4. Gía thành sản phẩm, phân loại giá thành sản phẩm
4.2. Phân loại giá thành sản phẩm
_ Phân loại giá thành sản phẩm theo thời gian và cơ sở số liệu tính giá thành
Theo cách phân loại này, chỉ tiêu giá thành được chia thành giá thành kế hoạch, giá thành định mức và giá thành thực tế.
Cách phân loại này có tác dụng trong việc quản lý và giám sát chi phí, xác định được nguyên nhân vượt (hụt) định mức chi phí trong kỳ hạch toán. Từ đó, điều chỉnh kế hoạch hoặc định mức chi phí cho phù hợp.
_ Phân loại giá thành theo phạm vi tình toán
Theo phạm vi tính toán, chỉ tiêu giá thành được chia thành sản xuất và giá thành tiêu thụ
Giá thành tiêu thụ được tính theo công thức:
Giá thành toàn bộ = Giá thành sản xuất + chi phí quản lý + chi phí Sản phẩm của sản phẩm doanh nghiệp bán hàng
Cách phân loại này giúp cho nhà quản lý biết đuợc kết quả kinh doanh( lãi, lỗ) của từng mặt hàng, từng loại dịch vụ mà doanh nghiệp kinh doanh. Tuy nhiên, do những hạn chế nhất định khi lựa chọn tiêu thức phân bổ chi phí bán hàng, từng loại dịch vụ nên cách phân loại này chỉ còn mang ý nghĩa hoặc thuật, nghiên cứu.
_ Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm
Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các khoản hoa phí về lao động sống và lao động vật hóa có liên quan đến khối lượng công tác, sản phẩm, lao vụ đã hoàn thành. Về thực chất, chi phí và giá thành là 2 mặt khác nhau của quá trình sản xuất. Chi phí sản xuất phản ánh mặt hao phí sản xuất, còn giá thành sản phẩm phản ánh mặt kết quả sản xuất. Tất cả những khoản chi phí phát sinh(Kỳ này hay kỳ trước chuyển sang) và các chi phí tính trước có liên quan đến khối lượng sản phẩm, dịch vụ đã hoàn