I Điều kiện để thực hiện các giải pháp.

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn - Thực trạng và một số giải pháp hoàn thiện hoạt động nhập khẩu ở Công ty XNK và kỹ thuật b docx (Trang 91 - 96)

Trên đây là một số giải pháp hoàn thiện và đổi mới hoạt động kinh doanh nhập khẩu vật tư nguyên liệu, thiết bị sản xuất bao bì xuất khẩu của Công ty xuất nhập khẩu và kỹ thuật bao bì. Nhưng muốn thực hiện được những giải pháp này, Nhà nước và Công ty cần có các biện pháp hỗ trợ.

PACKEXPORT là một Công ty chuyên kinh doanh nhập khẩu vật tư nguyên liệu và thiết bị máy móc sản xuất bao bì. Do vậy, vốn là vấn đề nan giải đối với Công ty. Để giải pháp về vốn của Công ty được thực hiện một cách có hiệu quả, Nhà nước nên xem xét cung cấp thêm vốn kinh doanh cho Công ty. Đơn giản hơn là nhà nước cho phép Công ty giữ lại thuế vốn để tiếp tục kinh doanh. Công ty sẽ có trách nhiệm bảo toàn, sử dụng hợp lý và có hiệu quả vốn kinh doanh. Ngoài ra Công ty cần yêu cầu các chủ đầu tư trong nước thanh toán đầy đủ, nhanh chóng phí uỷ thác để tránh tình trạng ứ đọng vốn và tăng nhanh vòng quay vốn lưu động.

Để thực hiện giải pháp mở rộng thị trường, PACKEXPORT cần tăng cường hoạt động tuyên truyền quảng cáo về hình ảnh của Công ty trên các phương tiện thông tin đại chúng. Thông qua những hoạt động này bạn hàng trong và ngoài nước sẽ tin tưởng hơn vào PACKEXPORT và tìm đến với Công ty. Bên cạnh đó Công ty cũng nên tổ chức thường xuyên các hội nghị khách hàng, hội thảo khoa học để nắm bắt được nhu cầu của khách hàng một cách chính xác. Còn Nhà nước sẽ cung cấp những thông tin về đối tác nước ngoài và về tình hình kinh tế, chính trị, xã hội của thị trường nước ngoài. Nhà nước cũng có thể đứng ra tổ chức các hội trợ, triển lãm lớn có sự tham gia của các nhà sản xuất nước ngoài và các chủ đầu tư trong nước.

Đào tạo đội ngũ cán bộ là giải pháp đúng đắn của PACKEXPORT vì cán bộ sau khi đào tạo sẽ đóng góp được nhiều hơn cho Công ty. Để khuyến khích họ,

Công ty nên giúp đỡ thanh toán một số chi phí trong quá trình học tập. Ngoài ra cần phải tạo điều kiện về mặt thời gian để cán bộ trong Công ty vừa làm việc vừa học tập tốt. Về phía Nhà nước, cụ thể là Bộ Thương mại cần tổ chức những khoá học ngắn hạn để nâng cao hiểu biết về những chủ trương, chính sách mới của nhà nước.

Muốn hoàn thiện hơn nữa nghiệp vụ nhập khẩu thì trước hết Công ty phải tự hoàn thiện bộ máy tổ chức của mình. Trước tiên là phải đánh giá đúng năng lực của từng cá nhân trong Công ty để bố trí công việc cho phù hợp. Công ty cần quy định rõ quy chế làm việc trong nội bộ của mình đồng thời phân công trách nhiệm đến từng cán bộ để họ tự chịu trách nhiệm về công việc. Có chế độ thưởng phạt rõ ràng đối với từng cá nhân để khuyến khích họ sáng tạo trong công việc và thực hiện tốt hơn các nghiệp vụ nhập khẩu. Ở tầm vĩ mô thì Bộ Thương mại cần cử những chuyên viên cao cấp xuống Công ty để hướng dẫn cán bộ xử lý các nghiệp vụ phức tạp mới phát sinh. Ngoài ra, Nhà nước có thể tổ chức các buổi nói chuyện chuyên đề về nghiệp vụ nhập khẩu để cán bộ trong Công ty tham khảo và rút ra bài học kinh nghiệm.

Để có thể tồn tại trong cơ chế thị trường Công ty xuất nhập khẩu và kỹ thuật bao bì cần phải đổi mới phương thức kinh doanh. Nhưng muốn như vậy trước hết Công ty cần phải giúp cho cán bộ thấy được yêu cầu khách quan phải đổi mới và những lợi ích do các phương thức kinh doanh mới đem lại. Sau đó cần khuyến khích, yêu cầu cán bộ thực hiện triết để các phương thức kinh doanh mới. Còn Nhà nước sẽ phải trao quyền tự do trong các hoạt động kinh doanh để Công ty có thể thực hiện triệt để các phương thức mới. Ngoài ra Nhà nước cần cho phép Công ty mở rộng phạm vi kinh doanh sang hình thức liên doanh với người bán hay làm đại lý cho các nhà sản xuất.

Hiện nay chỉ một số máy móc chính của thiết bị toàn bộ phải chịu thuế suất ưu đãi còn các thiết bị phụ trợ không phải nộp thuế, giải pháp bãi bỏ hoàn toàn thuế

xuất nhập khẩu trong tương lai sẽ làm mất đi nguồn thu lớn của Nhà nước. Chính vì vậy, Nhà nước cần chú ý tới việc tăng các loại thuế khác như thuế giá trị gia tăng, thuế lợi tức của Công ty để bù vào ngân sách. Ngoài ra, ngành hải quan cũng phải tích cực kiểm tra, giám sát việc nhập khẩu vật tư nguyên liệu dùng để sản xuất bao bì và thiết bị máy móc sản xuất bao bì. Rất có thể do được miễn thuế mà các Công ty tiến hành nhập khẩu ồ ạt cả những thiết bị kém chất lượng, không đạt yêu cầu. Về phía mình, PACKEXPORT sẽ phải thực hiện đầy đủ thuế đối với Nhà nước. Bên cạnh đó, Công ty phải thường xuyên báo cáo tình hình nhập khẩu lên Bộ Thương mại để Bộ xem xét.

Nhà nước ta cần chủ động tham gia vào các tổ chức tài chính, tiền tệ trong khu vực và trên thế giới như Ngân hàng thế giới (WB), Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng phát triển Châu á (ADB) và thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt nam. Có như vậy chúng ta mới quản lý ngoại tệ có hiệu quả và một tỷ giá hối đoái hợp lý. Sau khi đã thu hút được ngoại tệ, Nhà nước cần ưu tiên cho các Công ty xuất nhập khẩu như PACKEXPORT. Có như vậy thì vốn không bị lãng phí vào việc cấp giấy phép cho các doanh nghiệp có ngoại tệ được trao đổi với nhau. Bằng cách này, Công ty có thể tranh thủ ngoại tệ của những đơn vị chưa có nhu cầu. Ngoài ra trong điều kiện thiếu ngoại tệ như hiện nay, ngân hàng nên cho phép thanh toán trực tiếp bằng tiền mặt Việt Nam đối với các giá trị thấp. Điều này xuất phát từ thực tế một số bạn hàng từ Trung Quốc, Đài Loan, Nam Triều Tiên chấp nhận thanh toán bằng tiền mặt Việt Nam không qua ngân hàng. Về phần mình khi cần thanh toán bằng ngoại tệ mạnh thì Công ty phải lên kế hoạch trước một tháng và gửi đến cho ngân hàng để họ chuẩn bị trước. Như vậy thì Nhà nước sẽ quản lý tốt ngoại tệ và Công ty thì hoàn thành các thủ tục thanh toán.

Việc Nhà nước bãi bỏ giấy phép xuất nhập khẩu chuyến chính là cải cách thủ tục hành chính. Nhưng để cải cách triệt để hơn, Nhà nước cần quy định một cơ quan như Bộ Thương mại đứng ra quản lý tất cả các hoạt động xuất nhập khẩu.

Cụ thể với PACKEXPORT khi đăng ký hợp đồng ngoại với Bộ Thương mại thì Bộ cần quyết định rõ máy móc thiết bị này có phải chịu thuế hay không, nếu có thì với thuế suất nào,... Như vậy Hải quan không có trách nhiệm tính thuế nữa mà chỉ thực hiện chức năng kiểm tra giám sát hàng nhập khẩu. Điều này sẽ giúp các thủ tục hải quan bớt phiền hà và tiêu cực đồng thời tiết kiệm thời gian giao nhận hàng của Công ty. Về phía mình Công ty cũng nên có những đề đạt, góp ý với Bộ Thương mại về các thủ tục hành chính để hoạt động kinh doanh được thực hiện. Trên đây là các giải pháp và điều kiện để nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động nhập khẩu của Công ty xuất nhập khẩu và kỹ thuật bao bì. Chắc chắn là còn nhiều sai sót và ít tính khả thi song những giải pháp và những điều kiện này cũng góp phần vào đề xuất những ý kiến nhỏ bé vào công tác nhập khẩu của Công ty. Rất mong những ý kiến này sẽ được Công ty xem xét và bổ xung, thay đổi cho phù hợp để có thể áp dụng vào thực tế nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động nhập khẩu cuả Công ty.

KẾT LUẬN

Đảng và Nhà nước ta chủ trương mở rộng và phát triển kinh tế đối ngoại nhằm đạt được mục tiêu Công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước, dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng văn minh. Nói tới kinh tế đối ngoại thì phải nói tới thương mại quốc tế vì nó là một nhân tố phát triển thông qua trao đổi hàng hoá, dịch vụ giữa các nước. Kinh doanh xuất nhập khẩu là nội dung quan trọng, cốt lõi của thương mại quốc tế. Việt Nam là một nước đang phát triển nên yêu cầu nhập khẩu vật tư nguyên liệu, máy móc, kỹ thuật hiện nay là rất cấp bách. Tuy nhiên để nhập khẩu có hiệu quả cao thì cả doanh nghiệp và Nhà nước đều phải cố gắng.

Công ty xuất nhập khẩu và kỹ thuật bao bì là một trong ít các doanh nghiệp thực hiện tốt việc nhập khẩu vật tư nguyên liệu sản xuất bao bì cao cấp phục vụ hàng xuất khẩu, máy móc thiết bị để sản xuất bao bì xuất khẩu. Đây là Công ty đầu ngành về nhập khẩu vật tư và thiết bị bao bì trong thời kỳ bao cấp. Khi chuyển sang cơ chế thị trường, dù gặp nhiều khó khăn nhưng Công ty vẫn không ngừng vươn lên, đổi mới trong hoạt động kinh doanh để tồn tại và phát triển. Việc đưa ra một số giải pháp đổi mới hoạt động kinh doanh nhập khẩu vật tư - máy móc thiết bị bao bì trên đây chỉ là đóng góp nhỏ của cá nhân em để PACKEXPORT tiếp tục đạt được những thành tựu to lớn hơn trong tương lai. Do thời gian thực tập tại Công ty xuất nhập khẩu và kỹ thuật bao bì không nhiều nên luận văn của em không tránh khỏi hạn chế. Rất mong được sự chỉ đạo hướng dẫn của các thầy cô giáo và các cô chú cán bộ công nhân viên trong phòng xuất nhập khẩu số 1, xuất nhập khẩu số 2 và trong Công ty để bài viết sau được hoàn thiện hơn.

Cuối cùng em xin trân thành cảm ơn thầy giáo T.S Đỗ Đức Bình, các thầy cô giáo trong khoa kinh tế và kinh doanh quốc tế cùng toàn thể các cô chú cán bộ công nhân viên trong Công ty xuất nhập khẩu bao bì - PACKEXPORT đã giúp đỡ em trong quá trình thực tập và làm luận văn này.

TÀI LIỆU THAM KHẢO:

1. Giáo trình Kinh tế quốc tế - GS.TS Tô Xuân Dân - ĐKKTQD - NXB

Giáo Dục - 1996.

2. Giáo trình Quản trị kinh doanh quốc tế - TS. Đỗ Đức Bình - Trường

ĐHKTQD - 1997.

3. Văn kiện Đại hội Đảng VII, VIII - NXB Chính trị Quốc Gia.

4. Kỹ thuật nghiệp vụ ngoại thương - PGS. Vũ Hữu Tử - NXB Giáo Dục

Hà Nội - 1994.

5. Môi trường kinh doanh thuận lợi, một trong những thuận lợi cho doanh nghiệp kinh doanh của Doanh nghiệp - TS. Đỗ Đức Bình.

6. Báo cáo tổng kết kinh doanh của Công ty PACKEXPORT từ năm 1998

- 2001.

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn - Thực trạng và một số giải pháp hoàn thiện hoạt động nhập khẩu ở Công ty XNK và kỹ thuật b docx (Trang 91 - 96)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(96 trang)
w