Đặc điểm sinh thái cây dứa nguyên liệu và yêu cầu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm địa lý vùng gò đồi huyện quỳnh lưu phục vụ quy hoạch vùng dứa nguyên liệu (Trang 30 - 67)

6. Quan điểm nghiên cứu và phơng pháp nghiên cứu

2.2Đặc điểm sinh thái cây dứa nguyên liệu và yêu cầu

về quy trình sản xuất dứa.

2.2.1. Sơ lợc về giá trị, đặc điểm của cây dứa.

Dứa là cây ăn quả nhiệt đới, quả màu vàng tơi hấp dẫn. Giá trị dinh d- ỡng cao, thịt giòn, nớc ép chua ngọt, ngon miệng, hơng thơm. Hàm lợng

chiếm 1/3 ; ngoài ra chủ yếu là đờng Glucôzo Và đờng Fructose), Prôtêin chiếm 0,6%, chất xơ thô chiếm 1,75%, axit hữu cơ 0,63%. Trong 100g thịt quả dứa còn chứa 24mg VitaminC; 0,08mg carôte ; 0,08mgB1; 0,02mgB2 ;

0,02mg nikethamicle axit, ngoài ra còn có các chất dinh dỡng cần thiết cho cơ thể nh Canxi, sắt, mangan, vitaminA, vitamin, chất béo…

Dứa là cây trồng lý tởng cho ngành trồng cây ăn quả. Thân thấp nhỏ, phiến lá đâm thẳng, thích hợp trồng dày và các thao tác cơ giới hoá, sinh sản tốt, dễ quản lý ít sâu bệnh. Lợng thuốc bảo vệ thực vật cần sử dụng ít, nên l- ợng thuốc lu lại trên quả ít. Vỏ quả dứa dày tơng đối cứng, so với các loại cây nhiệt đới khác rất dễ vận chuyển và bảo quản .

Toàn bộ cây dứa đều là nguyên liệu quý, giá trị sử dụng cao. Ngoài ăn quả tơi, dứa quả chủ yếu sử dụng để chế biến xuất khẩu ,hay chế thành các sản phẩm mứt quả. 60% phần d thừa sau chế biến có thể xử dụng sản xuất n- ớc ép , mật , rợu , axit xitic Bã dứa sau khi ép có thể sấy khô thành bột… làm thức ăn gia súc, lá dứa chứa 2-5% loại xơ dài có thể kết hợp với sợi lụa dệt thành loại vải cao cấp, hoặc dùng để bện thành dây thừng chịu nớc, vải bạt trong công nghiệp, giấy và gỗ ép. Thân dứa có chứa tinh bột, đặc biệt thân già (khoảng 10-15%) phần thân trong lòng đất còn chứa nhiều hơn, làm nguyên liệu sản xuất rợu, làm môi trờng nuôi cấy tế bào, cũng có thể dùng để ơm chồi non, chồi quả và chồi nách. Ngoài việc sử dụng làm cây giống, có thể làm thức ăn cho gia súc .

Dứa là cây a hạn, lá có gai hoặc không gai, hình ống máng do vậy tận dụng đợc lợng nớc ma ít ỏi. Số lá khoảng 70-80, lá già thờng héo đi. Thân ngắn 20 - 40cm .Chiều dài lá tơng đối đồng đều , phân bố đều xoè ra bốn phía thành hoa thị; ở chân lá đặc biệt là lá già có nhiều rễ ký sinh, do vậy thích hợp với việc phun các loại phân khoáng lên lá không qua bộ rễ phát triển dới đất. Lá dày biểu bì nhiều chất sáp cứng. Có khả năng chịu hạn . Số khí khổng là 60 - 70 trên 1mm2 so với 220 ở cây chuối , thể hiện khả năng

mất nớc thấp , mặt khác khí khổng chỉ mở ban đêm khi nhiệt độ thấp , nên lợng nớc thoát đi càng ít .

Dứa về nguồn gốc là cây ký sinh nên bộ dễ vừa ngắn vừa yếu, nhng rễ dứa lại đóng vai trò quan trọng đặc biệt trong việc hút chất dinh dỡng trên thân, ở nách một số lá có chồi. Cấu tạo chồi cũng giống thân: có trục giữa, lá, có rễ ký sinh. Chồi dính với thân bằng một cấu tạo giống nh cái mỏ, lắc mạnh có thể dứt ra khỏi thân. Chồi có đủ các khí quan của một cây mới do vậy thờng để nhân giống tốt hơn hạt.

Quả còn gọi là “phức hợp” vì gồm nhiều quả con, lớn lên từ những hoa đơn lẻ, cắm trên trục giữa lá thân chính của cây dứa. Mỗi hoa quả con gọi là một “mắt”, nh vậy một quả dứa có tới vài chục đến trăm “mắt”. Trên ngọn quả dứa là một chồi ngọn, cấu tạo nh một chồi tận cùng của thân chính dùng để nhân giống.

ảnh 1: Cây dứa Cayenne.

2.2.2. Những yêu cầu về điều kiện sinh thái.

+ Nhiệt độ: Trong các yếu tố sinh thái đặc biệt quan trọng là nhiệt. Dứa là cây a nhiệt, nhng không đòi hỏi quá cao, tốt nhất là nhiệt độ không cao quá 300c và nhiệt độ không dới 150 c. Vì nhiệt độ cao trên 35 -360

c không những không có lợi cho tích luỹ chất mà còn có thể trực tiếp làm cháy vỏ quả, đặc biệt những giống vỏ mỏng nh Cayenne không gai. Do vậy khi nhiệt độ lên quá cao phải buộc chụm lá lên ngọn che cho quả hoặc phủ cỏ khô . Còn dới 200c cùng với mùa khô ngày ngắn (thờng vào mùa đông ) số mắt sẽ ít, quả bé, năng suất thấp và độ ngọt giảm .

+ Về ánh sáng: Là cây đòi hỏi nhiều ánh sáng để năng suất cao, tổng số giờ nắng trung bình năm thích hợp cho cây dứa là 1600- 1700 giờ. Nhng nếu lợng bức xạ quá lớn (khi nhiệt độ lên tới trên 40oc) thì lá sẽ bị cháy vàng hoặc đỏ, do vậy cần có sự che nắng trong trờng hợp này của cây to khác.

+ Gió: Cây dứa do đặc tính thân thấp nên có khả năng chịu đợc gió thổi mạnh. Nhng do tính chất bộ rễ ngắn và thờng trồng trên đất đồi trống nên có thể chịu dợc tốc độ gió tối đa là 30m/s.

+ Độ ẩm và chế độ ma: Cây dứa đòi hỏi đợc trồng ở các vùng có khí hậu tơng đối khô hạn, do vậy phát triển ở những vùng lợng ma thấp (600 - 1 500 mm/năm) và mùa khô kéo dài nhiều tháng, có thể trồng ở cả những nơi lợng ma khoảng 450 – 500 mm/năm . Nếu mỗi tháng lợng ma từ 80-100 mm thì coi nh đủ yêu cầu của cây dứa. Nhờ kết cấu cây dứa mà cây có thể sống ở những điều kiện độ ẩm trung bình: 80 - 820.

Mặc dù chỉ đòi hỏi lợng nớc không đều nhng năng suất phụ thuộc lớn vào việc thoả mãn yêu cầu về nớc của nó. Do bộ rễ yếu và nông nên khả năng hút nớc thấp, việc chống hạn cho dứa có một vai trò đặc biệt quan trọng để cây sinh trởng tốt (Có thể bằng các biện pháp thuỷ lợi, phối hợp phủ cỏ, phủ ni lông chống bốc hơi ) .

+ Yêu cầu về đất trồng: Cây dứa không kén đất, u điểm lớn nhất của cây dứa mà các cây khác khó có đợc đó là có thể phát triển ở các vùng hạn, đất xấu, đất bạc màu, khô cằn. Mặc dù vậy, do đặc tính bộ rễ yếu nên phát triển mạnh trên tầng đất mặt tơi xốp, thoáng, nhiều dinh dỡng và đặc biệt thoát nớc tốt, không trồng dứa ở vùng tù đọng, ẩm thấp, đất nhiều mùn, dính kết dứa sẽ dễ bị bệnh, kém phát triển.

Vẫn phải bón phân hữu cơ cho dứa vì đất trồng dứa chủ yếu có thành phần cơ giới nhẹ, đất nông thêm vào đó ở vùng nhiệt đới ma nhiều dễ làm đất mất kết cấu nếu không có một lợng chất hữu cơ nhất định. Do vậy vào

khi thu hoạch thờng dùng bừa để nghiền nát thân và lá dứa rồi trộn với đất để cho hoai, nhằm cải tạo kết cấu đất.

Đối với đất trồng dứa, phải có độ chua PH từ 4,5 - 5,5 (có khi từ 4 - 5). Tuỳ giống dứa, giống Cayenne chịu sự thay đổi PH tốt hơn, còn với dứa ta (Spanich) thì phải là đất chua. Do yêu cầu về đất chua mà dứa ít nhu cầu về canxi, do vậy có thể bón cacbonat hạn chế. Nhng mặt khác lại có yêu cầu cao với kali để trồng dứa, một đặc tính của dứa là không cần nhiều lân, lân ít có hiệu lực đối với sự phát triển của dứa.

Nh vậy, cây dứa rất dễ sinh trởng ở những vùng đất đồi có bề mặt tơi xốp, tuy không yêu cầu nhiều về dinh dỡng nhng cần phải bổ sung một cách cân đối và hợp lí để năng suất cao.

Do nội dung của đề tài nghiên cứu là các giống dứa trồng làm nguyên liệu cho công nghiệp chế biến mà ở đây cơ bản là giống dứa Cayenne và Queen, vì vậy, về chi tiết hơn các giống dứa này có những đặc điểm sinh thái sau:

- Giống dứa Cayenne: cây lớn, xoè rộng lá có gai hoặc không gai, có chồi cuống nhng ít chồi nách, ở chân lá có màu lục nhạt, cuống quả ngắn, hoa màu cà. Quả to, sinh sống phát triển nhanh, cho sản lợng cao, mắt dứa to và bẹt, khi chín vỏ màu vàng cam, không xơ, trong màu vàng nhạt, vị ngọt chua, nhiều nớc.

Đối với giống dứa Cayenne, thời gian sinh trởng dài (20 - 24 tháng), khi ra hoa đòi hỏi xử lí đúng kĩ thuật do vậy nếu không thực hiện tốt sẽ không ra hoa hoặc ra hoa không đúng vụ, khả năng chống chịu không cao nên dễ bị sâu bệnh, do vậy cần chú ý công tác phòng trừ . Nói chung đòi hỏi cao ở khâu chăm sóc.

ảnh 2: cán bộ kĩ thuật thăm vờn dứa Cayenne tại xã Quỳnh Châu .

- Giống dứa Queen: Đã đợc trồng tơng đối lâu trên đất đồi thấp hơn dứa Cayenne, số lợng chồi cuống thờng ít phát triển nhng rất nhiều chồi nách, lá ngắn và hẹp, rất nhiều gai cong dạng móc câu, chân lá màu lục hơi đỏ, cuống quả ngắn màu hoa cà, quả không to bằng giống Cayenne nhng mắt quả to hơn, quả hình ống, chóp cụt; khi chín vỏ vàng, trong vàng dòn, vị ngọt không chua, giống dứa này không kén đất bằng dứa Cayenne, nhiều chồi nên đảm bảo về nguồn giống.

2.2.3. Những yêu cầu về quy trình kỹ thuật sản xuất dứa. Trồng dứa làm nguyên liệu có nghĩa là phải tiến hành trồng trên diện rộng với trình độ thâm canh cao , đòi hỏi năng suất cao và chín đồng loạt . Do vậy đặt ra yêu cầu phải trồng theo đúng kỹ thuật .

Chọn vùng đất đồi, độ dốc thấp, đất xốp, nhẹ, không lẫn nhiều sỏi đá, thoát nớc tốt, không trồng xen với cây khác vì đòi nhiều ánh sáng (ở những nơi hạn thì có thể trồng dới bóng những cây lớn). Về làm đất phải làm kỹ, và sạch dễ ngầm, cỏ dại, cày sâu 30 - 40 cm, rạch hàng sâu12 –15 cm để bón phân . (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đối với những vùng đất tơng đối bằng phẳng, thiết kế lô trồng theo băng hàng kiểu bàn cờ, có các trục chính lớn, nối liền các lô trồng bằng các đờng nhánh ngời có thể đi lại, mỗi băng thờng trồng kép 2 hàng một, trên mỗi băng hai hàng cách nhau 40 cm, giữa hai băng hàng nọ cách hàng kia 80 cm, nh vậy 1m2 có khoảng 5,5 cây.

ở vùng địa hình dốc hơn (độ dốc lớn hơn 80), thiết kế lô trồng cần chú ý hiện tợng xói mòn, do vậy thiết kế theo đờng đồng mức có hệ thống ngăn dòng chảy, có hệ thống trục chính và đờng liên hồi, đờng nhánh, bề mặt đ- ờng trục chính nghiêng về phía trong dốc một góc 5 - 10 0 để hạn chế chảy tràn .

+ Chuẩn bị chồi :

Chọn chồi giống đều cho mỗi lô trồng để tiện xử lý ra hoa , do yêu cầu 100% cây dứa chín một lúc do vậy tất cả các chồi phải cùng một chất l- ợng, trọng lợng, thờng là chồi ngọn hoặc chồi nách, trọng lợng khi trồng khoảng 300 - 350g, trớc khi trồng cần bóc các lá ở gốc chồi .

+Thời vụ trồng :

Tại Quỳnh Lu, dứa sẽ đợc trồng vào 2 vụ /3 năm . Vụ xuân trồng tháng 2 - tháng 3. Vụ chính tháng 8 - tháng 10. Vào vụ chính, thời điểm dứa lớn vào tháng 12 - tháng 1, nhiệt độ thấp, ngày ngắn là yếu tố kích thích ra hoa và chín vào tháng 5 - tháng 6 .

Do đặc điểm rễ dứa nên phải bón nóng, trực tiếp quanh gốc, không bón nhiều đạm sẽ hạn chế ra hoa, nên bón lót trớc khi trồng bằng phân chuồng, bón thúc nhiều lần vào các thời điểm khi lớn, ra hoa và phát triển quả .

Không bón nhiều super lân mà nên băm nát thân lá , trộn đất bón cho cây .Nhiều nơi trồng dứa không tới nớc nhng dứa vẫn cần nớc để nâng cao năng suất , giảm thời gian sinh trởng nên cần có biện pháp tới cho dứa phòng trừ cỏ dại để tăng năng suất , do vậy phải diệt cỏ hoặc phủ ni lông phòng trừ sâu bệnh: phổ biến sâu bệnh hại dứa là rệp sát, bệnh thối nõn và tuyến trùng. Để phòng trừ khi trồng phải xử lý chồi giống (nhúng gốc chồi vào dung dịch este của H2SO4 nồng độ 0,02%), làm sạch cỏ phun thuốc phòng rệp 5-6 tuần/lần.

+Xử lý ra hoa:

Phải chọn đúng thời điểm (trồng khoảng10 tháng có thể xử lý) có thể dùng nhiều hoá chất kích thích nhng chủ yếu dùng cacbuacanxi(C2H2) còn gọi là đất đèn, hoà với nớc thành dung dịch (1 lít nớc 4 - 5 g đất đèn), đổ vào giữa ngọn, vào ban đêm khi nhiệt độ thấp. Nếu xử lý xong gặp ma phải xử lý lại, để ra hoa đều nên xử lý kép 2 lần cách nhau 1 ngày.

+Thu hoạch và bảo quản:

Trớc khi thu hoạch cần chống đổ cho dứa, tỉa bớt chồi nách, giảm kích thớc chồi ngọn, bảo vệ quả dứa khi bức xạ quá cao. Khi vỏ có màu vàng sẫm và trên năm hàng mắt mở thì thu hoạch, để cuống dài .

Để đáp ứng nhu cầu về nguyên liệu dứa quanh năm, có thể tiến hành trồng dứa rải vụ, nh vậy cần có quy trình trồng và chăm sóc cụ thể hơn .

ảnh 3: Thu hoạch dứa ở vùng nguyên liệu của huyện Quỳnh Lu.

2.3. nghiên cứu mức độ thích nghi của cây dứa với điều

kiện vùng gò đồi huyện Quỳnh Lu.

2.3.1. Sự thích nghi với điều kiện tự nhiên.

Đặc điểm khí hậu nóng ẩm, lợng ma nhiều vào mùa hè, phù hợp với sự sinh trởng và phát triển của cây dứa đặc biệt lại có thời kỳ nhiệt độ thấp, ngày ngắn (tháng 12 - tháng 2) thuận lợi trong kích thích dứa ra hoa. Thời kỳ nắng nóng sau đó tạo điều kiện cho quả dứa phát triển nhanh. Vùng gò đồi Quỳnh Lu thờng chịu tác động của gió bão lớn nhng cây dứa có thân thấp do vậy ít bị gió bão tác động.

Đặc điểm đất đai vùng gò đồi cho thấy hoàn toàn thuận lợi để tiến hành trồng dứa. Vùng tập trung một diện tích lớn đất đồi, có bề mặt tơi xốp, thoáng khí, dễ thoát nớc, độ ẩm vừa phải, thành phần vi lợng phù hợp với yêu cầu của cây dứa. Mặt khác diện tích đất đồi hoang cha đa vào sử dụng còn tơng đối lớn, là tiềm năng cho mở rộng vùng trồng dứa, hình thành vùng chuyên canh dứa. Qua tìm hiểu cũng cho thấy rằng đất vùng gò đồi tơng đối

khô cằn, nguồn dinh dỡng hạn chế mà đặc trng cây dứa lại giỏi chịu hạn và có thể phát triển trên đất xâú, do vậy đất có thể đa vào trồng dứa nhiều cho hiệu quả kinh tế cao hơn hẳn nếu trồng các cây khác nh vậy đất trồng dứa không cạnh tranh với đất trồng các cây ăn quả, cây công nghiệp.

Nguồn nớc tới cần thiết cho vùng trồng dứa bớc đầu đợc cung cấp từ l- ợng ma hàng năm, các suối, hồ, giếng đào. Về cơ bản nguồn nớc vẫn là khó khăn của vùng gò đồi . Mặc dù vậy, cây dứa không đòi hỏi nhiều nớc, có khả năng chịu hạn do vậy chỉ cần hộ trợ thêm bằng các biện pháp thuỷ lợi thì vẫn đảm bảo cho vùng dứa phát triển. Cụ thể mức độ thích nghi đợc biểu thị ở bảng sau:

Bảng 6: So sánh các yêu cầu sinh thái của cây dứa với điều kiện tự nhiên vùng gò đồi huyện Quỳnh Lu.

Các yếu tố Điều kiện tự

nhiên vùng gò đồi.

Yêu cầu sinh thái cây dứa.

Nhận xét Khí hậu Nhiệt độ tối cao 39,70 c 350c Khá thích nghi

Nhiệt độ tối thấp 120c 150c Rất thích nghi

Số giờ nắng/năm. 1400 - 1500 1450 - 1600 Rất thích nghi Tốc độ gió 11 m/s – 20 m/s Dới 30 m/s Rất thích nghi Lợng ma tbnăm; Độ ẩm. 1500 – 1650 mm 82 - 860 600 – 1500 mm 80 - 830 Thích nghi Khá thích nghi Đất đai Độ dốc 8 – 200 5 - 200 Rất thích nghi Tầng mặt 20 –70 cm Trên 20 cm Rất thích nghi độ PH 3,5 - 5 4,4 - 5 Khá thích nghi đặc tính khác Ngèo dinh dỡng ít đạm, kali, lân.Xốp tầng mặt, thoáng khí. Không nhiều lân, đạm. Đòi hỏi đất xốp, thoáng khí. Rất thích nghi

Qua bảng so sánh trên cho thấy về điều kiện tự nhiên vùng gò đồi

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm địa lý vùng gò đồi huyện quỳnh lưu phục vụ quy hoạch vùng dứa nguyên liệu (Trang 30 - 67)