III. KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA TRONG VIỆC GIẢ
2. Một số giải pháp nhằm xử lý tác động của đồng EURO đố
2.1. Về lĩnh vực xuất nhập khẩu
Cho tới thời điểm này thì EU là một trong những thị trường trọng điểm của các nhà xuất nhập khẩu Việt Nam, vì vậy đồng EURO ra đời không chỉ có vai trò đồng tiền dự trữ mà nó còn tạo ra những lợi ích khi được sử dụng trong trao đổi buôn bán, vay mượn với chính các nước EU theo thoả thuận song phương.
Một là: hầu hết các nhà xuất khẩu của Việt Nam đang trong tình trạng thiếu vốn do vậy Việt Nam có thể đàm phán cấp Nhà nước với các nước EU để ký kết các hợp đồng về việc các ngân hàng thương mại của các nước EU cho Việt Nam vay các khoản tiền bằng đồng EURO để hỗ trợ các doanh
nghiệp cũng như các cá nhân tham gia hoạt động xuất khẩu sang EU. Các khoản vay này có thể là trung hạn hoặc dài hạn với lãi suất ưu đãi từ 3 - 5 năm đầu.
Hai là, Nhà nước cần hỗ trợ cho các doanh nghiệp đặc biệt là những
doanh nghiệp tham gia hoạt động XNK trên thị trường EU. Chẳng hạn như tổ chức những cuộc hội thảo mang tính chất quốc gia để giúp cho các doanh nghiệp làm quen dần với hệ thống tiền tệ mới, giúp cho các doanh nghiệp có được những thông tin về thị trưòng tiền tệ EURO... để các doanh nghiệp Việt Nam có đủ điều kiện đón nhận các cơ hội và xử lý các thách thức một cách tốt nhất trong quan hệ buôn bán với EU khi EU sử dụng đồng EURO.
Thực tế trước khi đồng EURO ra đời có rất nhiều cuộc hội thảo về sự ra đời của đồng EURO nhưng khi đồng EURO thực sự ra đời thì hầu như không có ai quan tâm đến vấn đề mà cả thế giới đang sôi sục. Phải chăng do đồng EURO giảm giá liên tục nên không thu hút được sự chú ý của các nhà xuất nhập khẩu, nhà nước cũng ít quan tâm tới một đồng tiền đại diện cho cả một khu vực kinh tế mà Việt Nam đang có quan hệ buôn bán chủ yếu và là một thị trường tốt cho sự phát triển của thương mại Việt Nam.
Ba là, để doanh nghiệp có những cơ hội tham gia các hoạt động đầu tư,
thương mại với các quốc gia EU, nhà nước cần giúp các doanh nghiệp làm quen với đồng EURO. Trong khoảng thời gian mà mọi giao dịch còn chưa bắt buộc phải thanh toán bằng đồng EURO nên hướng cho các doanh nghiệp mở những tài khoản bằng đồng EURO để kịp với những thời cơ đầu tiên khi đồng EURO thật ra đời.
Bốn là, về phía các doanh nghiệp cần soát xét các hợp đồng đã ký với
các doanh nghiệp thuộc EMU và còn hiệu lực đối với các hợp đồng thanh toán trong giai đoạn "không bắt buộc, không cấm đoán", cần cân nhắc , tính toán và đàm phán với nước ngoài có nên quy đổi sang đồng EURO hay không? Nếu có việc quy đổi sẽ thực hiện như thế nào? Đối với các hợp đồng còn hiệu sau cả giai đoạn quy đổi trên, thì việc quy đổi sang đồng EURO là bắt buộc, vậy bài toán quy đổi sẽ được giải quyết ra sao?
Để trả lời được những câu hỏi trên thì trước hết là Nhà nước cần có những phương hướng chỉ đạo cơ bản chung để cho các doanh nghiệp hiểu được những ích lợi cũng như những thách thức của đồng EURO. Hệ thống
ngân hàng Nhà nước Việt Nam đại diện cho nhà nước cần sớm có hệ thống tỷ giá của đồng EURO để giúp cho các doanh nghiệp theo dõi những biến chuyển của đồng EURO. Ngân hàng cũng cần mở những tài khoản hoặc cũng nên có những phương thức thanh toán bằng đồng EURO tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hoạt động trên thị trường EU sớm làm quen với đồng EURO để tới khi đồng EURO thật ra đời doanh nghiệp đã quen và có thể dựa vào được những lợi thế của đồng EURO như: lợi thế về chi phí giao dịch ngoại hối, chi phí chuyển đổi... từ đó hạ giá thành sản phẩm chiếm lĩnh thị trường EU.
Năm là, bản thân doanh nghiệp tham gia hoạt động xuất nhập khẩu với EU cũng cần phải có sự chuẩn bị đón chào đồng EURO. Phải cho đội ngũ nhân viên mình làm quen với đồng EURO, tận dụng tối đa những thời cơ thuận lợi cho việc xuất nhập khẩu hàng hoá của mình trên thị trường này khi mà cả EU là một khối duy nhất. Doanh nghiệp sẽ có được sự so sánh giữa các thị trường của các nước EU để lựa chọn cho mình những thị trường thích hợp nhất mà còn tiết kiệm được chi phí marketing - một khoản chi phí khá lớn khi xâm nhập vào thị trường mới.
Sáu là: các doanh nghiệp cần có các phương thức phù hợp để thu hút các
doanh nghiệp của các nước EU cùng tham gia vào hoạt động xuất nhập khẩu như: Sử dụng hợp đồng thương mại đặc biệt (STA: Special Trade Agreement) nhưng hợp đồng này phải mở tài khoản ESCROW (tài khoản bị phong toả). Hiện nay Việt Nam chưa cho phép các doanh nghiệp được sử dụng tài khoản này, làm hạn chế khả năng mở rộng hợp tác đầu tư nước ngoài nhất là khả năng thực hiện hợp đồng thương mại đặc biệt để mua sắm các thiết bị phục vụ nông nghiệp và bán được các sản phẩm nông nghiệp.