PHƯƠNG HƯỚNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU THỊ TRƯỜNG DỆT MAY XUẤT KHẨU

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu thị trường xuất khẩu của hàng dệt may xuất khẩu của việt nam thực trạng và giải pháp (Trang 30 - 34)

MAY XUẤT KHẨU

1. PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT HÀNG DỆT MAY Ở VIỆT NAM VIỆT NAM

Phát triển ngành Dệt May theo hướng chuyên môn hoá, hiện đại hoá nhằm tạo ra bước nhảy vọt về chất và lượng sản phẩm. Tạo điều kiện cho ngành Dệt May tăng trưởng nhanh, ổn định, bền vững và hiệu quả. Khắc phục những điểm yếu của ngành Dệt May là thương hiệu còn yếu, mẫu mã thời trang chưa được quan tâm, công nghiệp phụ trợ chưa phát triển, cung cấp nguyên phụ liệu vừa thiếu, vừa không kịp thời.

Lấy xuất khẩu làm mục tiêu cho phát triển của ngành, mở rộng thị trường xuất khẩu, đồng thời phát triển tối đa thị trường nội địa. Tập trung phát triển mạnh các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ, sản xuất nguyên phụ liệu, giảm nhập siêu, nâng cao giá trị gia tăng của các sản phẩm trong ngành.

Phát triển ngành Dệt May phải gắn với bảo vệ môi trường và xu thế dịch chuyển lao động nông nghiệp nông thôn. Di chuyển các cơ sở gây ô nhiễm môi trường vào các Khu, Cụm Công nghiệp tập trung để tạo điều kiện xử lý môi trường. Chuyển các doanh nghiệp Dệt May sử dụng nhiều lao động về các vùng nông thôn, đồng thời phát triển thị trường thời trang Dệt May Việt Nam tại các đô thị và thành phố lớn

Đa dạng hoá sở hữu và loại hình doanh nghiệp trong ngành Dệt May huy động mọi nguồn lực trong và ngoài nước để đầu tư phát triển ngành Dệt May Việt Nam. Trong đó chủ động kêu gọi những nhà đầu tư nước ngoài tham gia đầu tư vào những lĩnh vực mà các các nhà đầu tư trong nước còn yếu và thiếu kinh nghiệm

Phát triển nguồn nhân lực cả về số lượng và chất lượng cho sự phát triển bền vững của ngành Dệt May Việt Nam; Trong đó, chú trọng đào tạo cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật, công nhân lành nghề nhằm tạo ra đội ngũ doanh nhân giỏi, cán bộ, công nhân lành nghề, chuyên sâu.

Về mục tiêu tổng quát: Phát triển ngành Dệt May trở thành một trong những

ngành công nghiệp trọng điểm, mũi nhọn về xuất khẩu; Đáp ứng nhu cầu ngày càng cao nhu cầu tiêu dùng trong nước, tạo nhiều việc làm cho xã hội; Nâng cao khả năng cạnh tranh, hội nhập vững chắc kinh tế thế giới.

Về mục tiêu cụ thể:

Tốc độ tăng trưởng Giai đoạn 2008-2010 Giai đoạn 2011- 2020

- Tăng trưởng sản xuất hàng năm

16- 18% 12- 14%

-Tăng trưởng xuất khẩu hàng năm

20% 15%

Các chỉ tiêu chủ yếu trong chiến lược phát triển ngành Dệt May Việt Nam đến năm 2015, định hướng dến năm 2020 như sau:

Chỉ tiêu Đơn vị tính Thực

hiện

Mục tiêu toàn ngành đến

2010 2015 2020

1. Doanh thu Triệu USD 7.800 14.800 22.500 31.000

2. Xuất khẩu Triệu USD 5.834 12.000 18.000 25.000

3. Sử dụng lao động động

Nghìn người

2.150 2.500 2.750 3.000

4. Tỷ lệ nội địa hoá % 32 50 60 70

5. Sản phẩm chính: - Bông xơ - Bông xơ - Xơ, sợi tổng hợp - Sợi các loại 1.000 tấn 1000 tấn 1000 tấn 8 - 265 20 120 350 40 210 500 60 300 650

- Vải - Sản phẩm may Triệu m2 Triệu SP 575 1.212 1.000 1.800 1.500 2.850 2.000 4.000

Một số chỉ tiêu kế hoạch năm 2008 của Dệt may Việt Nam

Kim ngạch xuất khẩu là 9,5 tỷ USD, tăng 21,8% so với ước thực hiện, trong đó dự kiến: thị trường Hoa Kỳ ước đạt 5,3-5,5 tỷ USD, thị trường EU đạt khoảng 1,6-1,8 tỷ USD, Nhật Bản đạt khoảng 800 triệu USD. Cụ thể : - Sợi toàn bộ là 100 nghìn tấn, tăng 8,7% so với ước thực hiện 2007. - Vải lụa thành phẩm là 683 triệu m2 , tăng 9,1% so với ước thực hiện 2007. - Quần áo dệt kim là 188,5 triệu sản phẩm tăng 8,1% ước thực hiện 2007. - Quần áo may sẵn là 1.591triệu sản phẩm, tăng 16,6% ước thực hiện 2007.

2. ĐỊNH HƯỚNG CƠ CẤU THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY VIỆT NAM MAY VIỆT NAM (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Dự kiến, đến năm 2010 xuất khẩu hàng dệt may sẽ đạt kim ngạch 10 tỷ USD với tốc độ tăng trưởng bình quân khoảng 15,8%/năm.

Đối với mặt hàng này, bên cạnh yếu tố nâng cao giá trị tăng thêm của sản phẩm, việc mở rộng qui mô sản xuất và tìm kiếm mở rộng thị trường xuất khẩu là yếu tố cơ bản để có thể tăng kim ngạch xuất khẩu trong thời gian tới.

Theo Textile Intelligence Lmt., thị trường hàng dệt may thế giới sẽ tăng bình quân 13%/năm trong giai đoạn 2000-2010, chủ yếu là nhờ sản xuất và nhu cầu gia tăng tại các nước châu Á trong khi nhập khẩu tăng mạnh tại Tây Âu, Hoa Kỳ, Nhật Bản và các nước công nghiệp mới như Hàn Quốc và Đài Loan sẽ ảnh hưởng đến sản lượng nội địa của các khu vực này. Cơ cấu thị trường sẽ có những thay đổi đáng kể từ sau khi Hiệp định dệt may (ATC)

hết hiệu lực thực hiện từ năm 2005 sẽ tạo điều kiện cho các nước đang phát triển tăng cường xuất khẩu hàng dệt may, đặc biệt là những nước có lợi thế cạnh tranh như Trung Quốc. Sự gia nhập vào EU của các nước Đông Âu cũng tạo điều kiện cho các nước này tăng cường xuất khẩu hàng dệt may sang các nước trong khu vực cũng như thu hút đầu tư từ các nước EU-15 cho sự phát triển của ngành dệt may nội địa.

Thị trường xuất khẩu đối với mặt hàng này cần hướng tới vẫn là các nước phát triển có sức mua lớn như Hoa Kỳ, EU, Canađa, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia và các thị trường nhỏ lẻ nhưng đóng vai trò là trung tâm mua sắm của các khu vực như Hồng Kông, Singapore, Thụy Sĩ, Anh… Các thị trường mục tiêu được lựa chọn dựa trên cơ sở sau đây:

Hoa Kỳ: nhu cầu nhập khẩu những năm gần đây khoảng 78 tỷ

USD/năm, xuất khẩu của Việt Nam năm 2005 vào Hoa Kỳ chỉ chiếm 3,3% kim ngạch nhập khẩu của nước này, phấn đấu đến 2010 nâng tỷ lệ này lên trên 5% (đạt kim ngạch trên 4 tỷ USD).

EU: nhu cầu nhập khẩu những năm gần đây khoảng trên 168 tỷ

USD/năm, xuất khẩu của Việt Nam năm 2005 vào EU chỉ chiếm 0,5% kim ngạch nhập khẩu của khu vực này, phấn đấu đến 2010 nâng tỷ lệ này lên gần 5% (đạt kim ngạch trên 1,5 tỷ USD).

Nhật Bản: nhu cầu nhập khẩu những năm gần đây khoảng 20 tỷ

USD/năm, xuất khẩu của Việt Nam năm 2005 vào Nhật Bản chỉ chiếm 2,8% kim ngạch nhập khẩu của nước này, phấn đấu đến 2010 nâng tỷ lệ này lên trên 5% (đạt kim ngạch khoảng 1 tỷ USD).

3. ĐỊNH HƯỚNG CƠ CẤU HÀNG DỆT MAY XUẤT KHẨU

Muốn thực hiện kế hoạch năm nay và lộ trình đã nêu, ngoài những việc phải làm như phát triển công nghiệp phụ trợ để tăng giá trị xuất khẩu, triển khai kế hoạch 1 tỷ mét vuông vải xuất khẩu…thì một điều mà ngành dệt may Việt Nam phải làm là tổ chức thiết kế thời trang. Chỉ có chuyển mạnh sang thiết kế trang phục, ngành dệt may Việt Nam mới có thể “giã từ”

cương vị của một người gia công khổng lồ và trở thành ngành thời trang thực sự. Đây không chỉ là chuyện tăng thêm giá trị và lọt vào các thị trường hẹp mà chính là sự thay đổi về chất trong công nghiệp dệt may.

Kinh nghiệm của tất cả các nước và các công ty, các hãng thời trang thành công trên thế giới đều gắn với việc tổ chức thiết kế, tạo mẫu. Trung Quốc vượt qua giai đoạn “gia công” rất nhanh để trở thành một trung tâmthời trang quốc tế có kim ngạch xuất khẩu dệt may hàng trăm tỷ USD chính là nhờ chuyển nhanh sang thiết kế. Người giàu nhất Tây Ban Nha, ông Armancio Oitega vốn là thợ học nghề may đã thành công nhờ lập nên chuỗi cửa hàng bán sản phẩm may theo mô hình khép kín trọn gói từ khảo sát, thiết kế, sản xuất cho đến bán lẻ trực tiếp…Doanh thu của tập đoàn nhà Ortega đã đạt 4 tỷ euro và có mặt tại 1600 cửa hàng ở 50 quốc gia. Cái làm nên thành công và phát triển nhanh của Armamcio Ortega chính là tổ chức tốt khâu thiết kế. Tập đoàn này có cả một trung tâm thiết kế mẫu với 250 nhà thiết kế. Và quan trọng nữa là từ khi ra mẫu đến khi có hàng bán chỉ 11 ngày. Cứ hai lần mỗi tuần, các cửa hàng trong hệ thống lại có những mẫu hàng mới. Chính vì thế tập đoàn của Armancio Oitega luôn khuấy động thị trường may mặc và cuốn người tiêu dùng vào cuộc săn lùng các mẫu mới.

Bộ Công Thương Việt Nam cho rằng, thị trường này vẫn tiềm ẩn những rủi ro do Chương trình giám sát vẫn được duy trì và sẽ tiếp tục đánh giá số liệu 6 tháng tiếp theo vào tháng 3/2008. Bộ Thương mại Hoa Kỳ chưa đưa ra bất kỳ một hành động cụ thể nào nhằm giảm bớt tác động tiêu cực của Chương trình giám sát đối với hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam như không giảm bớt mặt hàng trong diện bị giám sát và cũng không nêu các tiêu chí điều kiện cụ thể làm cơ sở tự khởi kiện điều tra chống bán phá giá hàng dệt may Việt Nam. Khả năng cơ chế giám sát của Hoa Kỳ được duy trì cho đến hết năm 2008. Vì vậy các DN cần hợp tác chặt chẽ với các nhà nhập khẩu lớn Hoa Kỳ, thực hiện các đơn hàng có chất lượng và giá cao, lưu ý tránh nhận những đơn hàng đơn giản, giá trị thấp làm ảnh hưởng đến mức giá bình quân của cả nước, là cơ sở để phía Hoa Kỳ tự khởi kiện chống bán phá giá.

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu thị trường xuất khẩu của hàng dệt may xuất khẩu của việt nam thực trạng và giải pháp (Trang 30 - 34)