Hiệu quả sử dụng vốn lưu động

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần vật liệu xây dựng thái bình (Trang 55 - 83)

Vốn lưu động là một bộ phận quan trọng trong tổng số vốn sản xuất kinh doanh. Nó đảm bảo cho quá trình sản suất kinh doanh được diễn ra thường xuyên và liên tục. Sự luân chuyển VLĐ phản ánh rõ nét nhất tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp..

Để đánh giá hiệu quả sử dụng VLĐ tốt hay xấu, ta xét một số chỉ tiêu sau: HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG

1996,703 2150,091 4273,343

Đơn vị: Triệu đồng

STT Chỉ tiêu Năm Chênh lệch

2001 2002 2003 2002/2001 2003/2002 +/- % +/- % (1) VLĐ bình quân 2073,38 3211,7 2 3257,3 5 1138,3 4 55 45,63 1,7 (2) Doanh thu 5700 8100 13000 2400 42,1 4900 69,5 (3) Lợi nhuận 14,039 161,58 51,247 147,54 105 -110,33 -68,3

2 3 0 (4)=(2):(1) Số vòng quay 2,75 2,52 3,99 - 0,23 -8,4 1,47 58 (5)=360/(4) Sốngàychuchuyể n 131 143 91 8 6 -52 -36,4 (6)=(1)/(2) Hệ số đảm nhiệm 0,368 0,396 0,25 0,028 7,6 -0,146 -36,8 (7)=(3)/(1) Mức doanh lợi 0,0067 0,050 0,016 0,0433 646, 3 -0,034 -68

Nguồn: Báo cáo tài chính của công ty cổ phần vật liệu xây dựng Thái Bình năm 2001, 2002, 2003

Bảng phân tích cho thấy trong 3 năm gần đây, VLĐ bình quân tương đối ổn định và có chiều hướng tăng lên. Cụ thể: năm 2002 tăng so với năm 2001 là 1138,34 triệu đồng (tương đương 55%) và trong năm 2003 tăng 45,63 triệu đồng (tương đương 1,7%) so với năm 2002 nhưng tốc độ tăng doanh thu hàng năm không đều làm cho số vòng quay tăng giảm thất thường và tương ứng với thời gian một vòng luân chuyển VLĐ cũng gặp tình trạng như vậy.

• Vòng quay vốn lưu động.

Qua bảng trên ta thấy, năm 2002 vòng quay VLĐ giảm so với năm 2001 là 0,23 vòng tức 8,4%, năm 2003 tăng so với năm 2002 là 1,47 vòng tức 58%. Điều đó chứng tỏ công ty đã sử dụng VLĐ có hiệu quả đặc biệt là trong năm 2003 vừa qua.

Xem xét mức độ ảnh hưởng của doanh thu và VLĐ bình quân đến số vòng quay ta thấy năm 2002 so với năm 2001:

8100 5700

∆2002/2001 (doanh thu) = - = 1,16 2073,38 2073,38

8100 8100

∆2002/2001 (VLĐ) = - = - 1,39 3211,72 2073,38

Tổng mức độ ảnh hưởng: 1,16 - 1,39 = - 0,23

Như vậy do doanh thu tăng 2400 triệu đồng tức 42,1% làm cho vòng quay VLĐ tăng 1,16 đồng nhưng do lượng VLĐ tăng 1138,34 triệu đồng tức 55% làm cho vòng quay VLĐ giảm xuống 1,39 vòng. Do đó vòng quay VLĐ giảm 0,23 vòng.

So với năm 2002, mức độ ảnh hưởng của các nhân tố trong năm 2003 là: 13000 8100 ∆2003/2002 (doanh thu) = - = 1,53 3211,72 3211,72 13000 13000 ∆2003/2002 (VLĐ) = - = - 0,06 3257,35 3211,72 Tổng mức độ ảnh hưởng: 1,53 - 0,06 = 1,47

Như vậy doanh thu tăng 4900 triệu đồng tức 69,5% làm cho vòng quay VLĐ tăng 1,53 vòng. VLĐ tăng làm cho vòng quay VLĐ giảm 0,06 vòng. Tổng hợp cả hai nhân tố này làm cho vòng quay VLĐ tăng 1,47 vòng tức 58%. Điều này chứng tỏ công ty đã đầu tư mở rộng sản xuất có hiệu quả, sử dụng các biện pháp tiết kiệm các yếu tố đầu vào, tăng cường tiêu thụ sản phẩm làm tăng doanh thu, đẩy nhanh tốc độ luân chuyển của vốn lưu động.

• Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động.

Số vốn lưu động mà công ty bỏ ra để đạt được một đồng doanh thu năm 2001 tăng từ 0,368 đồng lên 0,396 đồng vào năm 2002 nhưng lại giảm xuống còn 0,25 đồng vào năm 2003. Như vậy , so với năm 2001, năm 2002 đã tăng 7,6% và năm 2003 giảm 36,8% so với năm 2002.

Như vậy để có được doanh thu như năm 2002, năm 2001 công ty phải mất số vốn lưu động là:

0,368 *8100 = 2980,8 triệu đồng

Như vậy so với năm 2001, năm 2002 công ty đã tiết kiệm được số vốn lưu động là:

3211,72 – 2980,8 = 230,92 triệu đồng.

So với năm 2002, năm 2003 đã tiết kiệm được số vốn lưu động là: 0,396 * 13000 – 3257,35 = 1890,65 triệu đồng.

• Mức doanh lợi vốn lưu động

Qua bảng phân tích ta thấy mức doanh lợi vốn lưu động có sự biến động tăng, giảm không ổn định. Năm 2002 tăng 7253% so với năm 2001 nhưng năm 2003 lại giảm 96,8% so với năm 2002. Nguyên nhân chính như đã đề cập ở phần trên là các chi phí khác, đặc biệt là chi phí bán hàng tăng nhanh làm cho lợi nhuận của công ty ngày một giảm.

Xem xét mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động:

- Năm 2002 so với năm 2001:

∆2002/2001 (VLĐ) = - = - 0,0278 3211,72 2073,38 161,582 14,039 ∆2002/2001 (LN) = - = 0,0711 2073,38 2073,38 Tổng hợp mức độ ảnh hưởng: - 0,0278 + 0,0711 = 0,0433

Như vậy, do lợi nhuận tăng làm tăng mức doanh lợi vốn lưu động 0,0711 đồng và do vốn lưu động tăng làm giảm mức doanh lợi 0,0278 đồng. Tổng hợp ảnh hưởng của hai yếu tố trên, mức doanh lợi vốn lưu động tăng 0,433 đồng tức 646,3%.

-Năm 2003 so với năm 2002:

51,247 51,247 ∆2003/2002 (VLĐ) = - = - 0,000223 3257,35 3211,72 51,247 161,582 ∆2003/2002 (LN) = - = - 0,034 3211,72 3211,72

Tổng hợp mức độ ảnh hưởng ta có: - 0,034 - 0,000223 = 0,034

Như vậy, lợi nhuận năm 2003 giảm 110,33 triệu đồng tức 68,3% so với năm 2002 đã làm mức doanh lợi vốn lưu động giảm 0,034 đồng. Vốn lưu động tăng 45,63 triệu đồng tức 1,7% đã làm cho mức doanh lợi vốn lưu động giảm 0,000223 đồng. Tổng hợp hai nhân tố trên mức doanh lợi vốn lưu động giảm 0,034 đồng tức 68% (do sự thay đổi của mức doanh lợi vốn lưu động giảm quá nhỏ).

2.3. Đánh giá tình hình sử dụng vốn của công ty 2.3.1 Những kết quả đạt được

Qua phân tích thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh và thông qua một số chỉ tiêu cụ thể ở trên ta có thể thấy rằng công ty đã sử dụng vốn có hiệu quả. Cụ thể:

- Sản lượng sản xuất các loại vật liệu xây dựng đã không ngừng tăng, mức độ tiêu thụ khá lớn làm cho doanh thu của công ty tăng nhanh, tăng vòng quay của vốn để tái sản xuất. Sản phẩm của công ty ngày càng có chỗ đứng trên thị trường.

- Công ty có khả năng thanh toán các nguồn vay ngắn hạn ngày càng tốt thể hiện qua chỉ tiêu TSLĐ/nợ ngắn hạn năm 2003 lớn hơn 100% (năm 2001 và năm 2002 nhỏ hơn 100%).

- Công ty đã tạo công ăn việc làm ổn định cho CBCNV công ty với mức lương khá cao (trung bình 0,95 triệu đồng/ người/tháng) và luôn thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đối với nhà nước.

- Công ty kinh doanh chủ yếu bằng nguồn vốn tự có là một thuận lợi rất lớn cho công ty trong việc chủ động, độc lập về vấn đề tài chính, đồng thời tiết kiệm được chi phí sử dụng vốn.

- Công ty luôn chú trọng đầu tư nâng cấp máy móc, thiết bị, dự trữ đầy đủ nguyên vật liệu để nâng công suất, tăng khối lượng sản phẩm tiêu thụ ra thị trường, tăng quy mô và chất lượng sản phẩm, tạo chỗ đứng vững chắc trên thị trường.

- Công ty đã thực hiện tốt các khâu từ lập kế hoạch huy động, kiểm tra tình hình sử dụng vốn, đảm bảo khả năng luân chuyển vốn lưu động bằng việc khai thác nguồn hàng và tiêu thụ hợp lý. Việc bán hàng thanh toán ngay trực tiếp với khách hàng đã làm cho công ty giảm được sự chiếm dụng vốn đồng thời tăng nhanh vốn để tiếp tục sản xuất.

2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân

Bên cạnh những thành tựu đạt được, việc sử dụng vốn của công ty còn có những hạn chế. Cụ thể:

- Mức doanh lợi vốn cố định và vốn lưu động của công ty thấp và không ổn định trong 3 năm gần đây.

- Tỷ suất lợi nhuận/doanh thu và lợi nhuận/vốn cũng ở mức thấp và không ổn định mặc dù vốn đầu tư và doanh thu vẫn tăng.

Những hạn chế nêu trên do những nguyên nhân cơ bản sau:

- Cơ cấu vốn chưa hợp lý: Là một đơn vị sản xuất kinh doanh đòi hỏi phải có lượng vốn lưu động khá lớn để đáp ứng nhanh nhu cầu về vốn nhưng thực tế thì so với tổng nguồn vốn, VLĐ chiếm tỷ trọng thấp - chỉ chiếm khoảng 45%. Do đó gây khó khăn cho công ty trong việc mở rộng sản xuất kinh doanh.

- Việc công ty phân loại TSCĐ không theo nguồn hình thành và hình thái biểu hiện đã gây khó khăn cho công ty trong việc quản lý vốn. Hiện nay công ty không được trích khấu hao TSCĐ vô hình mà có lúc khoản này lại lớn hơn khoản khấu hao TSCĐ hữu hình. Đây là điều tồn tại cố hữu của hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và của công ty cổ phần vật liệu xây dựng Thái Bình nói riêng và cần có biện pháp khắc phục.

- Một số khâu trong hoạt động kinh doanh chưa được quản lý chặt chẽ, việc sử dụng vốn còn lãng phí, kém hiệu quả.

Tóm lại, qua tình hình sản xuất kinh doanh của công ty trong thời gian qua và một số chỉ tiêu phân tích hiệu quả sử dụng vốn ta thấy: nói chung tình hình sử dụng vốn của công ty tương đối có hiệu quả, tuy nhiên bên cạnh đó vân còn một số mặt hạn chế làm cho hiệu quả sử dụng vốn của công ty chưa thật sự cao. Trong thời gian tới, công ty phải có những giải pháp thích hợp để khắc phục những hạn chế trên để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty mình.

CHƯƠNG III

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT LIỆU XÂY DỰNG THÁI BÌNH 3.1 Định hướng phát triển của công ty

Có thể nói rằng sản phẩm của công ty cổ phần vật liệu xây dựng Thái Bình ngày càng chiếm ưu thế trên thị trường trong và ngoài tỉnh. Công ty không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm bằng cách thường xuyên đổi mới quy trình công nghệ, đầu tư thêm máy móc thiết bị, mở rộng sản xuất,nâng cao công suất…

Bước sang thực hiện nhiệm vụ SXKD năm 2004, năm bản lề KH 5 năm tiếp tục sự nghiệp đổi mới, CNH, HĐH…phát huy nhữnng thành tích đạt được trong 10 năm liên tục phát triển vừa qua, CBCN Công ty cổ phần vật liệu xây dựng Thái Bình vô cùng phấn khởi, tự hào nguyện đoàn kết một lòng, tiếp tục phấn đấu hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ mà Đảng, cấp trên giao cho, xây dựng công ty không ngừng phát triển, vững mạnh về mọi mặt, thực hiện tốt đối với nghĩa vụ đối với nhà nước, bảo đảm việc làm và đời sống của người lao động không ngừng được cải thiện, phấn đấu trở thành một trong những doanh nghiệp hàng đầu của tỉnh.

Mục tiêu cụ thể của công ty trong năm 2004 như sau

Các chỉ tiêu ĐVT KH phấn đấu của CTY

Nộp ngân sách Triệu đồng 1350

Doanh thu ‘’ 15000

Giá trị SXCN ‘’ 15000

Tuy nhiên để đạt được mục tiêu, công ty cũng gặp không ít khó khăn thách thức:

Thứ nhất: Đó là sự cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các doanh nghiệp với nhau. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều sản phẩm gạch xây dựng khác nhau. Mặt hàng của công ty cổ phần vật liệu xây dựng Thái Bình đã được tiêu thụ ở nhiều địa phương và cũng được nhiều người ưa thích. Ngoài sản phẩm gạch đặc truyền thống, công ty còn sản xuất các loại gạch 4 lỗ, 6 lỗ phù hợp cả về chất lượng và giá cả. Trong khi đó công ty cổ phần vật liệu xây dựng Thái Bình mới chỉ sản xuất gạch 4,6 lỗ chỉ trong vòng 10 năm gần đây, trên cơ sở những thua lỗ của các xí nghiệp gạch như Quốc Tuấn, Vũ Hội... Sản phẩm của công ty chủ yếu được tiêu thụ ở Thái Bình và các tỉnh lân cận. Nhiều người tiêu dùng còn mơ hồ khi nói về sản phẩm gạch của nhà máy do công ty chưa thực hiện chiến dịch quảng cáo và các biện phấp đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm.

Thứ hai: Máy móc thiết bị trên dây truyền sản xuất chính đã qua sử dụng, khai thác hết công suất liên tục nhiều năm, đã hư hỏng, xuống cấp đòi hỏi phải có thời gian, kinh phí để đầu tư sửa chữa, nâng cấp, trong điều kiện vẫn phải củng cố, giữ vững và tăng cường thị phần để làm tiền đề phát triển sản phẩm trong chiến lược của công ty nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường ngày một nâng cao cả về số và chất lượng.

Thứ ba: Về nguồn vốn: Từ khi chuyển sang hình thức cổ phần công ty không được cấp vốn từ ngân sách nhà nước, trong khi đó nhu cầu về vốn của công ty khá lớn. Tính đến cuối năm 2003, tổng nguồn vốn của công ty là 9391,651 triệu. Ngoài các khoản phải trả, phải nộp hàng năm, công ty phải vay ngân hàng khoảng 3 tỷ đồng với lãi suất cao để đáp ứng nhu cầu nhập nguyên liệu và đầu tư xây dựng cơ bản. Đặc biệt với vấn đề đổi mới dây

chuyền công nghệ cần phải có số vốn rất lớn nhưng khả năng huy động vốn của doanh nghiệp lại rất hạn chế. Nếu vay ngân hàng thì hàng năm công ty sẽ phải trả một khoản lãi rất lớn. Công ty đã và đang tìm kiếm các nguồn khác nhau nhằm huy động nguồn vốn.

3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần vật liệu xây dựng Thái Bình.

Trên cơ sở phân tích thực trạng sử dụng vốn tại công ty cổ phần vật liệu xây dựng Thái Bình và định hướng phát triển của công ty, kết hợp những vấn đề lý luận về hiệu quả sử dụng vốn, chúng ta có thể đưa ra một số giải pháp sau:

3.2.1. Các giải pháp chung nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần vật liệu xây dựng Thái Bình.

3.2.1.1. Hoàn thiện công tác kế hoạch hóa trong quản lý và sản xuât kinh doanh

Công tác kế hoạch trong sản xuất kinh doanh đóng vai trò rất quan trọng trong việc điều hành quá trình sản xuất kinh doanh của công ty được liên tục, có hiệu quả và đạt được mục tiêu đề ra.

Việc xây dựng kế hoạch chủ yếu thuộc trách nhiệm của ban giám đốc, phòng kế toán, phòng kinh doanh nhưng để đạt hiệu quả cao hơn công ty nên phân công cán bộ chuyên trách theo dõi công tác sử dụng vốn thường xuyên theo định kỳ. Sau đó tổng hợp, đánh giá các số liệu về quá trình sử dụng vốn, phân tích nguyên nhân ảnh hưởng và các tác động đến quá trình hoạt động kinh doanh, từ đó có giải pháp và kiến nghị kịp thời để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.

Các kế hoạch chi tiết trong bản kế hoạch tổng thể và kế hoạch cụ thể từng năm nên bao gồm:

+ Kế hoạch, phương án về sản phẩm:

Hiệu quả sử dụng vốn trước hết được quyết định bởi việc doanh nghiệp có khả năng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm . Do vậy, bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng phải quan tâm đến việc sản xuất cái gì, bao nhiêu, tiêu thụ ở đâu, với mức giá như thế nào nhằm huy động mọi nguồn lực vào hoạt động, có được nhiều thu nhập, nhiều lãi. Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, quy mô và tính chất sản xuất kinh doanh không phải do chủ quan doanh nghiệp quyết định mà do thị trường quyết định, khả năng nhận biết, dự đoán thị trường và nắm bắt thời cơ…là những yếu tố quyết định thành công hay thất bại trong kinh doanh. Muốn thành công trong kinh doanh, doanh nghiệp cần phải có phương án, kế hoạch về kinh doanh, về sản phẩm. Các phương án này phải được xây dựng trên cơ sở tiếp cận thị trường, phải xuất phát từ nhu cầu thị trường. Với sản phẩm truyền thống và chủ yếu của công ty là gạch xây dựng, công ty cần phải thăm dò thị trường xem hiện nay chỗ đứng của sản phẩm công ty mình như thế nào? so với các đối thủ cạnh tranh ra sao, tìm hiểu

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần vật liệu xây dựng thái bình (Trang 55 - 83)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(83 trang)
w