Định hướng phát triển ngành thuỷ sản

Một phần của tài liệu Hiệu quả kinh tế ngành khai thác hải sản tỉnh cà mau các yếu tố ảnh hưởng và giải pháp phát triển (Trang 61 - 62)

Phương hướng phát triển là: phát triển thủy sản là ngành mũi nhọn quan trọng làm động lực thúc đẩy phát triển nông nghiệp và các ngành khác; nông nghiệp vẫn là trọng tâm để ổn định và phát triển; phát triển lâm nghiệp để bảo vệ môi trường sinh thái và phát triển bền vững.

Tăng nhanh tỷ trọng đóng góp của ngành thủy sản; giảm tỷ trọng của ngành nông nghiệp. Đến năm 2010, các ngành nông nghiệp giảm còn 20,4%; thủy sản tăng lên 75,0%.

Thủy sản: Mục tiêu phát triển thủy sản là phấn đấu đến năm 2010, tổng sản lượng đạt 410 ngàn tấn; trong đó; tôm: 150 ngàn tấn. Tổng giá trị hàng thủy sản xuất khẩu đạt 1000 triệu USD vào năm 2010.

Khai thác biển: Sản lượng khai thác hải sản khoảng 140 - 150 ngàn tấn; trong đó có 10.000 tấn tôm. Sản phẩm cá xuất khẩu đạt khoảng 10 - 20% sản lượng khai thác.

Tổ chức lại cơ cấu ngành nghề khai thác hải sản theo hướng đánh bắt xa bờ. Tổ chức đội tàu khai thác đủ mạnh, theo hướng khai thác - dịch vụ hậu cần - chế biến và tiêu thụ sản phẩm.

Xây dựng các chương trình điều tra, đánh giá trữ lượng để hướng dẫn nhân dân khai thác một cách hợp lý theo hướng khai thác đi đôi với bảo vệ, phát triển nguồn lợi thuỷ sản.

Tập trung đầu tư các công trình hậu cần nghề cá, các làng cá, tàu dịch vụ nghề cá nhằm cung ứng các dịch vụ cho khai thác biển như nhiên liệu, thực phẩm, tiếp nhiên liệu trên biển, thu mua sản phẩm... Phát triển và củng cố các cảng cá và khu hậu cần nghề cá tại đảo Hòn Khoai, tại Sông Đốc, đảo Hòn Chuối, các bến cá tại các cửa biển nhỏ, các tàu hậu cần nghề cá, các khu neo đậu trú bão cho tàu cá, một số cụm kinh tế thủy sản ven biển.

Một phần của tài liệu Hiệu quả kinh tế ngành khai thác hải sản tỉnh cà mau các yếu tố ảnh hưởng và giải pháp phát triển (Trang 61 - 62)