CHƯƠNG II CÔNG TY DỆT MAY HÀ NỘI

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn tốt nghiệp “Một số giải pháp thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm của Công ty Dệt May Hà Nội” ppt (Trang 26 - 43)

TY DỆT MAY HÀ NỘI.

I. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY. 1.1 Kết quả sản xuất kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm trong một số năm gần đây.

Biểu 5: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2004

TT Các chỉ tiêu Đơn vị Kế hoạch Thực hiện So sánh

1 Giá trị SXCN Tr đồng 923200 946419 102,5%

2 Tổng DT (có VAT) “ 1016750 1068048 105%

3 Tổng DT (không có VAT) 967020 970953 100,4%

4 Nộp ngân sách “ 2360 4800 203,38%

5 Lợi nhuận 3586 4500 125,5%

6 Kim ngạch X.khẩu USD 30014000 26151569 100,6%

7 Kim ngạch N.khẩu “ 15600000 21283470 138,2%

8 Lao động b/quân năm Người 5553 5474 98,6%

9 Thu nhập bình quân năm đ/ng/tháng 1115000 1350000 121,07%

10 Tổng quỹ tiền lương năm Tr đồng 86088 94367 109,6%

Từ bảng báo cáo trên chúng ta có thể thấy công ty đã hoàn thành vượt mức so với kế hoạch hầu hết các chỉ tiêu đặt ra trong năm 2004. Cụ thể là tổng doanh thu không có VAT của công ty đã đạt và vượt kế hoạch 0,4%. Bên cạnh đó lợi nhuận thu được của công ty cũng vượt kế hoạch đặt ra 25,5%. Tuy nhiên báo cáo cũng cho thấy tình hình kim ngạch nhập khẩu của công ty đã vượt so với kế hoạch 38,2% điều này là không có lợi (do phần lớn nguyên phụ liệu của công ty phải nhập khẩu), công ty cần tìm cách hợp tác với các cơ sở cung cấp nguyên phụ liệu ở trong nước để tận dụng nguồn nguyên phụ liệu sẵn có ở trong nước để hạn chế việc nhập khẩu. Việc làm này vừa giúp công ty tiết kiệm được một lượng lớn ngoại tệ vừa góp phần tạo công ăn việc làm cho những người nông dân cũng như các cơ sở cung cấp nguyên phụ liệu có chất lượng tốt ở trong nước. Báo cáo cũng cho thấy tình hình thu nhập của lao động trong công ty đã được cải thiện đáng kể vượt kế hoạch 21,07%.

Về tình hình thực hiện kế hoạch sản lượng sản phẩm thì sản phẩm dệt kim chỉ hoàn thành 91,4% kế hoạch đặt ra, lượng vải dệt kim cũng mới chỉ đáp ứng được 83% so với kế hoạch. Sản phẩm may Denim cũng không hoàn thành được kế hoạch đặt ra chỉ đạt được 79% của kế hoạch do dây chuyền sản xuất sản may Denim mới được đưa vào sản xuất con gặp khó khăn về trang thiết bị.

Để đánh giá tổng quan xem trong năm 2004 công ty thực sự làm ăn có lãi và phát triển hơn những năm trước đây hay không chúng ta phải xem xét các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh chủ yếu của công ty năm 2004 so với những năm trước đây. Các chỉ tiêu này được thể hiện trong bảng sau:

Biểu 6: Kết quả thực hiện một số chỉ tiêu sản xuất kinh doanh chủ yếu trong những năm gần đây.

Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 So sánh(%) 2003/2002 2004/2003 Giá trị sxcn Tr đồng 699889 807415 946419 115,36% 117,2% Tổng DT ‘’ 668319 868757 970953 129,9% 111,7% Lợi nhuận ‘’ 2007 3957 4500 101,9% 101,3% Nộp ngân sách ‘’ 3175 4252 4800 133,9% 112,8%

Tỷ suất lợi nhuận/DT % 0,3% 0,45% 0,46% 0,15% 0,01%

Qua bảng trên chúng ta thấy giá trị sản xuất công nghiệp, tổng doanh thu, lợi nhuận và nộp ngân sách nhà nước của công ty tương đối ổn định và năm sau đều cao hơn năm trước chứng tỏ thời gian qua công ty luôn làm ăn có lãi và đang trên đà tăng trưởng và phát triển. Doanh thu tiêu thụ sản phẩm không có VAT của công ty năm 2004 đạt 970953 tr đồng, tăng 11,7% so với năm 2003. Lợi nhuận của công ty đạt 4500 tr đồng, như vậy tăng 1,3% so với năm 2003. Bảng tổng hợp trên cũng cho chúng ta thấy công ty luôn hoàn thành và vượt mức phải nộp ngân ngân sách nhà nước năm 2003 so với năm 2002 vượt 33,9%, năm 2004 so với năm 2003 vượt 12,8%. Tuy tỷ suất lợi nhuận của công ty có tăng nhưng mức tăng không ổn định năm 2003 tỷ suất lợi nhuận tăng 0.15% so với năm 2002 nhưng năm 2004 chỉ tăng được 0,01% so với năm 2003.

Do nhận thức được rằng sản phẩm của mình làm ra không thể nhận được ngay sự ưa thích của tất cả người tiêu dùng; bên cạnh đó số người tiêu dùng này quá đông, lại phân bố trên một phạm vi rộng và có những nhu cầu và thói quen tiêu dùng khác nhau. Cho nên công ty thấy tốt hơn hết là tập trung vào phục vụ những bộ phận nhất định hay những phần nhất định của thị trường. Công ty đã, đang và sẽ tiếp tục nghiên cứu thị trường để phát hiện ra phần thị trường hấp dẫn nhất mà công ty có khả năng phục vụ có hiệu quả.

Trên cơ sở nghiên cứu nhu cầu thị trường cũng nhu dựa trên khả năng đáp ứng nhu cầu thị trường, công ty Dệt May Hà Nội đã tiến hành phân đoạn thị trường theo “nguyên tắc địa lý”. Việc phân khúc thị trường theo nguyên tắc này đòi hỏi phải phân chia thị trường thành những khu vực địa lý khác nhau: quốc gia, bang, vùng, tỉnh, thành phố, thị xã, thị trấn... Việc phân khúc thị trường theo nguyên tắc địa lý là nền tảng cho việc nghiên cứu chi tiết thị trường của công ty. Trên cơ sở phân khúc đó công ty tiếp tục phân chia thị trường theo “nguyên tắc

nhân khẩu học”. Các nhóm khách hàng được chia theo các đặc điểm tuổi, giới

tính, nghề nghiệp, thu nhập...

Hiện tại dựa trên cơ sở phân đoạn thị trường như vậy sản phẩm sợi của công ty chủ yếu được tiêu thụ ở thị trường miền Nam còn ở thị trường miền Bắc tiêu thụ không đáng kể, còn đối với sản phẩm dệt kim và khăn bông lại chủ yếu là xuất khẩu. Sản phẩm quần áo dệt kim của công ty, sản phẩm quần áo bò được thiết kế dành cho những khách hàng từ 10 đến 40 tuổi, có thu nhập trung bình. Hiện nay công ty vẫn tiếp tục nghiên cứu thị trường để đáp ứng tốt hơn nữa nhu cầu ngày càng đa dạng và phong phú của người tiêu dùng.

1.3. Tình hình thị trường tiêu thụ sản phẩm.

Thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty Dệt May Hà Nội khá rộng lớn bao gồm thị trường trong nước và thị trường nước ngoài. Trong đó doanh thu tiêu thụ ở thị trường xuất khẩu chiếm 65% tổng doanh thu của công ty còn tiêu thụ tại thị trường nội địa chỉ đem lại 35% tổng doanh thu. Trong cơ cấu mặt

hàng tiêu thụ thì mặt hàng sợi chiếm 51,4%, mặt hàng dệt kim chiếm 34,5% còn lại mặt hàng khăn chiếm 14,1%.

Biểu 7: Cơ cấu mặt hàng của công ty:

Mặt hàng Tỷ lệ

Sợi 51,4%

Dệt kim 34,5%

Khăn 14,1%

Thị trường xuất khẩu chủ yếu của công ty là thị trường Châu Âu, Nhật, Mỹ và một số thị trường khác. Cơ cấu thị trường xuất khẩu của công ty được thể hiện qua bảng sau:

Biểu 8: Cơ cấu thị trường xuất khẩu:

Thị trường Tỷ lệ

Châu Âu 8,3%

Nhật 11,6%

Mỹ 70%

Thị trường khác 10%

1.3.1. Đối với thị trường trong nước.

Công ty Dệt May Hà Nội cung cấp cho thị trường nhiều loại sản phẩm trong số đó thì sản phẩm sợi và sản phẩm dệt kim là hai mặt hàng chủ lực của công ty. Hai mặt hàng này của công ty chiếm một thị phần khá lớn so với các doanh nghiệp khác trong ngành Dệt May.

Biểu 9: Thị phần các sản phẩm chính của Hanosimex so với toàn ngành.

Chỉ tiêu Đơn vị Ngành Dệt May VN Hanosimex Tỷ lệ %

Sản lượng sợi Tấn 85000 13600 16%

Sản lượng dệt kim Sản phẩm 90000000 5100000 5,67%

(Nguồn Tổng công ty Dệt May Việt Nam)

 Sản phẩm sợi:

Qua bảng trên có thể thấy rằng thị phần sản phẩm sợi của công ty trong toàn ngành rất khả quan chiếm tới 16% tổng sản lượng sợi toàn ngành vì sợi là

sản phẩm truyền thống và thế mạnh của công ty (chiếm 65% tổng doanh thu của công ty). Số lượng sản phẩm sợi tiêu thụ của công ty tăng lên hàng năm, năm 2004 tăng 12% so với năm 2003. Khách hàng tiêu thụ sản phẩm sợi của công ty chủ yếu là khách hàng trong nước cụ thể năm 2003 công ty bán cho khách hàng này 85,5% sản lượng sản xuất ra, còn năm 2004 tiêu thụ được 83,7%. Mỗi năm công ty sản xuất hơn 20 loại sợi bao gồm sợi xe và sợi đơn. Với chất lượng tốt, sản phẩm sợi của công ty được thị trường miền Nam ưa chuộng. Mặc dù thị trường miền Nam ở xa công ty với chi phí vận chuyện lớn dẫn đến giá thành sản phẩm bị đội lên cao, song do đây là thị trường tiêu thụ lớn nên công ty đã dùng cách kéo sợi có chỉ số cao và tỷ lệ pha trộn giữa Cotton và PE khác nhau để vừa có thể đáp ứng nhu cầu thị trường vừa hạ bớt giá thành sản phẩm vừa có thể đa dạng hoá mặt hàng.

Sản phẩm sợi của công ty chủ yếu tiêu thụ ở thị trường miền Nam còn thị trường miền Bắc thì số lượng tiêu thụ lại không đáng kể mặc dù thị trường miền Bắc cũng có nhu cầu tương đương và ngày càng tăng. Có thể nói rằng thị trường miền Bắc là một thị trường tiềm năng mà công ty cần quan tâm và có hướng để phát triển. Mở rộng thị trường tại miền Bắc có nhiều lợi thế là chi phí vận chuyển giảm, khả năng tìm hiểu đối tác dễ hơn. Công ty có thể cung cấp sản phẩm cho khách hàng mà không phải qua trung gian.

Để tiếp tục tăng thị phần của sản phẩm sợi, từ tháng 4 năm 2001 công ty đẫ bắt đầu đưa vào sản xuất sản phẩm mới là sợi OE được dùng để dệt vải DENIM và may quần bò.

 Sản phẩm dệt kim.

Hàng dệt kim chủ lực của công ty hiện nay là áo Poloshirt, áo T. shirt và Hineck. Mặt hàng dệt kim không được chú trọng ở thị trường trong nước mà chủ yếu để xuất khẩu.

Biểu 10: Tiêu thụ nội địa sản phẩm dệt kim của Công ty Dệt May Hà Nội.

Đơn vị: cái.

2002 2003 2004

2003/2002 2004/2003

Áo Poloshirt 938976 170422 332409 18,1% 195%

Áo T.shirt – Hineck 1092810 286623 339416 26,2% 118,4%

Hàng thể thao 103761 66010 240914 63,6% 365%

Áo may ô 167544 62979 59513 37.6% 94.4%

Tổng 2303091 586034 972252 25,4% 166%

(Nguồn : Phòng KH- TT)

Qua bảng trên ta thấy hàng dệt kim tiêu thụ nội địa năm 2003 giảm so với năm 2002, nhưng đến năm 2004 có dấu hiệu tăng trở lại nhưng không đáng kể nguyên nhân là do mẫu mã của công ty chưa đáp ứng được đòi hỏi của người tiêu dùng, giá thành cao dẫn đến giá bán cao. Trong khi đó có những công ty chuyên sản xuất hàng dệt kim đang cung cấp ra những mẫu mã hấp dẫn hơn để cạnh tranh. Do nhận thức được thị trường trong nước là thị trường tiềm năng, bởi dân số Việt Nam khoảng 80 triệu người và thu nhập của người dân ngày càng tăng và tính năng tiện dụng của mặt hàng này, công ty đã dầu tư vào nhà máy may thời trang để sản xuất sản phẩm dệt kim cho phù hợp nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng. Nhà máy có phòng thiết kế mẫu hoạt động khá hiệu quả. Công ty đã nghiên cứu đưa vào sản xuất vải DENIM để tạo ra quần áo bò đáp ứng đúng thị hiếu của người tiêu dùng Việt Nam. Năm 2004 công ty đã tiêu thụ được 2257124 m vải bò tại thị trường nội địa đem lại doanh thu 49657 trđ. Do sản phẩm quần áo bò được sản xuất phù hợp với vóc dáng người Việt Nam nên người tiêu dùng rất ưa chuộng. Công ty cũng đã tiêu thụ được 39064 sản phẩm trong năm 2004. Mặc dù đây là sản phẩm mới đưa ra thị trường nhưng nó đã góp phần không nhỏ làm tăng doanh thu và lợi nhuận cho công ty.

 Sản phẩm khăn.

Trong những năm qua sản phẩm khăn của công ty chủ yếu tiêu thụ trên thị trường xuất khẩu còn lượng tiêu thụ tại thị trường trong nước không đáng kể. Tuy nhiên mức tiêu thụ sản phẩm khăn trong nước ngày càng tăng lên điều đó khẳng định rằng công ty đang dần tìm được chỗ đứng tại thị trường trong nước và có thể cạnh tranh với các đối thủ khác.

Biểu 11: Tình hình tiêu thụ nội địa sản phẩm khăn. Đơn vị: chiếc. Sản phẩm Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 So sánh 2003/2002 2004/2003 Khăn 1115335 2142530 2941027 192% 137% (Nguồn: Phòng KH-TT)

Năm 2003 so với năm 2002 số lượng khăn tiêu thụ tăng 92%, nhưng năm 2004 chỉ tăng được 37% so với năm 2003.

1.3.2. Đối với thị trường xuất khẩu.

 Sản phẩm sợi.

Mặc dù sản phẩm sợi của công ty được các khách hàng trong nước ưa chuộng, có khả năng cạnh tranh trên thị trường nội địa song sản phẩm sợi xuất khẩu chiếm tỷ lệ không đáng kể. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này nhưng một phần là do máy móc thiết bị của công ty đã lạc hậu so với trình độ khoa học công nghệ trên thế giới. Vì vậy sản phẩm sợi của công ty ít có khả năng cạnh tranh trên thị trường nước ngoài mặc dù chất lượng sản phẩm có thể coi là chấp nhận được tại các thị trường đó. Bên cạnh đó còn có những nguyên nhân như: giá cả, khâu quảng cáo, khả năng tự tìm kiếm đối tác nước ngoài của công ty còn hạn chế dẫn đến nhiều khó khăn trong xuất khẩu sản phẩm sợi. Hiện công ty đang tăng cường tham gia các hội chợ triển lãm ở trong và ngoài nước để gặp gỡ, tìm hiểu các đối tác và giới thiệu sản phẩm của công ty. Ngoài ra công ty cũng kết hợp chặt chẽ với Bộ Thương Mại, các tham tán thương mại ở nước ngoài để tìm hiều về nhu cầu của thị trường và đối tác để thúc đẩy xuất khẩu phát triển.

Biểu 12: Tình hình xuất khẩu sản phẩm sợi.

Đơn vị: tấn. Sản phẩm Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 So sánh

2003/2002 2004/2003

Sợi đơn 8826 9178 10097 104% 110%

Sợi xe 1553 1808 1693 116% 94%

Tổng 10379 10986 11790 106% 107%

(Nguồn: Phòng XNK)

Tuy số lượng sợi xuất khẩu chiếm một tỷ lệ không đáng kể nhưng con số này vẫn tăng lên hàng năm. Năm 2003 xuất khẩu sợi tăng 6% so với năm 2002. Đến năm 2004 xuất khẩu sản phẩm sợi tăng lên 7% so với năm 2003. Nhìn chung tình hình xuất khẩu sản phẩm sợi chưa đạt kết quả như mong muốn nhưng với kết quả tiêu thụ như trên thì đây là một dấu hiệu khả quan đối với công ty.

 Sản phẩm dệt kim.

Sản phẩm dệt kim là mặt hàng chủ lực, nó chiếm tỷ lệ lớn trong các mặt hàng xuất khẩu của công ty khoảng 70%. Các nước Nhật Bản, Đài Loan, Anh, Pháp, Đức được xem là thị trường truyền thống của công ty với kim ngạch xuất khẩu ngày càng tăng. Ngoài ra gần đây công ty còn có quan hệ buôn bán với một số thị trường như: Mỹ, úc, Newziland, Singapore.... Công ty đang chú trọng nhằm phát triển những thị trường mới này và củng cố hơn nữa quan hệ làm ăn với các đối tác ở các thị trường truyền thống.

Biểu13: Tình hình xuất khẩu sản phẩm dệt kim, khăn bông.

Đơn vị: chiếc. Sản phẩm Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 So sánh 2003/2002 2004/2003 Sản phẩm dệt kim 4820678 5200000 4688901 108% 90% Sản phẩm khăn 6800000 5300000 8000000 77% 150%  Sản phẩm khăn.

Do chất lượng sản phẩm tốt nên sản phẩm khăn của công ty được người tiêu dùng Nhật Bản ưa chuộng. Nhật Bản vốn nổi tiếng là một thị trường khó tính nhưng sản phẩm khăn của công ty đã được thị trường này chấp nhận, điều này đã giúp công ty mạnh dạn đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm khăn của mình không chỉ tại thị trường Nhật Bản mà cả sang thị trường Châu Âu. Tuy nhiên năm 2003 khối lượng khăn xuất khẩu của công ty giảm xuống, có nhiều nguyên nhân như sản xuất và tiêu thụ khăn hoàn toàn phụ thuộc vào một số khách hàng lớn, kỹ năng tiếp thị còn yếu và đặc biệt là công ty hầu như không có thông tin

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn tốt nghiệp “Một số giải pháp thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm của Công ty Dệt May Hà Nội” ppt (Trang 26 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(68 trang)
w