là tổ chức thì không thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Các tội liên quan đến cạnh tranh không lành mạnh được quy định trong Bộ luật hình sự năm 1999 bao gồm: Tội sản xuất, buôn bán hàng giả (Điều156); Tội kinh doanh trái phép (Điều 159); Tội lừa dối khách hàng (Điều 162); Tội quảng cáo gian dối (Điều 168); Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp (Điều 171).
Hình phạt chính là trách nhiệm hình sự mà chủ thể vi phạm pháp luật phải gánh chịu nếu thực hiện một trong các hành vi phạm tội nêu trên.
• Trách nhiệm dân sự do vi phạm pháp luật cạnh tranh
Trong trường hợp hành vi vi phạm pháp luật cạnh tranh gây thiệt hại đến lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác thì phải bồi thường thiệt hại.
4.3.4. Giải quyết vụ việc cạnh tranh
Chủ thể có thẩm quyền giải quyết vụ việc cạnh tranh bao gồm: Cơ quan quản lý cạnh tranh thuộc Bộ Công thương, Hội đồng cạnh tranh là cơ quan thuộc Chính phủ với các thành viên Hội đồng được Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm và Tòa án nhân dân.
Chủ thể có quyền khởi kiện vụ việc cạnh tranh bao gồm chủ thể kinh doanh có quyền và lợi ích bị xâm hại và cơ quan
Cơ quan quản lý cạnh tranh truy cứu trách nhiệm pháp
lý đối với chủ thể vi phạm Phát hiện của cơ quan
quản lý cạnh tranh
Khiếu nại quyết định xử lý tới Hội đồng cạnh
tranh
Khiếu nại quyết định xử lý tới Bộ trưởng Bộ Công
thương
Hành vi cạnh tranh không lành mạnh
Điều tra sơ bộ
Điều tra chính thức
Chuyển hồ sơ để khởi tố vụ án hình sự Chuyển hồ sơ tới Hội
đồng cạnh tranh Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh được thành lập để tiến hành phiên điều trần Hội đồng xét xử truy cứu trách nhiệm pháp lý đối với chủ thể vi phạm Khiếu nại của chủ thể kinh doanh Cơ quan quản lý cạnh tranh
Khởi kiện ra Tòa Hành chính thuộc Tòa án nhân dân tỉnh
Hành vi hạn chế cạnh tranh
quản lý cạnh tranh khi cơ quan này phát hiện doanh nghiệp đã hoặc đang thực hiện hành vi có dấu hiệu vi phạm pháp luật cạnh tranh.
Tiến trình giải quyết vụ việc cạnh tranh được thể hiện như sơ đồ dưới đây:
Sau khi Cơ quan quản lý cạnh tranh thụ lý đơn khiếu nại hoặc phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật cạnh tranh thì Thủ trưởng cơ quan quản lý cạnh tranh sẽ ra quyết định điều tra sơ bộ vụ việc. Điều tra sơ bộ nhằm xem xét cơ sở và độ tin cậy của chứng cứ để qua đó bước đầu xác định hành vi vi phạm pháp luật cạnh tranh.
Sau khi điều tra sơ bộ kết thúc, vụ việc được chuyển sang điều tra chính thức. Trong quá trình điều tra chính thức, nếu vụ việc có dấu hiệu của tội phạm thì cơ quan quản lý cạnh tranh chuyển hồ sơ sang cơ quan nhà nước có thẩm quyền để khởi tố vụ án hình sự. Nếu vụ việc liên quan đến hành vi gây hạn chế cạnh tranh thì Cơ quan quản lý cạnh tranh chuyển hồ sơ cho Hội đồng cạnh tranh giải quyết. Nếu vụ việc liên quan đến hành vi cạnh tranh không lành mạnh thì Cơ quan quản lý cạnh tranh xem xét và áp dụng các biện pháp trách nhiệm pháp lý đối với chủ thể có hành vi vi phạm.
Trong trường hợp vụ việc được chuyển tới Hội đồng cạnh tranh thì một Hội đồng xử lý vụ việc sẽ được thành lập để tiến hành phiên điều trần. Dựa trên nguyên tắc đa số và bỏ phiếu kín, Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh ra Quyết định liên quan đến việc áp dụng các biện pháp trách nhiệm pháp lý đối với chủ thể vi phạm.
Quyết định của thủ trưởng cơ quan quản lý cạnh tranh thì chủ thể gửi đơn khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Công thương. Đối với quyết định của Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh thì chủ thể gửi đơn khiếu nại đến Hội đồng cạnh tranh. Nếu sau khi có quyết định giải quyết đơn khiếu nại mà các bên vẫn không đồng ý thì có thể khởi kiện ra Tòa án hành chính thuộc Tòa án nhân dân cấp tỉnh theo quy định của pháp luật tố tụng hành chính.
Như vậy, tòa án không tham gia giải quyết vụ việc cạnh tranh ngay từ đầu mà chức năng này thuộc về các cơ quan hành chính nhà nước, đó là Cơ quan quản lý cạnh tranh và Hội đồng cạnh tranh. Đây là điểm đặc thù của tố tụng cạnh tranh bởi vì cơ quan hành chính thực hiện chức năng xét xử của cơ quan tư pháp. Tòa án chỉ đóng vai trò là cơ quan xét xử cuối cùng nếu có khiếu kiện về các quyết định hành chính do Cơ quan quản lý cạnh tranh và Hội đồng cạnh tranh ban hành.
TÓM LƯỢC CUỐI BÀI
• Cạnh tranh là một trong những quy luật cơ bản của nền kinh tế thị trường bởi vì theo lý thuyết của kinh tế học, cạnh tranh mang lại hiệu quả kinh tế xét trên các phương diện phân bổ nguồn lực và đổi mới sản xuất. Chính vì lý do này nên pháp luật cạnh tranh cần phải được ban hành để duy trì sự cạnh tranh lành mạnh trong nền kinh tế.
• Pháp luật không nên cấm các doanh nghiệp nỗ lực vươn lên để trở thành chủ thể kinh doanh có vị trí thống lĩnh hoặc vị trí độc quyền trên thị trường mà chỉ cấm các doanh nghiệp đó lạm dụng vị trí của mình để gây ra hạn chế cạnh tranh.
• Tuy nhiên, lý thuyết kinh tế cũng chỉ ra trường hợp hiệu quả kinh tế sẽ cao hơn khi sử dụng “tính kinh tế của quy mô” và “tính kinh tế của phạm vi”. Vì lý do đó nên pháp luật cạnh tranh cũng nên thừa nhận cho doanh nghiệp được thực hiện các hành vi tập trung kinh tế ở một mức độ nhất định.
• Pháp luật cạnh tranh điều chỉnh hai nhóm hành vi, bao gồm các hành vi gây hạn chế cạnh tranh và hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Theo Luật Cạnh tranh 2004, các hành vi gây hạn chế cạnh tranh bao gồm thỏa thuận về hạn chế cạnh tranh, lạm dụng vị trí thống lĩnh hoặc vị trí độc quyền và tập trung kinh tế. Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh bao gồm chỉ dẫn gây nhầm lẫn, xâm phạm bí mật kinh doanh, ép buộc trong kinh doanh, gièm pha doanh nghiệp khác, gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác, quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh, khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh, phân biệt đối xử của hiệp hội và bán hàng đa cấp bất chính.
• Các hành vi vi phạm pháp luật cạnh tranh có thể được xác định theo cấu thành vật chất hoặc cấu thành hình thức. Theo thuật ngữ được sử dụng trong luật cạnh tranh, các trường hợp cấu thành này được xác định dựa vào “quy tắc cấm đoán tự thân” và “quy tắc lý do”. Chủ thể thực hiện hành vi vi phạm pháp luật cạnh tranh có thể phải chịu trách nhiệm hành chính, trách nhiệm hình sự hoặc phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật dân sự.
• Vụ việc cạnh tranh được giải quyết thông qua phiên điều trần tại Cục Quản lý cạnh tranh nếu liên quan đến hành vi cạnh tranh không lành mạnh hoặc tại Hội đồng cạnh tranh nếu liên quan đến hành vi gây hạn chế cạnh tranh. Nếu các bên không đồng ý với Quyết định của các cơ quan này thì có thể khởi kiện ra Tòa Hành chính để xét xử theo tố tụng hành chính.
CÂU HỎI CUỐI BÀI