Công tác thường xuyên: TCCB và đào tạo, quản lý KHTC, thông ti n xuất bản,

Một phần của tài liệu Báo cáo Hoạt động năm 2010 Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam (Trang 92 - 94)

10. Phương hướng kế hoạch năm tới

10.3. Công tác thường xuyên: TCCB và đào tạo, quản lý KHTC, thông ti n xuất bản,

- xuất bản, HTQT

a) Công tác tổ chức - cán bộ và đào tạo

Viện tiếp tục tiến hành sắp xếp lại các doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, các đơn vị 35 theo phương án đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; triển khai công tác quy hoạch, bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo các cấp theo quy chế mới. Triển khai thực hiện việc phân cấp quản lý cán bộ, tổ chức và kiện toàn các Hội đồng khoa học ngành, liên ngành theo Quy chế mới. Tiếp tục thực hiện tốt Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, viên chức, công tác thi nâng ngạch, công tác phong học hàm học vị.

Đẩy mạnh công tác đào tạo sau đại học, gắn kết nghiên cứu với đào tạo. Tham gia phối hợp với Bộ GD-ĐT triển khai thực hiện dự án xây dựng trường Đại học Khoa học Công nghệ Hà Nội, trong đó nguồn cán bộ nghiên cứu trình độ cao của Viện sẽ được huy động và đóng vai trò nòng cốt. Hoàn thiện và sớm trình Chính phủ đề án thành lập Học viện Khoa học và Công nghệ trực thuộc

Viện KHCNVN. Xây dựng và hoàn thiện đề án thành lập Trung tâm Vũ trụ Quốc gia, dự kiến trình Thủ tướng Chính phủ vào năm 2011.

Thành lập lại các Hội đồng Khoa học cấp viện KHCNVN theo quy hoạch tổng thể phát triển Viện KHCNVN đến năm 2020.

Hoàn thiện các quy trình xử lý công việc và xây dựng Quy chế phối hợp giữa các tổ chức giúp Chủ tịch Viện nhằm xây dựng quy trình xử lý công việc một cách khoa học, hợp lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả của công tác quản lý điều hành.

b) Công tác quản lý kế hoạch - tài chính

Rà soát lại phương án phân bổ kinh phí chi thường xuyên (kể cả kinh phí hoạt động của hệ thống đài, trạm) của Viện KHCNVN, thực hiện việc phân bổ kinh phí mới phù hợp với tình hình thực tế và sự biến động của các đơn vị, phù hợp với quy hoạch phát triển của Viện. Thử nghiệm, lấy ý kiến trong năm 2011 để thực hiện phương án phân bổ kinh phí mới kể từ năm 2012.

Tiếp tục tăng cường các biện pháp quản lý, hướng dẫn, kiểm tra nhằm đảm bảo thực thi các quy định của Luật Ngân sách, Luật Kế toán và Luật thực hành, tiết kiệm chống lãng phí.

Tiếp tục rà soát, ban hành các văn bản, quy định về quy trình xây dựng kế hoạch, đặc biệt là khâu đề xuất và phê duyệt các đề tài nghiên cứu, triển khai và các dự án đầu tư, nhằm nâng cao chất lượng và bảo đảm tính dân chủ, công khai minh bạch, nâng cao tính hiệu quả.

Tăng cường công tác kiểm tra giám sát việc thực hiện dự toán ngân sách, việc triển khai thực hiện các đề tài, dự án KHCN các cấp, việc sử dụng tiết kiệm và hiệu quả các trang thiết bị và diện tích làm việc của từng đơn vị trong toàn Viện; đẩy nhanh tiến độ hoàn thành báo cáo quyết toán ở các đơn vị.

c) Hoạt động thông tin, xuất bản, HTQT

Tiếp tục đẩy mạnh việc nâng cao chất lượng xuất bản và tăng cường kinh phí hoạt động của 12 tạp chí chuyên ngành, phấn đấu có 1-3 tạp chí của Viện đạt trình độ quốc tế, được đưa vào danh sách SCI hoặc SCI-E của ISI. Viện chủ trương trong vòng 5 năm ( 2010 – 2014) sẽ đầu tư mỗi năm khoảng 5 tỷ đồng cho dự án nâng cấp các tạp chí KHCN của Viện KHCNVN. Tăng cường hội thảo, đánh giá và định hướng kịp thời để đạt được mục tiêu.

Tăng cường và nâng cao chất lượng hoạt động của thư viện, tiếp tục triển khai xây dựng thư viện điện tử, tăng kinh phí mua các tạp chí khoa học công nghệ ngoại văn, trong đó có các tạp chí on-line.

Tiếp tục hoàn thiện hạ tầng công nghệ thông tin của Viện tại khu nghiên cứu Nghĩa Đô và của các đơn vị, nâng cấp mạng, tiếp tục cải tiến nâng cấp trang tin điện tử tiếng Việt và tiếng Anh của Viện.

Tiếp tục mở rộng quan hệ HTQT với các nhà tài trợ, các đối tác nước ngoài theo hướng đa dạng hoá, đa phương hoá các quan hệ quốc tế, đặc biệt là củng cố và phát triển quan hệ với các nước có quan hệ truyền thống lâu đời, các nước láng giềng. Tiếp tục chủ động hội nhập quốc tế sâu rộng. Tăng cường đội ngũ cán bộ làm công tác quốc tế đáp ứng tốt nhiệm vụ trong tình hình mới. Cụ thể là:

- Tập trung trọng tâm các hoạt động HTQT với một số đối tác then chốt; - Củng cố, tăng cường và mở rộng các hoạt động HTQT với các nước Tây Âu (Đức, Thụy Điển, Đanh Mạch, Hà Lan,…);

- Mở rộng quan hệ HTQT với Lào, xây dựng chương trình hợp tác để tận dụng nguồn vốn ODA và Viện trợ không hoàn lại của Việt Nam cho Lào thông qua các hoạt động đào tạo, chuyển giao khoa học công nghệ và các dự án điều tra, đánh giá tài nguyên thiên nhiên khu vực biên giới Việt Lào;

- Xây dựng đề cương trình Bộ KHCN nhằm tăng cường kinh phí từ Bộ cho các dự án HTQT song phương của Viện KHCNVN.

Một phần của tài liệu Báo cáo Hoạt động năm 2010 Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam (Trang 92 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)