Các nhân vật khác.

Một phần của tài liệu On thi vao cap 3 (Trang 50 - 53)

II. Tìm hiểu văn bản.

2. Các nhân vật khác.

- Nhân vật xuất hiện trực tiếp - Nhân vật xuất hiện gián tiếp. a. Nhân vật xuất hiện trực tiếp

- Đây là người trung gian, tạo ra sự gặp gỡ giữa các nhân vật. * Bác lái xe:

- Là người sôi nổi có nhiều năm công tác, có nhiều kinh nghiệm. - Góp phần làm nổi bật nhân vật chính

- 32 năm chạy trên tuyến đường, hiểu tường tận SaPa.

- Qua lời kể của bác lái xe, cô gái và người đọc hồi hộp đón chờ sự xuất hiện của anh thanh niên.

* Nhân vật ông hoạ sĩ già:

- Là một nguời từng trải cuộc sống và am hiểu nghệ thuật; lời nói, cử chỉ, thái độ của ông làm cho nhân vật chính hiện ra rõ nét hơn, đồng thởi lại khơi gợi thêm nhiều khía cạnh ý nghĩa về cuộc sống, về nghệ thuật.

- Ngay phút đầu gặp anh thanh niên, bằng sự từng trải nghề nghiệp và niềm khát khao của người nghệ sỹ đi tìm đối tượng của nghệ thuật, ông đã xúc động bối rối vì hoạ sỹ đã bắt gặp một điều thật ra ông vẫn ao ước được biết. - Là người từng trải, khát khao nghệ thuật.

- Nhạy cảm, thâm trầm sâu sắc.

- Trước chàng trai trẻ đáng yêu, ông hoạ sĩ bỗng thấy như “nhọc quá” vì những điều làm cho người ta suy nghĩ về anh.

Chi tiết này giúp cho nhân vật chính hiện lên rõ nét hơn. * Cô kỹ sư trẻ

- Một kỹ sư trẻ vừa mới ra trường, xung phong lên miền núi heo hút công tác.

- Hồn nhiên, ý tứ kín đáo

- Tìm thấy lẽ sống hướng đi cho mình. - Bó hoa tinh thần, sự háo hức và mơ mộng.

- Những thu lượm bổ ích phong phú tươi non về nhận thức, tâm hồn, hiểu con đường cô đang đi tới, yên tâm và vững tin vào quyết định mà cô đã lựa chọn.

- Sức toả sáng của nhân vật chính (anh thanh niên) giúp cô có sức mạnh, vững tin hơn bước tiếp con đường mình đã chọn.

b. Nhân vật xuất hiện gián tiếp * Ông kỹ xư vườn rau.

* Anh cán bộ nghiên cứu sét.

Sự từ chối làm mẫu vẽ của anh thanh niên còn mở ra trước mắt người đọc cả đội ngũ những người tri thức cống hiến thầm lặng.

- Ông kỹ sư vườn rau Sa Pa ngày này sang ngày khác rình xem ong thụ phấn cho su hào như thế nào để cứ thế đi thụ phấn cho từng cây su hào cho củ ngọt hơn, to hơn.

- Anh cán bộ nghiên cứu sét “Mười một năm không một ngày xa cơ quan, không đi đến đâu mà tìm vợ”.

Họ đang ngày đêm lao động miệt mài, cống hiến thầm lặng, hy sinh cả tuổi trẻ hạnh phúc cá nhân, góp phần xây dựng đất nước.

Đằng sau cái sự lặng lẽ của Sa Pa là sự sôi động của những con người lao động mới đang ngày đêm miệt mài, âm thầm, lặng lẽ cống hiến, xây dựng tổ quốc.

Gọi chung chung như vậy nhằm khắc hoạ rõ chủ đề truyện: họ là những con người bình thường, giản dị không tên tuổi, họ ngày đêm lao động làm việc, hi sinh tuổi trẻ, gia đình, hạnh phúc (cống hiến thầm lặng).

Sự xuất hiện các nhân vật khác làm nổi bật khắc hoạ rõ nét nhân vật chính được soi rọi từ nhiều phía.

III. Tổng kết 1. Về nghệ thuật

- Kể tự nhiên, hấp dẫn.

- Truyện có nhiều chi tiết thực.

- Kết hợp tự sự, miêu tả, biểu cảm, nội tâm nhân vật. - Khắc hoạ rõ nét tính cách của nhân vật:

+ Qua lời nói, cử chỉ + Qua việc làm + Các mặt khác.

2. Về nội dung

Ca ngợi nét sống đẹp của con người lao động mới: cống hiến cho đời một cách âm thầm lặng lẽ, những con người có lý tưởng sống đẹp chấp nhận vị trí công tác khó khăn và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.

CHIẾC LƯỢC NGÀ

Nguyễn Quang Sáng

I.Đọc, tìm hiểu chung về văn bản 1.Tác giả - tác phẩm:

*Tác giả:

Nhà văn Nguyễn Quang Sáng sinh năm 1932. Quê quán: huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang. - Tham gia kháng chiến chống Pháp.

- 1945 tập kết ra Bắc, viết văn.

- Kháng chiến chống Mỹ ông về Nam Bộ tiếp tục kháng chiến, viết văn,… Ông viết nhiều thể loại : truyện ngắn, tiểu thuyết, kịch bản phim; đề tài chính; cuộc chiến đấu của nhân dân Nam Bộ.

Tác phẩm viết năm 1966, khi tác giả hoạt động ở chiến trường Nam Bộ thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước, được đưa vào tập truyện cùng tên. - Đoạn trích thuộc phần giữa truyện.

2.Đọc và tóm tắt truyện:

* Phần đầu của truyện trên đường cùng đoàn cán bộ đi công tác, ông Ba (tên người kể chuyên) được cô giao liên rất trẻ dẫn đường, đó là tuyến đường bọn địch lùng quét rất gắt gao.

- Hành lý và tư trang ông Ba mang theo chỉ có tài liệu và một kỷ vật của người bạn gửi ông trước lúc hy sinh, 1 cây lược bằng ngà voi nhờ ông đem

về trao tận tay cho người con gái.

* Phần trích học: Ông Sáu xa nhà đi kháng chiến mãi đến khi con gái lên 8 tuổi ông mới có dịp về nhà thăm con. Bé Thu không nhận ra cha vì vết sẹo trên mặt làm cho ông không còn giống với người trong ảnh chụp mà em biết, cho nên em đối xử với ba như người xa lạ.

- Đến lúc Thu nhận ra ba, tình cảm cha con thức dậy thật mãnh liệt trong em thì cũng là lúc ông Sáu phải ra đi.

- Ở nơi căn cứ, người cha giành hết tình cảm thương nhớ, yêu quý con và việc làm chiếc lược ngà để tặng cho cô con gái bé bỏng.

- Trong một trận càn ông đã hy sinh trước lúc nhắm mắt ông còn kịp trao chiếc lược ngà cho bạn.

- Tình huống truyện: 2 tình huống thể hiện sâu sắc tình cảm cha con ông Sáu.

+ Tình huống 1: Cuộc gặp gỡ của 1 cha con sau 8 năm, con không nhận cha, khi con nhận ra thì cha phải đi.

+ Tình huống 2: ở khu căn cứ, người cha dồn hết tình cảm làm cây lược tặng con. Lúc sắp hy sinh, ông chỉ kịp trao đồng đội chiếc lược nhờ chuyển cho con gái.

Tình huống 1 bộc lộ tình cảm mãnh liệt của Thu với cha. Tình huống 2 bộc lộ tình cảm sâu sắc của cha với con.

II.Đọc - hiểu văn bản

1.Tình cảm của bé Thu đồi với cha

Một phần của tài liệu On thi vao cap 3 (Trang 50 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(154 trang)
w