Pháp luật bảo đảm quyền tự do sáng tạo, công bố, phổ biến xuất bản phẩm

Một phần của tài liệu Đổi mới & hoàn thiện pháp luật trong quản lý nhà nước về xuất bản ở việt nam hiện nay phương hướng và giải pháp (Trang 32 - 33)

I. HỆ THỐNG NHỮNG QUAN ĐIỂM ĐỔI MỚI VÀ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT TRONG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ XUẤT BẢN

1. Pháp luật bảo đảm quyền tự do sáng tạo, công bố, phổ biến xuất bản phẩm

bản phẩm

Pháp luật tạo lập hành lang, môi trường an toàn và thuận lợi cho công dân và các tổ chức tự do nghiên cứu, sáng tạo, công bố và phổ biến tác phẩm dưới hình thức xuất bản phẩm. Đồng thời thông qua cơ chế và bộ máy, nhà nước bảo vệ môi trường tự do cho hoạt động nghiên cứu, sáng tạo, công bố và phổ biến xuất bản phẩm. Tự do xuất bản là tự do trong khuôn khổ pháp luật, tự do trong trách nhiệm cao cả của người cầm bút, người chịu trách nhiệm xuất bản trước xã hội và bạn đọc. Đó là tự do của những ý tưởng cao đẹp, tiến bộ do con người và vì con người, hướng con người tới chân, thiện, mỹ. Những hoạt động sáng tạo, công bố và phổ biến xuất bản phẩm trái với pháp luật là hoạt động vô chính phủ. Bản thân những chủ thể đó đã tự đánh mất quyền tự do của mình, đặt mình ra ngoài cộng đồng, ngoài vòng pháp luật. Mặt khác hoạt động tự do sáng tạo, công bố và phổ biến xuất bản phẩm trong khuôn khổ pháp luật là góp phần củng cố, tăng cường pháp luật, đồng thời phát huy cao độ quyền cũng như năng lực sáng tạo của chính mình. Quyền tự do sáng tạo của chủ thể xuất bản chỉ thực sự có được khi hoạt động của mình

không ảnh hưởng tới quyền tự do sáng tạo của người khác và của cộng đồng. Tự do cá nhân trong tự do của đa số, của cộng đồng. Khi người cầm bút, người chịu trách nhiệm xuất bản do pháp luật quy định là bầu trời cao rộng cho sự sáng tạo.

Một phần của tài liệu Đổi mới & hoàn thiện pháp luật trong quản lý nhà nước về xuất bản ở việt nam hiện nay phương hướng và giải pháp (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(54 trang)
w