Tối ưu mạng là một quá trình để cải thiện toàn bộ chất lượng mạng khi đã thử nghiệm bởi các thuê bao di động và đảm bảo rằng các nguồn tài nguyên mạng được sử dụng một cách hiệu quả. Quá trình tối ưu bao gồm:
- Đo đạc hiệu năng (các chỉ tiêu kỹ thuật). - Phân tích các kết quả đo đạc.
Giai đoạn đầu của quá trình tối ưu mạng là định nghĩa các tiêu chí hiệu năng chính bao gồm các các kết quả đo ở hệ thống quản lý mạng và số liệu đo ngoài hiện trường hay bất kỳ thông tin khác có thể sử dụng để xác định chất lượng dịch vụ.
Tiếp theo, việc phân tích các kết quả đo đạc nhằm mục đích phân tích chất lượng mạng để cung cấp cho nhà khai thác một bức tranh tổng quan về chất lượng và hiệu quả sử dụng. Phân tích chất lượng và báo cáo bao gồm việc lập kế hoạch về các trường hợp đo tại hiện trường và đo bằng hệ thống quản lý mạng. Sau khi đã đặc tả các chỉ tiêu chất lượng dịch vụ và đã phân tích số liệu thì có thể lập ra báo cáo điều tra. Đối với hệ thống thông tin di động 2G, thì chất lượng bao gồm: thống kê các cuộc gọi bị rớt, phân tích nguyên nhân bị rớt, thống kê chuyển giao và kết quả đo các lần gọi thành công. Các hệ thống thông tin di động 3G có các dịch vụ rất đa dạng nên cần phải đưa ra các định nghĩa mới về chất lượng dịch vụ.
Với sự trợ giúp của hệ thống quản lý và vận hành bảo dưỡng mạng (OSS) có thể phân tích thống kê hiệu suất mạng trong một khoảng thời gian đã sử dụng, hiện tại và dự báo cho tương lai. Ngoài ra, có thể phân tích hiệu suất thông qua các thuật toán quản lý tài nguyên vô tuyến Radio Resource Management – RRM và các thông số của chúng KPI điển hình như: tổng công suất phát trạm gốc, tổng phí chuyển giao mềm (SHO); tốc độ ngắt cuộc gọi; trễ dữ liệu gói... Sau đó tiến hành so sánh KPI với các giá trị mục tiêu sẽ chỉ ra các vấn đề tồn tại của mạng để có thể tiến hành điều chỉnh mạng.
Việc điều chỉnh mạng bao gồm: cập nhật các thông số RRM (ví dụ các thông số chuyển giao; các công suất kênh chung; số liệu gói); thay đổi hướng anten trạm gốc, có thể điều chỉnh hướng anten trạm gốc bằng bộ điều khiển từ xa trong một số trường hợp (như khi vùng chồng lấn với cell lân cận quá lớn, nhiễu cell cao và dung lượng hệ thống thấp).
Chương này trình bày một cách tổng quát quá trình quy hoạch mạng thông tin di động. Định cỡ mạng là pha đầu tiên quan trọng trong việc quy hoạch vô tuyến cho mạng thông tin di động. Đây là giai đoạn phức tạp và sự kết hợp hài hòa giữa nhiều yếu tố giữa lý thuyết và thực tế. Trong chương này không thể trình bày hết các yếu tố về quy hoạch mà chỉ đưa ra các vấn đề chính mang tính định hướng để áp dụng nghiên cứu tính toán cơ bản quy hoạch vô tuyến cho mạng UMTS - WCDMA, định cỡ mạng phân tích quỹ đường truyền vô tuyến áp dụng mô hình Hata COST231 để xác định số lượng NodeB. Việc phân tích dung lượng bao gồm việc đưa ra mô hình lưu lượng và cách chuyển đổi các loại dịch vụ khác nhau cũng như phương pháp tính dung lượng mạng vô tuyến để có thể đánh giá được khả năng đáp ứng của mạng.
Chương 3. Quy hoạch vô tuyến UMTS 3G
mạng Vinaphone khu vực Thành phố Vinh - Nghệ An
Thành phố Vinh là trung tâm chính trị kinh tế, văn hoá - xã hội của tỉnh Nghệ An, một tỉnh lớn nằm ở vùng Bắc Trung bộ. Với xu thế phát triển và bùng nổ của khoa học công nghệ, viễn thông đang là một trong những lĩnh vực được quan tâm và đầu tư nhiều nhất ở đây. Với những hạn chế của thế hệ thông tin di động thứ 2, hệ thống thông tin di động thế hệ 3 đang được nghiên cứu, hoàn thiện và tiến hành triển khai với quy mô ngày càng rộng lớn trên địa bàn thành phố.
Công nghệ 3G đang và sẽ trở thành một công nghệ tương lai, tạo ra nhiều cơ hội phát triển cho ngành viễn thông. Trong bối cảnh hội nhập hiện nay các quốc gia đang chay đua với công nghệ mới, việc triển khai công nghệ 3G là hết sức cần thiết.
Vì thế, chương cuối cùng của đồ án này trình bày về quy hoạch vô tuyến UMTS 3G cho mạng Vinaphone khu vực thành phố Vinh, đưa ra các dự báo, thông số, số liệu cụ thể để quy hoạch mạng 3G Vinaphone cho khu vực thành phố Vinh giai đoạn 2010 – 2014.