Thực trạng sử dụng phí bảo hiểm của các DNBH phi nhân thọ

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng phí bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ việt nam (Trang 100 - 114)

Trong hoạt động kinh doanh, mỗi DNBH phi nhân thọ đều xác định rõ định hướng chiến lược của mình với các mục tiêu tổng quát, tôn chỉ hành động kinh doanh của mỗi DNBH đều được thể hiện ở một trong những chỉ tiêu tổng quát nhất đó là doanh thu phí bảo hiểm.

Chỉ tiêu này được tính toán trên cơ sở phí bảo hiểm gốc của tất cả các nghiệp vụ, phí nhận tái bảo hiểm và phí nhượng tái bảo hiểm. Cụ thể:

Doanh thu phí bảo hiểm =

Phí bảo hiểm gốc -

Phí nhượng tái bảo hiểm +

Phí nhận tái bảo hiểm

Doanh thu phí bảo hiểm của một số DNBH phi nhân thọ được thể hiện ở bảng số 2.5.

Bảng 2.5. Doanh thu phí bảo hiểm của một số DNBH phi nhân thọ (2003 - 2007)

Đơn vị: Tỷ đồng

Doanh nghiệp bảo hiểm 2003 2004 2005 2006 2007 1. Bảo Việt Việt Nam 1.277,1 1.862,3 2.113,4 1.860,6 1940,1

2. Bảo Minh 603,2 973,8 1.158,2 966,9 1.136,7

3. Pjico 265,8 489,3 605,7 550,8 702,6

4. PVI 138,1 198,8 243,8 341,8 567,0

5. PTI 99,7 124,4 161,5 226,4 249,1

Toàn thị trường 2.598,2 3.817,2 4.715,5 4.382,2 5.429,8

(Nguồn: Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam, báo cáo kết quả kinh doanh hàng năm của các công ty 2003 - 2007)

tốc độ tăng trưởng rất nhanh, nếu như năm 2003 mới chỉ đạt 2.598,2 tỷ đồng thì đến năm 2007 con số này đã là 5.429,8 tỷ đồng, tăng hơn 2 lần so với năm 2003. Trong số 5 Công ty nói trên, PVI có tốc độ tăng trưởng cao nhất với hơn 4 lần trong giai đoạn 2003-2007, tiếp đến là PTI. Sở dĩ doanh thu phí bảo hiểm có tốc độ tăng trưởng cao là vì những nguyên nhân cơ bản sau đây:

Thứ nhất, vốn đầu tư trong nước và nước ngoài trong giai đoạn này tăng khá nhanh do chính sách đầu tư của Nhà nước rất thông thoáng và cởi mở. Chính vì vậy, một số nghiệp vụ bảo hiểm có điều kiện phát triển, như: Nghiệp vụ bảo hiểm cháy và các rủi ro đặc biệt, Bảo hiểm xây dựng và lắp đặt, bảo hiểm hàng hải, hàng không... Theo số liệu thống kê của Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam, năm 2003 đã có tới hơn 90,9% vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam tham gia bảo hiểm, con số này đến năm 2007 là 93,7%. Hay năm 2003 có 41,27% tổng giá trị đầu tư cho ngành dầu khí tham gia bảo hiểm, đến năm 2007 con số này đã lên tới 64,8%...

Thứ hai, nhận thức của người dân và của các doanh nghiệp trong nền kinh tế về vai trò của bảo hiểm đã được nâng lên rất nhiều. Nếu như trước đây họ còn nhầm lẫn giữa các loại hình bảo hiểm và không thấy hết sự cần thiết phải tham gia bảo hiểm, thì nay họ đã phân biệt được tương đối rõ thế nào là bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, thế nào là bảo hiểm thương mại và sự khác nhau cũng như vai trò của mỗi loại hình trong đời sống kinh tế xã hội. Do nhận thức về bảo hiểm ngày một cao hơn cho nên các nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới, bảo hiểm tai nạn và sức khỏe, bảo hiểm trách nhiệm dân sự đã có đất để phát triển.

Thứ ba, do mức sống của người dân từng bước được cải thiện rõ rệt, thu nhập của họ ngày một tăng, đây không chỉ là điều kiện để BHNT ra đời và phát triển mà còn là nguyên nhân chính giúp họ tham gia các nghiệp vụ bảo hiểm con người phi nhân thọ, như: Bảo hiểm học sinh, bảo hiểm tai nạn hành

khách, bảo hiểm TNDS của chủ sử dụng lao động.v.v...

Thứ tư, thị trường bảo hiểm ngày càng có sự cạnh tranh khốc liệt, để nâng cao năng lực cạnh tranh buộc các DNBH phải tăng cường tiềm lực tài chính, cải tiến công nghệ quản lý, thiết kế và hoàn thiện sản phẩm, nhất là những sản phẩm bảo hiểm mới. Từ đó đã làm cho thị trường sôi động hơn, thị phần của các Công ty luôn có sự biến động. Có thể nói, đây là nguyên nhân rất cơ bản và trực tiếp thúc đẩy các DNBH phi nhân thọ mở rộng và tìm kiếm thị trường, mạnh dạn đầu tư khai thác những thị trường mới, những nghiệp vụ bảo hiểm mới, như: Bảo hiểm nông nghiệp, bảo hiểm du lịch, bảo hiểm gián đoạn kinh doanh và thu nhập kinh doanh... Và cũng từ đó đã làm cho doanh thu phí bảo hiểm tăng rất nhanh trong những năm vừa qua.

Thứ năm, do kỹ thuật quản lý và năng lực tài chính của các DNBH phi nhân thọ đã được cải thiện nhất định dẫn đến phí nhận tái bảo hiểm có xu hướng gia tăng và phí nhượng tái bảo hiểm ra nước ngoài có hướng giảm đi cả về số tương đối và tuyệt đối. Đây là cơ sở quan trọng để các DNBH nâng cao mức phí giữ lại. Chẳng hạn, tại Công ty bảo hiểm dầu khí năm 2003 phí nhượng tái bảo hiểm là 425,1 tỷ đồng (Tỷ lệ phí nhượng tái là 79,29%; tỷ lệ phí giữ lại chỉ có 20,71%), đến năm 2004 con số này là 403,5 tỷ đồng (tỷ lệ phí nhượng tái chỉ còn lại 73%, tỷ lệ phí giữ lại đã tăng lên 27%). Ở Pjico cũng tương tự, năm 2003 tỷ lệ phí nhượng tái bảo hiểm là 26,8% (90,0 tỷ đồng so với 335,6 tỷ đồng phí bảo hiểm gốc), đến năm 2004 con số này giảm xuống còn 24,5% (147 tỷ đồng so với 599,7 tỷ đồng phí bào hiểm gốc).

Với số phí thu được, các DNBH phi nhân thọ đã sử dụng như thế nào?

a. Sử dụng phí bảo hiểm để bồi thường và chi trả tiền bảo hiểm.

Bồi thường và chi trả tiền bảo hiểm là trách nhiệm của các DNBH đối với khách hàng. Bởi vậy, đây là mục đích chính trong quá trình sử dụng phí của các DNBH. Trong tổng chi hoạt động kinh doanh của một DNBH phi

nhân thọ, chi bồi thường thường chiếm tỷ trọng lớn nhất. Quản lý chặt chẽ khoản chi này sẽ có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh của DNBH. Chỉ tiêu này được tính toán trên cơ sở số tiền bồi thường và chi trả bảo hiểm đã trả và số tiền thu bồi thường từ tái bảo hiểm và đời người thứ ba. Kết quả này của các DNBH phi nhân thọ đang hoạt động trên thị trường Việt Nam được thể hiện ở bảng 2.6.

Bảng 2.6. Số tiền bồi thường thực tế của một số DNBH phi nhân thọ (2003 - 2007)

Đơn vị: Tỷ đồng

Doanh nghiệp bảo hiểm 2003 2004 2005 2006 2007 1. Bảo Việt Việt Nam 589,2 773,9 914,8 955,3 1.058,0

2. Bảo Minh 232,5 277,8 298,5 568,9 618,4

3. Pjico 114,7 222,4 256,8 358,7 321,9

4. PVI 15,3 28,6 34,5 77,8 151,7

5. PTI 46,8 57,7 60,4 100,6 126,2

Toàn thị trường 1.012,1 1.217,5 1.576,1 2.214,0 2.517,1

(Nguồn: Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam, báo cáo kết quả kinh doanh hàng năm của các công ty 2003 - 2007)

Số liệu bảng 2.6 cho thấy, số tiền bồi thường thực tế trong giai đoạn 2003 - 2007 đã tăng gấp ba lần. Trong đó, Pjico đã tăng hơn gần 3 lần (321,9 so với 114,7 tỷ đồng) và PTI tăng hơn 3 lần (126,2 tỷ đồng so với 46,8 tỷ đồng). Trong số các nghiệp vụ bảo hiểm phi nhân thọ mà các DNBH nói trên triển khai trong 6 năm qua, có một số nghiệp vụ tình hình tổn thất hầu như không có biến động lớn như: Nghiệp vụ bào hiểm hàng hóa XNK vận chuyển bằng đường biển, nghiệp vụ bảo hiểm xây dựng và lắp đặt...

vụ bảo hiểm tàu thủy, bảo hiểm cháy nổ. Theo số liệu thống kê của Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam năm 2004, số tiền tổn thất trong nghiệp vụ bảo hiểm tầu thủy của một số Công ty đã vượt quá mức phí bảo hiểm thu được. Bảo hiểm dầu khí đã xảy ra 10 vụ tổn thất với tổng số tiền tổn thất ước tính khoảng 9 triệu đô la Mỹ. Bảo hiểm hàng không, mặc dù không có tổn thất lớn, song chỉ với các vụ tổn thất nhỏ và tổng số tiền bồi thường cũng đã lên tới 7,1 triệu đô la Mỹ. Riêng nghiệp vụ bảo hiểm cháy và các rủi ro đặc biệt, năm 2004 là năm có tình hình tổn thất nhiều nhất với các vụ cháy lớn thuộc phạm vi bảo hiểm như: Cháy nhà máy giầy Pon Yuen và cháy nhà máy Tiu - Co của Đài Loan. Hay tháng 10 năm 2004 cháy Công ty Phú Thành với số tiền bồi thường đã lên tới gần 1 triệu đô la Mỹ... Tỷ lệ tổn thất phải bồi thường của nghiệp vụ bảo hiểm cháy toàn thị trường năm 2004 đã lên tới hơn 60%, đây là tỷ lệ cao nhất trong vòng 10 năm qua ở Việt Nam và cũng là tỷ lệ cao so với thị trường bảo hiểm khu vực và Quốc tế. Với những nghiệp vụ bảo hiểm như thế này đòi hỏi các DNBH cần phải quan tâm nhiều hơn đến công tác quản lý rủi ro, công tác giám định bồi thường, đặc biệt là vấn đề nhận và nhượng tái bảo hiểm. Ngoài ra, có một số nghiệp vụ bảo hiểm trọng yếu (như: bảo hiểm xe cơ giới, bảo hiểm tai nạn, và sức khoẻ...) có tỷ lệ bồi thường cũng khá cao, mà nguyên nhân chủ yếu lại là trục lợi bảo hiểm. Theo nhận định của một số chuyên gia trong ngành, nếu vấn đề này không được chấn chỉnh sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sử dụng phí bảo hiểm.

b. Trích lập dự phòng nghiệp vụ

Trên cơ sở luật kinh doanh bảo hiểm và Nghị định 43/2001/NĐ-CP của Chính phủ Quy định chế độ tài chính đối với các DNBH, Bộ Tài chính đã ban hành các thông tư hướng dẫn các DNBH trích lập dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm phi nhân thọ. Các loại dự phòng và phương pháp trích lập nhìn chung đều giống với các nước khác trong khu vực. Tính đến ngày 31 tháng 12 hàng

năm, kết quả trích lập của các DNBH phi nhân thọ được thể hiện ở bảng 2.7.

Bảng 2.7. Tình hình trích lập dự phòng nghiệp vụ của một số DNBH phi nhân thọ Tính đến ngày 31 tháng 12 hàng năm (2003- 2007)

Đơn vị Tính : Tỷ đồng

Doanh nghiệp bảo hiểm 2003 2004 2005 2006 2007 1. Bảo Việt Việt Nam 886 1.268 1.477 1.444 1895

2. Bảo Minh 700 670 790 676 635

3. Pjico 194 280 393 353 412

4. PVI 120 175 222 345 428

5. PTI 152 217 215 310 310

Toàn thị trường 2.417 2.949 3.099 3.489 4.333

(Nguồn: Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hàng năm của các công ty 2003 - 2007)

Dự phòng nghiệp vụ có nguồn gốc từ phí bảo hiểm giữ lại (Tức được tính ra từ phí bảo hiểm giữ lại). Thông thường số tiền này biến động hàng năm tỷ lệ thuận với số phí bảo hiểm mà các DNBH phi nhân thọ giữ lại. Đây là một trong những khoản chi lớn có tính bắt buộc mà DNBH phải tính đến trong quá trình sử dụng phí. Nếu việc trích lập đúng phương pháp theo các văn bản hướng dẫn của Bộ tài chính sẽ giúp cho công tác kiểm tra giám sát được dễ dàng, thuận lợi vì mục đích đảm bảo khả năng thanh toán cho các DNBH và quyền lợi của khách hàng. Tuy nhiên, đây cũng là một công cụ hữu hiệu để các DNBH phi nhân thọ điều chỉnh kết quả kinh doanh hàng năm. Bởi vì, đã là một khoản chi, nếu doanh nghiệp trích lập cao sẽ làm giảm mức lợi nhuận và ngược lại. Rõ ràng đây là một vấn đề rất nhạy cảm. Từ năm 2005 trở về trước, việc trích lập dự phòng nghiệp vụ được quy định bằng một tỷ lệ phần trăm so với doanh thu phí bảo hiểm. Việc quy định này là tương đối dễ

dàng và cũng rất dễ kiểm tra, giám sát. Song nếu tần suất xuất hiện rủi ro và tổn thất có biến động lớn, mức độ biến thiên về số tiền bảo hiểm liên quan đến đối tượng được bảo hiểm trong từng nghiệp vụ ngày càng tăng thì việc quy định trên là chưa hợp lý. Vấn đề mấu chốt là bản thân mỗi DNBH phải xây dựng cho mình một phần mềm để cập nhật số liệu thống kê lịch sử về rủi ro và tổn thất để từ đó có được một giải pháp trích lập thích hợp. Để thấy được rõ hơn về vấn đề này từ bảng 2.7 có thể tính thêm số tiền trích lập sử dụng, chưa sử dụng hoặc sử dụng không đủ để bồi thường tổn thất ở bảng 2.8.

Bảng 2.8. Tình hình sử dụng số tiền trích lập dự phòng nghiệp vụ hàng năm của một số DNBH phi nhân thọ (2003 - 2007)

Đơn vị: Tỷ đồng

Doanh nghiệp bảo hiểm 2003 2004 2005 2006 2007

1. Bảo Việt Việt Nam 194 282 309 368 406

2. Bảo Minh 224 - 120 126 157

3. Pjico 59 86 113 116 123

4. PVI 10 55 47 58 69

5. PTI 62 - 113 89 91

Toàn thị trường 601 532 865 916 1.034

Nguồn: Được tính toán từ bảng 2.7.

Số liệu ở bảng 2.8 cho thấy, việc trích lập dự phòng nghiệp vụ, đặc biệt là dự phòng dao động lớn có ý nghĩa vô cùng quan trọng và là một khoản chi không thể thiếu đối với mỗi DNBH. Nếu mọi việc diễn ra bình thường thì số tiền trích lập năm sau luôn lớn hơn năm trước do phạm vi kinh doanh của các DNBH ngày càng mở rộng, phí bảo hiểm thu được ngày càng tăng. Tuy nhiên, nếu có những biến động lớn mà việc trích lập lại quá thấp thì số trích lập hàng năm sẽ không đủ để chi bồi thường. Điển hình là năm 2004 của Bảo

Minh và Công ty cổ phần Bảo hiểm bưu điện (PTI) số tiền trích lập trong năm không đủ để chi bồi thường. Nếu không có số tiền trích lập từ những năm trước tồn tích lại các công ty này sẽ mất khả năng thanh toán.

c. Chi phí trực tiếp cho hoạt động kinh doanh bảo hiểm, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp.

Để hoạt động kinh doanh bảo hiểm diễn ra bình thường, các DNBH phi nhân thọ còn phải thực hiện rất nhiều khoản chi khác nhau. Ngoài 2 khoản chi lớn là bồi thường và trích lập dự phòng nghiệp vụ, họ còn phải chi lương cán bộ công nhân viên, khấu hao TSCĐ, chi phí quản lý, chi đề phòng và hạn chế tổn thất... Những khoản chi phí này được quản lý chặt chẽ hay lỏng lẻo, cao hay thấp đều có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh, hiệu quả sử dụng phí bảo hiểm mà khách hàng đã tin tưởng, phó thác cho DNBH quản lý và sử dụng

Bảng 2.9. Tổng chi phí trực tiếp cho hoạt động kinh doanh bảo hiểm ở một số DNBH phi nhân thọ 2003-2007

Đơn vị: Tỷ đồng

Doanh nghiệp BH 2003 2004 2005 2006 2007 1. Bảo Việt Việt Nam 946 1.472 1.614 1.697 1.723

2. Bảo Minh 434 611 806 630 721

3. Pjico 151 284 379 361 395

4. PVI 85 110 137 178 189

5. PTI 67 81 119 122 127

Toàn thị trường 1.814 2.901 3.242 3.417 4.059

(Nguồn: Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của các DNBH (2003 - 2007)

rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm. Bởi vậy, hai khoản chi này cũng được thể hiện rất rõ trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hàng năm của các DNBH. Chi phí bán hàng thường chiếm một tỷ trọng khá lớn trong tổng chi, vì lẽ sản phẩm bảo hiểm mà các doanh nghiệp bán trên thị trường là sản phẩm đặc biệt. Tính chất đặc biệt thể hiện ở chỗ, đó là sản phẩm vô hình gắn chặt với yếu tố rủi ro được bảo hiểm. Ngoài ra, chúng còn là những sản phẩm "không mong đợi" có nghĩa là khách hàng đã mua sản phẩm nhưng đều không mong muốn rủi ro xảy ra để được DNBH bồi thường. Thế nhưng, rủi ro vẫn có thể xảy ra bất cứ lúc nào và ở đâu, vì thế sản phẩm của thị trường bảo hiểm được xếp vào nhóm sản phẩm "Được bán chứ không phải được mua". Nói cách khác sản phẩm bảo hiểm là loại sản phẩm của "Nhu cầu

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng phí bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ việt nam (Trang 100 - 114)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(189 trang)