Những tồn tại của nền giáo dục nước ta

Một phần của tài liệu Đào tạo theo nhu cầu xã hội những định hướng và giải pháp (Trang 36 - 43)

I: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ TRUNG TÂM HỢP TÁC CHUYÊN GIA VÀ KỸ

2.Những tồn tại của nền giáo dục nước ta

Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, nền giáo dục nước ta còn tồn tại nhiều mặt cần được khắc phục kịp thời để sản phẩm của nền giáo dục nước ta nhạnh chóng đáp ứng nhu cầu của xã hội.

Thứ nhất: Nhiều trường đã đánh đồng quan điểm đào tạo theo nhu cầu là

đào tạo những ngày đang “nóng”.

Đây chỉ là giải pháp tạm thời cho nhu cầu hiện tại chứ không phải là cốt lõi của vấn đề đào tạo theo nhu cầu. Kết quả là nếu như những năm trước, các thí sinh chen chúc đua tranh vào các chuyên ngành y, dược, bách khoa ...rồi lại kinh tế, thương mại thì nay ưu tiên số 1 được chuyển qua các ngành “thị trường chứng khoán”, “đầu tư chứng khoán”. Và “sàn” tuyển sinh năm nay dưới áp lực của “sàn chứng khoán” đã chuyển hướng qua “nguyện vọng cổ phiếu” với mong muốn… đáp ứng nhu cầu xã hội. Khi dân tình nô nức “lên sàn” thì các cơ sở đào tạo cũng vội vã trưng biển, dán thông báo đào tạo “cấp tốc” để sau 8 tuần học… là có thể đầu tư chứng khoán có lãi!

Và dưới sức “nóng” này, trong những chương trình tư vấn tuyển sinh vừa qua, các trường ĐH, CĐ bỗng giật mình lo ngại một mùa hướng nghiệp mất cân đối khi số học sinh hỏi về ngành chứng khoán nhiều hơn các ngành học khác. Còn nhớ 5-7 năm về trước, một số trường kinh tế với quan điểm “đi tắt, đón đầu” đã cho mở các chuyên ngành đào tạo chứng khoán, song ngay lập tức bị xếp vào hạng “kém hấp dẫn” và phải đóng cửa vì không có hoặc có rất ít người học.

Nhưng giờ gió đã chuyển hướng, ngành chứng khoán được các thí sinh chọn nhiều hơn bao giờ hết. Và các trường – không có một sách lược nhất quán

khuyết nguồn nhân lực đang bị hụt hẫng? PGS-TS Trần Hoàng Ngân, Trưởng khoa Ngân hàng Trường ĐH Kinh tế TPHCM cho rằng chỉ trong 3 năm nữa, các công ty chứng khoán sẽ đủ nhân lực, nhu cầu sẽ chững lại. Bây giờ là “sốt” nhưng sau đó rất có thể xuất hiện tình trạng “thừa ảo” nhân lực.

Và điều này cũng từng xảy ra đối với các ngành “nóng” một thời như quản trị kinh doanh, công nghệ thông tin, công nghệ sinh học… dẫn đến kết cục bão hòa thị trường nhân lực. Theo đuổi ngành công nghệ sinh học trên cơ sở kỹ thuật hạt nhân, TS Lê Xuân Thám cho rằng, cái sự “làng nhàng” của cử nhân lĩnh vực sinh học hiện giờ là bởi có độ vênh giữa kiến thức thu nhận và thực tiễn phải cập nhật khi mà chúng ta chỉ lo phần “ngọn” với sự nhồi nhét, chồng chất thông tin trong khi phần “gốc” là khả năng tiếp cận, ứng dụng trong cuộc sống lại gần như không có. Đó cũng chính là cách lấy lượng đè chất và hậu quả là nguồn nhân lực thừa thì vẫn thừa mà thiếu vẫn hoàn thiếu: Nhân lực chất lượng cao thì thiếu trong khi dạng “bình dân” lại quá dư thừa.

Hiện nay còn tồn tại một xu hướng nữa làm mất cân bằng giữa thầy và thợ đó là tình trạng sính bằng ĐH, nhà nhà, người người đua nhau cho con đi học ĐH để mong con mình đổi đời. Người ta rất sợ làm nghề vì lương thợ trung cấp quá thấp trong khi đó nước ngoài trả lương thợ có tay nghề nhiều khi cao hơn lương ĐH chỉ biết lý thuyết và nghiên cứu.

Vì vậy ít người nghèo thích vào học trường nghề, mà chỉ muốn đi thẳng lên ĐH. Trong khi đó, phát triển kinh tế địa phương rất cần nguồn nhân lực có tay nghề, kỹ năng hiện đại trong sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, công nghiệp, các loại dịch vụ và chuẩn bị lao động xuất khẩu.

Trong thời đại WTO, nhu cầu nguồn nhân lực tay nghề này quan trọng gấp nhiều lần hơn nguồn lao động lý thuyết hàn lâm từ các ĐH mà phải mất ít

nhất 4 năm mới đào tạo được một ít phần trăm lao động ở mỗi địa phương. Do đó, chúng ta nên nhanh chóng điều chỉnh hành vi của con người để hướng con người đến với nhu cầu thực tế của nền kinh tế chứ không phải hư danh.

Thứ hai:Phương thức giáo dục

Nhìn lại phương thức giáo dục trước đây của nước ta, ai cũng thấy rõ nó còn quá nặng nề về lý thuyết, thiếu tính thực tiễn. Vấn đề này không chỉ tồn tại ngay từ cấp học mẫu giáo mà còn kéo dài đến tận cấp bậc đại học. Hầu hết các tiết thực hành của học sinh, hay những buổi kiến tập, thực tập của sinh viên đại học, cao đẳng hầu như bị bỏ qua và thay vào đó bằng những giờ học khác hoặc không được hướng dẫn cụ thể đối với cấp đại học và cao đẳng. Dẫn đến tình trạng khá phổ biến là học sinh, sinh viên nước ta nắm lý thuyết rất tốt nhưng khi áp dụng vào thực tiễn thì lại không biết vận dụng. Đây là điều mà hầu hết các nước trên thế giới đã nhận thức và chuyển hướng theo phương thức đào tạo gắn với thực tiễn.

Các trường đại học, cao đẳng, dạy nghề mới chỉ tập trung vào đào tạo những gì trường có, chứ không quan tâm đến nhu cầu xã hội cần nhân lực gì. Thực tế, nhiều trường vẫn chỉ quan tâm đến số lượng sinh viên đầu vào, mà không cần biết ra trường có tìm việc làm theo đúng ngành mình đào tạo hay không, có đáp ứng được yêu cầu cơ bản của nghề nghiệp không? Vì vậy, một tỷ lệ không nhỏ sinh viên tốt nghiệp hàng năm không đủ kiến thức và kỹ năng cần thiết để làm việc đúng theo trình độ của văn bằng được cấp. Đã vậy, kiến thức đó lại chưa đáp ứng được nhu cầu xã hội, của các doanh nghiệp. Song nguyên nhân dẫn đến tình trạng này cũng một phần do chi phí đầu tư cho cơ sở vật trang và trang thiết bị còn quá hạn hẹp.

tạo để hình thành con người toàn diện”, nên thường có xu hướng đào tạo đại trà cho nhiều học sinh. Lượng kiến thức và kỹ năng cũng được cung cấp cho học sinh theo hướng mở rộng ra nhiều lĩnh vực ngày càng chiếm ưu thế hơn so với đào tạo chuyên sâu các kiến thức, kỹ năng thuộc chuyên ngành hẹp. Chính vì thế, trong các cơ sở đào tạo hiện nay, việc cá biệt hóa đào tạo trong các trường học nếu có được thực hiện cũng luôn được gắn với việc đào tạo chung trên diện rộng, có vị trí thứ yếu hơn so với đào tạo đại trà theo kiểu “trăm hoa đua nở, trăm nhà đua tiếng”. Điều này làm cho sinh viên khi ra trường có thể làm việc trong nhiều ngành nghề khác với ngành nghề được coi là chuyên ngành của mình, nhưng hầu hết đều chỉ phát huy tác dụng sau khi đã được bổ túc nghiệp vụ, tập huấn thêm về các kỹ năng, kiến thức chuyên ngành đặc trưng. Theo Bộ Giáo dục Đào tạo, khảo sát về việc làm của sinh viên (năm 2006) sau khi tốt nghiệp các chương trình đào tạo cho thấy chỉ 50% sinh viên có việc làm khi tốt nghiệp, trong đó chỉ 30% là làm đúng ngành nghề đào tạo. Điều này cho thấy một thực trạng khá phổ biến hiện nay là đào tạo không đáp ứng nhu cầu xã hội, sinh viên ra trường không đáp ứng các yêu cầu cơ bản của nghề nghiệp ở trình độ tương ứng từ đó gây lãng phí lớn cho bản thân người học, nhà trường và xã hội.

Như vậy phương thức giáo dục cũ thực sự tồn tại quá nhiều những khiếm khuyết lớn cần được sửa đổi nhanh chóng để lao động của ta không còn là lỗi lo cho các doanh nghiệp khi mùa tuyển dụng đến.

Hệ quả của một nền giáo dục chạy theo nhu cầu thị trường và thiếu những tư vấn hướng nghiệp cho học sinh trước khi lựa chọn ngành nghề đó là một nền giáo dục với những sinh viên ra trường còn rất mơ hồ về ngành nghề minh học, còn nhiều băn khoăn về những kỹ năng cần có cho ngành nghề đó. Điều này khiến cho đội ngũ lao động tương lai tuy dồi dào song chất lượng không đáp ứng được nhu cầu xã hội, cung cầu lao động thiếu cần bằng. Cụ thể:

Thứ nhất: Nguồn nhân lực sau đào tạo tuy có dồi dào song chất lượng

còn cách xa so với nhu cầu của các doanh nghiệp

Sinh viên của chúng ta mặc dù phải học rất nhiều thứ nhưng ít được thực hành nên khi đi làm “đụng” đến công việc đều phải học lại cái lẽ ra phải được chuẩn bị từ trong trường ĐH. Nghĩa là, khi hỏi vấn đề gì thì tất cả đều trả lời rất chuẩn bằng những… khái niệm và định nghĩa có sẵn trong giáo trình. Và chỉ dừng lại ở mức đó. Thêm nữa là họ rất rụt rè khi phải phát biểu, trình bày kế hoạch. Thêm nữa là khi đi thi tuyển trong túi hồ sơ của ai cũng có 2-3 chứng chỉ về trình độ vi tính và bằng C tiếng Anh nhưng sau khi kiểm tra thì số “tạm tuyển” chỉ đạt chưa tới 10%! Còn về các kỹ năng như soạn thảo văn bản, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng tổ chức không gian làm việc, kỹ năng viết báo cáo, kỹ năng đàm phán và thuyết phục… thì lại rất kém và chỉ có mỗi cái tạm được là sức khỏe tốt.

Còn riêng khoản “sinh ngữ” thì càng có nhiều điều để nói. Ngay như ông giám đốc Công ty Saigontourist cũng phải than vãn có tới 70% số sinh viên tốt nghiệp khoa ngoại ngữ… chỉ được cái giỏi nói tiếng Việt. Theo kết quả một cuộc điều tra của Trung tâm Khảo thí và Đánh giá chất lượng đào tạo thuộc ĐHQG TPHCM thì - mặt bằng trình độ sinh viên bắt đầu năm thứ 3 chỉ mới đạt trong khoảng 360 - 370 điểm TOEFL hoặc 3,5 điểm IELTS - đây là số điểm ở trình độ rất thấp so với thế giới. Và ở mức “sơ khởi” này, sinh viên chưa thể tham gia vào các cuộc trao đổi ý kiến mà chỉ tiếp nhận thông tin đơn giản.

Đây là nguồn nhân lực có được từ các trường ĐH, CĐ, TCCN; còn ở tầm lao động giản đơn tình thế không có gì là khả quan. Ví dụ như: Đầu năm 2007, các KCN – KCX thành phố cần tuyển 10.000 lao động phổ thông cho các ngành

đồng/người/tháng, song tìm đỏ mắt cũng mới kiếm ra 20% số lao động đáp ứng được yêu cầu đặt ra. Với chất lượng như vậy, nguồn nhân lực Việt Nam khó có sức “bơi” được tới con tàu “WTO”.

Không chỉ có trong lĩnh vực kinh tế, thương mại các trường mới chú trọng chạy theo số lượng mà hầu hết ở tất cả các ngành nghề lĩnh vực nào đang “nóng” các trường đều liệt vào danh sách cần mở rộng quy mô càng lớn càng tốt. Điều này đã khiến cho sinh viên sau khi ra trường rất khó xin được công việc theo đúng chuyên ngành của mình, trong nước đã khó thì vươn ra nước ngoài còn khó hơn. Như trong một kỳ thi sát hạch CNTT của Hội đồng Sát hạch CNTT của các nước Châu Á ITPEC được tổ chức tại 7 nước Nhật Bản, Malaysia, Mông Cổ, Myanmar, Thái Lan, Philipins và Việt Nam mới đây cho thấy, cùng với độ khó của đề thi, tỷ lệ đạt của sinh viên các trường dạy nghề CNTT của Nhật Bản có thể đạt đến 70-80%, còn sinh viên các trường dạy nghề của Việt Nam chỉ có tỷ lệ đạt dưới mức 3%. Nguyên nhân của tình trạng trên là độ vênh còn quá lớn giữa hệ thống đào tạo và nhu cầu của ngành. Có thể thống kê một loạt những bất cập trong đào tạo, giáo dục CNTT hiện nay như: Phương thức, chương trình đào tạo chậm đổi mới, không phù hợp với yêu cầu, đặc thù ngành CNTT; Đào tạo chính quy có mức xã hội hoá thấp, không khai thông được nguồn lực đầu tư từ xã hội và tạo được động lực thúc đẩy sự đổi mới trong đào tạo... Tuy nhiên đây không phải là những bất cập chỉ có trong đào tạo CNTT mà nó là bất cập chung của nền giáo dục nước ta hiện nay.

Thứ hai:Mất cân bằng trong cung cầu lao động

Sự mất cân bằng này thể hiện rõ qua các con số: Cầu lao động năm 2007 tăng 7.097 điểm (tăng 67% so với năm trước đó). Trong khi đó, cung lao động chỉ tăng 22% so với năm 2006. Sự tăng mạnh về cung này là do sự phát triển

kinh tế vượt bậc, Việt Nam tham gia vào WTO, đầu tư nước ngoài cả gián tiếp và trực tiếp tăng nhanh chóng... song chúng ta lại chưa có sự chuẩn bị trước về cung lao động thể hiện hệ thống giáo dục và đào tạo chưa kịp bắt nhịp với sự phát triển về kinh tế, các doanh nghiệp chưa có sự chuẩn bị về nhân lực khi đất nước gia nhập WTO, chỉ sau khi gia nhập mới thấy được tầm quan trọng của nguồn nhân lực nên mới tìm những biện pháp giải quyết vấn đề lao động trước mắt chứ chưa thực sự có những biện pháp mang tính lâu dài. Đây là nguyên nhân khiến cho cung về lao động không theo kịp cầu.

Sự mất cân bằng về cung cầu lao động còn thể hiện ở trong cụ thể từng ngành nghề. Hiện nay đang có xu thế phát triển mạnh các ngành nghề như kế toán, ngân hàng, chứng khoán nên người học đổ xô đi học nếu không học đại học, cao đẳng thì học trung cấp cũng được hoặc chỉ cần vài ba tháng với các trung tâm là có ngay một chứng chỉ theo đúng chuyên ngành nay. Song người học không thể hiểu rằng chỉ với lượng kiến thức có được trong vài tháng đó không thể đủ để có thể làm ngay được công việc này. Đây cũng chính là nguyên nhân khiến cho rất nhiều sinh viên ra trường mỗi năm mà không thể tìm được công việc đúng chuyên ngành mặc dù nhu cầu xã hội là rất cần.

Trong khi đó những chuyên ngành như may mặc, da giày, đồ gỗ, chế biến thuỷ sản rất cần nhiều người thì lại không được người học quan tâm do học sinh có tâm lý học xong ngành này phải làm việc ở gần rừng và biển nên ngại. Hàng năm rất nhiều công ty chế biến gổ xuất khẩu, thủy sản xuất khẩu… ở ngay tại TPHCM, Hà Nội đã rao tuyển nhiều lần với số lượng lớn, nhưng vẫn không đủ, đến nổi họ phải “đặt hàng” nhà trường đào tạo theo địa chỉ cho họ, họ sẵn sàng trả chi phí cao…nhưng thiếu vẫn hoàn thiếu. Đây chính là một nghịch lý cần

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Đào tạo theo nhu cầu xã hội những định hướng và giải pháp (Trang 36 - 43)