Khiếu nại và giải quyết khiếu nại

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn tốt nghiệp “Hoàn thiện quy trình nhập khẩu tại công ty Phát Triển Kỹ Thuật và Đầu Tư ( ITD)” doc (Trang 55 - 58)

III. Thực trạng quy trình nhập khẩu tại công ty Phát Triển Kỹ Thuật và Đầu

g. Khiếu nại và giải quyết khiếu nại

Sau khi kiểm hàng nếu thấy hàng thiếu hụt hay chất lượng không đảm bảo theo yêu cầu của hợp đồng, công ty sẽ tiến hành thủ tục khiếu nại, khởi kiện nhà cung cấp và các đối tượng có liên quan khác như công ty bảo hiểm, công ty vận chuyển...

Công ty thường căn cứ vào các nguyên nhân khác nhau gây ra tổn thất

để giải quyết đòi bồi thường, từ đó các đối tượng phải bồi thường và mức bồi thường cũng khác nhau.

Thông thường, tuỳ theo từng trường hợp cụ thể mà các đối tượng phải bồi thường cho công ty bao gồm:

* Đối tượng bồi thường là nhà cung cấp:Đối với những hàng hoá thiếu sót về

mặt chất lượng, xếp hàng không đủ, hay quy cách của bao bì không phù hợp với hợp đồng...

Nếu như căn cứ vào hợp đồng mà hàng hoá không có sai sót gì thì lỗi không thuộc về nhà cung cấp nữa.

* Đối tượng bồi thường là công ty vận chuyển:

Trong hầu hết các trường hợp do nhập khẩu theo điều kiện giao hàng CIF (nhà cung cấp phải thuê tàu và mua bảo hiểm). Nên nếu có sai sót gì đối với hàng hoá thì nhà cung cấp sẽ phải giải quyết trực tiếp với công ty vận chuyển và mọi chi phí, phí tổn do nhà cung cấp chịu.

Nhưng trong một số trường hợp công ty ký hợp đồng nhập khẩu theo

điều kiện giao hàng FOB, công ty sẽ ký hợp đồng vận chuyển và mua bảo hiểm cho hàng hoá, lúc này nếu như hàng ít hơn số lượng ghi trong vận đơn (vận đơn sạch), hơn nữa lỗi có thể do chủ tầu gây ra, tổn thất hàng hoá theo

điều khoản hữu quan trong các hợp đồng thuê tầu thì công ty sẽ yêu cầu chủ

tầu bồi thường, tuỳ theo thực trạng của hàng hoá và mức độ thiệt hại mà công ty vận chuyển sẽ thanh toán, bồi thường, ngoài ra còn căn cứ vào các điều khoản ở trong hợp đồng vận chuyển của công ty ký với công ty vận chuyển.

* Đối tượng bồi thường là công ty bảo hiểm:

Giống như đối với công ty vận chuyển, quyền đòi bồi thường với công ty bảo hiểm cũng có khi thuộc về nhà cung cấp căn cứ vào hợp đồng bảo hiểm của công ty bảo hiểm ký với nhà cung cấp, sau đó nhà cung cấp sẽ tiến hành bồi thường cho công ty, theo nhưđã cam kết trong hợp đồng nhập khẩu.

Trường hợp công ty trực tiếp mua bảo hiểm cho hàng hoá, khi có sự cố

xảy ra như thiên tai, lũ lụt, cháy,... các loại rủi ro mà công ty mua bảo hiểm và

được quy định trong hợp đồng bảo hiểm.

Khi đưa ra yêu cầu đòi bồi thường thì trước hết công ty phải viết đơn

đòi bồi thường, kèm theo giấy chứng nhận do cơ quan thương kiểm cấp, bản sao hợp đồng bảo hiểm, hoá đơn, bản sao của vận đơn, báo cáo xử lý hàng hoá của hải quan, cơ quan cảng vụ, tất cả đều phải có dấu xác nhận của các cơ

quan có thẩm quyền.

Chứng nhận dỡ thiếu hay hư hỏng hàng hoá thường do thuyền trưởng ký xác nhận và có kiểm nghiệm của công ty bảo hiểm.

Công ty thường căn cứ vào các nguyên nhân khác nhau gây ra tổn thất để giải quyết đòi bồi thường, từ đó các đối tượng phải bồi thường và mức độ bồi thường cũng khác nhau.

Nói chung thì hoạt động nhập khẩu của các doanh nghiệp đều phải tuân theo một quy trình nhất định, tuy nhiên do có sự khác nhau nên mỗi công ty lại thực hiện quy trình đó theo đặc điểm riêng biệt của mình.

Trên đây là toàn bộ quy trình nhập khẩu tại công ty Vinateximex, mặc dù đã có rất nhiều cố gắng nhưng hiện tại công ty cũng đã xuất hiện những mặt đạt được và chưa đạt được trong hoạt động nhập khẩu của mình.

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn tốt nghiệp “Hoàn thiện quy trình nhập khẩu tại công ty Phát Triển Kỹ Thuật và Đầu Tư ( ITD)” doc (Trang 55 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)