THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VÀ SỬ DỤNG VỐN TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ SẢN XUẤT Ở HUYỆN

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn tốt nghiệp “Thực trạng huy động và sử dụng vốn tín dụng ngân hàng để phát triển kinh tế hộ sản xuất ở huyện Thanh Trì” pdf (Trang 30 - 36)

HÀNG ĐỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ SẢN XUẤT Ở HUYỆN

THANH TRÌ

I. Khái quát đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội có ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng hộ sản xuất của NHNo & PTNT huyện Thanh Trì.

1. Vài nét về đặc điểm tự nhiên - kinh tế - xã hội của huyện Thanh Trì có ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng ngân hàng.

1.1. Vị trí địa lý.

Thanh Trì là huyện ngoại thành cửa ngõ phía Nam thủ đô Hà Nội, trên

đường trục quốc lộ 1A. Phía Bắc và Tây Bắc giáp quận Hai Bà Trưng và quận

Đống Đa. Phía Nam, Tây nam giáp tỉnh Hà Tây (Thị xã Hà Đông và Huyện Thường Tín). Phía Đông và Đông Nam giáp huyện Gia Lâm với rang giới tệ

nhiên là sông Hồng.

Toạ độ địa lý của Thanh Trì từ 20050 đến 21000 vĩ độ Bắc và từ

105045 đến 10056 kinh độĐông.

Chiều dài Bắc Nam tương ứng với chiều dài Đông sang Tây vào khoảng 100 Km. Có tổng diện tự nhiên 9988,54 ha.

1.2. Về nguồn nước:

Thanh Trì có 6 con sông chảy qua, trong đó có hai con sông lớn, đó là sông Hồng và sông Nhuệ. Riêng sông Hồng hàng năm bồi đắp phù sa cho khoảng 800 ha, đồng thời còn có khả năng cho hàng vạn m3 cát. Và sông Nhuệ là con sông tiêu nước chính của huyện cùng với 4 sông là: Sông Lừ, sông Sét, sông Tô Lịch, sông Kim Ngưu từ nội thành chảy ra. Hàng năm 4 nhánh sông này vận chuyển khoảng 100 triệu m3 nước thải của nội thành chảy ra, đây là mặt thuận lợi để phát triển chăn nuôi cá của Thanh Trì. Tuy nhiên lượng nước thải ở đô thị dồn về Thanh Trì chưa qua xử lý cũng đang đặt ra nhiều vấn đề cần được giải quyết để phát triển nền nông nghiệp sinh thái bền vững.

1.3. Địa hình và đất đai của huyện.

Thanh Trì là vùng đồng bằng trũng, có cao độ trung bình 4-4,5 m. Cao nhất là 6,5 m, thấp nhất là 2,5 - 2,8 m được xếp vào vùng ô trũng ven đô của

đồng bằng sông Hồng. Địa hình biến đổi phức tạp nghiêng và dốc từ Tây Bắc xuống Đông Nam, hình thành những vùng trũng cục bộ liên tiếp. Khu vực

ngoài đê gồm 4 xã ven sông Hồng, thổ cư là sống đất bồi cao nằm giữa đê và lòng sông cao khoảng 8 - 9,5 m, đồng bãi có cao độ 7 - 7,5m nhiều đầm hồ

chạy dài theo chân đê giữa được nước khi sông cạn. Phần trong đê gồm 21 xã và một thị trấn (Văn Điển) bị chia cắt bởi ba trục đường đê sông Hồng, quốc lộ 1A, đường sông Tô Lịch, các trục đường cao ngang Pháp Văn - Yên Sở, Văn Điển - Đồng Chì, đường 70A... và các con sông tiêu nước chảy của thành phố.

Đất đai chủ yếu được kiến tạo trên đất phù sa cổ 80% là đất thịt nặng, còn lại là cát phù sa sông Hồng bồi đắp hàng năm.

Về độ dày của đất trên 1 m, độ dốc dưới 1506 và không bị nhiễm mặn

đều đạt 100% diện tích đất canh tác. Có 486 ha (chiếm 11% đất canh tác) thuộc đất có độ phì nhiêu trung bình, số còn lại thuộc loại đất tốt. Chân đất thịt năng hay sét có 2021 ha (chiếm 46,2%0 đất khó tưới 884 ha (chiếm 20,2%) đất bị ngập dài ngày 1.119 ha (chiếm 27,4%).

Đất đai của huyện Thanh Trì chủ yếu là đất bãi, đất đồng có độ phì nhiêu cao phù hợp với phát triển, trồng lúa, rau, màu hoa... Do hiểu rõ chất

đất trong những năm gần đây người dân trong huyện đã bước chuyển hướng cây trồng có giá trị cao gấp 5 - 10 lần cây lúa.

Về mặt sông ngòi, trên địa bàn có 6 con sông chảy qua, trong đó có 2 con sông lớn là sông Hồng và sông Nhuệ.

Qua sự phân tích ở trên ta thấy đất đai, sông ngòi huyện Thanh Trì thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp, nhưng phải chọn cơ cấu cây trồng, vật nuôi thích hợp sao cho đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất nhằm nâng cao thu nhập cho các hộ nông dân và tận dụng hết lượng lao động dư thừa.

1.4. Điều kiện thời tiết khí hậu:

Huyện Thanh Trì nằm trong vùng đồng bằng sông Hồng thuộc khí hậu nhiệt đới gió mùa có hai mùa nóng lạnh rõ rệt. Có mùa đông lạnh từ tháng 12

đến tháng 2 năm sau.

Nhiệt độ bình quân năm là 23,40C, tháng 6 nóng nhất với nhiệt độ bình quân 290C, ngày nóng nhất là 42,80C. Ngoài ra lạnh tập trung vào tháng 12 -1.

Độ ẩm bình quân năm 85%, tháng 3 có độ ẩm cao nhất 89% tháng 11, 12 có

Lượng mưa hàng năm thường từ 170 đến 2000 ly. Trung bình có 142 ngày mưa trong năm, tập trung từ tháng 5 đến tháng 9 với 1.420 ly bằng 79% lượng mưa cả năm. Năm mưa nhiều, mưa dồn dập vào tháng 7, 8, 9 theo quy luật gây ngập úng 67% diện tích lúa mùa, tháng 12 hầu như không có mưa.

Số ngày nắng cả năm của Thanh Trì là 220 ngày với khoảng 1.640 giờ/năm. Tháng 1, 2, 3 ít nắng nhất chỉ có 1,3 - 1,4 giờ/ngày. Các tháng này có tác dụng tích cực cho thời kỳ làm dòng phơi màu của lúa.

1.5. Phân vùng kinh tế:

Dưới tác động của các yếu tố tự nhiên, kinh tế xã hội trên phạm vi huyện đã hình thành 4 vùng kinh tế đặc thù thể hiện.

Vùng 1: Là các xã ven đô như: Vĩnh Tuy, Thanh Liệt, Định Công... với phương hướng sản xuất là rau màu, thực phẩm chăn nuôi lợn, gia cầm và phát triển dịch vụ. Những năm gần đây đang phát triển mạnh sang trồng rau cao cấp, hoa và cây cảnh, các ngành dịch vụ.

Vùng 2: Là vùng đất giữa các xã như: Hoàng Liệt, Yên Sở, Đại Kim, Từ Hiệp... với lợi thế nhiều đầm ao và đầu nguồn nước thải nên thuận lợi cho việc phát triển nghề thuỷ sản.

Vùng 3: Là các xã vùng phía nam của huyện như: Vĩnh Quỳnh, Đại Ánh, Thanh Liệt, Tả Thanh Oai... Phương hướng sản xuất chủ yếu là cây lương thực, chăn nuôi lợn, gia cầm và phát triển một số ngành dịch vụ.

Vùng 4: Là vùng đất bãi gồm các xã Vạn Phúc, Yên Mỹ, Lĩnh nam, Ngũ Hiệp... Phương hướng sản xuất chủ yếu là rau, cây lương thực kết hợp chăn nuôi gia súc gia cầm. Nghề nuôi cá lồng trên sông, nuôi bò sữa có xu hướng phát triển.

1.6. Tình hình phát triển kinh tế của huyện.

Với số dân là 234.439 người trong đó tỷ lệ hộ giàu chiếm 25%, tỷ lệ

nghèo 0,75% (chiếm 395 hộ).

Kinh tế của huyện ổn định và tăng trưởng, tốc độ tăng trưởng kinh tế

bình quân mỗi năm đạt 10,4%. Tổng giá trị sản xuất năm 2000 ước đạt 325.370 triệu đồng.

Tăng trưởng nông nghiệp bình quân mỗi năm đạt 7,4%.

Năm 1996, nông nghiệp chiếm 55,75% trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp (CN - TTCN) chiếm 30,32%, thương mại dịch

vụ (TM - DV) chiếm 13,93% . Đến năm 2000, nông nghiệp chiếm 52,7% tổng giá trị sản xuất, CN - TTCN chiếm 33,1%, TMDV chiếm 14,20%.

* Về sản xuất nông nghiệp:

trong sản xuất nông nghiệp, nhìn chung tỷ trọng trồng trọt có xu hướng giảm, từ 58,47% năm 1996 giảm xuống còn 47,93% năm 2000. Tỷ trọng chăn nuôi tăng dần, từ 41,53% năm 1996 tăng lên 52,07% năm 2000.

Giá trị sản xuất nông nghiệp hàng năm tăng, do các dộ nông dân đã tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật

đểđưa cây con có chất lượng năng suất và giá trị kinh tế cao và sản xuất theo hướng hàng hoá. Đã đưa giống ngô lai có năng suất cao vào sản xuất, chuyển

đổi 100ha trồng câu lương thực sang trồng rau muống đạt giá rtị kinh tế cao. Giá trị sản xuất nông nghiệp đạt 171.180 triệu đông năm 2000 tăng 5,7% so với năm 1999, đạt 83,86% kế hoạch.

- Đối với trồng trọt: Tổng diện tích gieo trồng 8.172 ha sản lượng lương thực quy thóc đạt 26.399 tấn, diện tích trồng màu tăng 67 ha, diện tích cây thực phẩm tăng 174 ha, diện tích trồng lúa giảm 152 ha.

- Đối với chăn nuôi: Tình hình chăn nuôi của huyện vẫn ổn định và phát triển. Phát triển lợn theo hướng nạc, mở rộng chăn nuôi đàn gia súc, gia cầm (nhất là đàn vịt siêu thịt, gà Tam hoàng, ngan Pháp vịt siêu thịt).

- Nuôi trồng thuỷ sản: Diện tích thả cá được tăng lên trong 5 năm, đã chuyển đổi được 180 ha sang nuôi 1 vụ cá, cấy một vụ lúa. Diện tích nuôi thả

cá là 1031,9 ha năm 2000, sản lượng cá đạt 3.600 tấn.

Tuy nhiên tốc độ sản xuất trong nông nghiệp chưa đều có năm tăng cao 12,18%, có năm lại xuống thấp 1,56%.

Từ những phân tích tình hình đặc điểm tự nhiên kinh tế xã hội ở trên ta thấy có nhiều ảnh hưởng thuận lợi cũng như khó khắn đối với hoạt động kinh doanh của ngân hàng Nông nghiệp Thanh Trì nói chung và hoạt động tín dụng hộ sản xuất nói riêng.

Thuận lợi: Thanh Trì là một huyện giáp ranh thủ đô có lợi thế về cơ sở

hạ tầng, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Hơn nữa huyện tập chung nhiều làng nghề với nhiều ngành nghề tiểu thủ công nghiệp nổi tiếng đang được khôi phục và phát triển. Đây là những điều kiện thuận lợi để ngân hàng mở rộng hoạt động kinh doanh một cách có hiệu quả.

Có cấu kinh tế thay đổi theo hướng tích cực, cơ cấu nông nghiệp có xu hướng tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi. Một số ngành có điều kiện phát triển huy tiềm năng đã mạnh dạn áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất kinh doanh đem lại hiệu quả kinh tế cao. Đây là yếu tố cơ bản tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động vay vốn của ngân hàng.

Nhưng bên cạnh đó vẫn còn tồn tại một số khó khăn như:

Thiên nhiên không ưu đãi, hạn hán kéo dài, cây con bị dịch bệnh, nạn chuột phá hoại mùa màng gây hậu quả và làm ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế nông nghiệp, công nghiệp trên địa bàn.

Nền kinh tế chậm phát triển, do ảnh hưởng của tài chính tiền tệ khu vực cũng gây nên nhiều bất lợi cho nền kinh tế của nước ta và cũng có tác động trực tiếp trên địa bàn huyện, ngoại tệ mạnh có lúc đột biến bất thường, tình hình sản xuất đình đốn khó khăn, sản phẩm tiêu thụ chậm, sản phẩm tồn kho. Tình hình quản lý xuất nhập khẩu, chống gian lận thương mại kém hiệu quả, nên nhiều hàng hoá nhập lậu tràn vào cả nước nói chung và trên địa bàn Hà Nội nói riêng, mặt khác tên nạn xã hội ngày càng phát triển đã gây nhiều khó khăn, cản trở trực tiếp sức sản xuất, sản phẩm của nông dân sản xuất ra khó tiêu thụ.

Nền sản xuất xã hội phát triển không đồng đều, nhu cầu vốn tín dụng còn ở mức độ thấp, sản xuất hàng hoá trong nông nghiệp còn ở trình độ thấp, ngành nghề bị thu hẹp do cạnh tranh của hàng ngoại và tiêu dùng xã hội đã ở

mức cao hơn, sản phẩm sản xuất ra không tiêu thụ được.

Tình hình xã hội diễn biến phức tạp, sản xuất, thu nhập, tiêu dùng không cân đối trong một số khu vực dân cư, đã khiến cho không ít cơ sở sản xuất, kinh tế gia đình lâm vào hoàn cảnh khó khăn, một số hộ vay không trả

nợ được.

2. Khái quát về Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Thanh Trì.

Ngân hàng nông nghiệp huyện Thanh Trì là một chi nhánh trực thuộc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, do vậy Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Trì hoạt động dưới sự chỉđạo của Tổng giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam hạch toán báo sổ, đại diện pháp nhân theo sự uỷ quyền của Tổng giám đốc

trực tiếp kinh doanh với các đơn vị kinh tế trên địa bàn huyện và các xã thuộc huyện.

Là ngân hàng đóng trên địa bàn nông thôn, nông nghiệp là chủ yếu nên khách chủ yếu của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Trì là các hộ sản xuất. Và đây cũng là nhiệm vụ trọng tâm để đầu tư xây dựng nông thôn mới đối với ngân hàng. Ngân hàng chủ yếu tập trung vào cho vay theo Quyết định 67, thực sự phục vụ sản xuất nông nghiệp, còn các nhu cầu vay lớn l\kinh doanh, dịch vụ kể cả sản xuất nông nghiệp đều gặp ách tắc do không đủđiều kiện đảm bảo tiền vay.

Thật vậy ngân hàng luôn coi cho vay nông dân và các hộ sản xuất khác là nhiệm vụ trọng tâm, thiết thực chấp hàng đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, của ngành và trực tiếp là nghị quyết của lãnh đạo huyện uỷ, UBND, HĐND huyện, đầu tư cho nông nghiệp, mang nặng tiềm tàng rủi ro về thiên tai dịch bệnh. Những Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Trì vẫn mạnh dạn cho vay các dự án sản xuất có hiệu quả, tạo công ăn việc làm cho nông dân, góp phần thực hiện chủ trương xoá đói giảm nghèo từ 2,2% năm 1996 giảm xuống còn 0,75% (395 hộ) năm 2000.

II. Tình hình huy động vốn tín dụng ngân hàng của hộ sản xuất ở huyện Thanh Trì.

1. Nhu cầu vay vốn tín dụng ngân hàng của hộ sản xuất ở huyện Thanh Trì. Từ thực tế phát triển sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn huyện Thanh Trì ở trên (chương I) cho ta thấy, sức sản xuất của các hộ nông dân còn thấp, trong khi điều kiện để phát triển thì rất lớn. Kinh tế hộ đang trong quá trình chuyển từ sản xuất tự cung tự cấp sang sản xuất hàng hoá với bước phát triển khá nhanh. Do trình độ sản xuất thấp, sản xuất nhỏ là chủ yếu, thu nhập thấp dẫn đến khả năng tích luỹ vốn thấp. Do vậy mà nhu cầu vay vốn tín dụng ngân hàng của hộ sản xuất ở huyện Thanh Trì là rất lớn để đầu tư cho trang thiết bị, tập trung cho sản xuất hàng hoá.

Nhu cầu vay vốn để phát triển kinh tế của hộ sản xuất huyện Thanh Trì

được thể hiện qua bảng 1.

Bảng 1: Nhu cầu vay vốn tín dụng ngân hàng của hộ sản xuất huyện Thanh Trì

1996 1997 1998 1999 2000 - Nhu cầu vay vốn 62.027 52.950 50.870 52.120 50.821

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn tốt nghiệp “Thực trạng huy động và sử dụng vốn tín dụng ngân hàng để phát triển kinh tế hộ sản xuất ở huyện Thanh Trì” pdf (Trang 30 - 36)