VÀ QUẢN LÝ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH.
MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VỚI CƠ QUAN CHỨC NĂNG.
1. Đối với Bộ chủ quản.
mua sắm tài sản cố định, nhất là các tài sản trực tiếp tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh như máy móc thiết bị kiểm soát và kiểm tra chất lượng công trình và các thiết bị văn phòng, phần mềm tin học phục vụ kinh doanh, đỗng thời cho phép Công ty được phân định rõ ràng số tài sản cố định thuộc nguồn vốn ngân sách cấp là phần nhà cửa vật kiến trúc chiếm tới 24% tổng giá trị tài sản cố định của Công ty.
- Bộ cũng nên cho phép Công ty được liên doanh, liên kết với các doanh nghiệp cùng ngành trong nước khi thực hiện tư vấn thiết kế các công trình lớn, cũng như có thể đứng ra đảm nhận quản lý và thi công những hạng mục công trình nhất định khi có yêu cầu của các chủ đầu tư.
2. Đối với các cơ quan quản lý Nhà nước.
- Về lâu dài: Để đáp ứng yêu cầu Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá đất nước và tăng cường hội nhập với các nước khu vực và thế giới, các cơ quan quản lý Nhà nước cần thực hiện các vấn đề sau:
+ Tăng cường nguồn lực cho các doanh nghiệp Xây dựng và Tư vấn về mặt tài chính, công nghệ, thiết bị, tay nghề kỹ sư, trình độ quản lý, các nghiệp vụ t ài chính, trình độ ngoại ngữ và hiểu biết thông lệ quốc tế. Xâu dựng tiêu chuẩn nhà thầu trng hoàn cảnh hội nhập nhập khu vực và thế giới.
+ Nghiên cứu,rà soát và cải tiến một số tiêu chuẩn để đáp ứng yêu cầu về tư vấn khảo sát, chất lượng thi công công trình.
+ Nghiên cứu khả năng để các doanh nghiệp thuộc ngành Xây dựng của ta liên doanh, liên kết nhiều hơn với các doanh nghiệp thuộc khối ASEAN. Đặc biệt chú trọng tới khả năng liên doanh, liên kết tại thị trường của các nước trong khối để vừa tăng cường sự hiểu biết thị trường, kỹ thuật, tài chính của các nước liên quan; vừa tạo lập được thị trường cho cá doanh nghiệp của ta khi khu vực mậu dịch tự do thương mại được hình thành.
+ Nghiên cứu đề xuất các công trình hợp tác về khoa học - kỹ thuật, công nghệ với các nước thuộc khối APEC, ASEAN để làm cơ sở cho việc phát triển hợp tác chuyên ngành Xây dựng nói chung và Tư vấn xây dựng nói riêng.
- Vấn đề chủ yếu trước mắt:
+ Các cơ quan chức năng quản lý Nhà nước cần sửa đổi bổ sung chế độ khấu hao tài sản cố định nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp
trong ngành và Công ty. Hiện nay khác với khấu hao tài sản cố định cho các doanh nghiệp thuộc ngành dệt, giấy, vận chuyển chất lỏng bằng đường ống cấn có thời gian khấu hao tài sản cố định kéo dài thì đối với các tài sản cố định là các máy móc thiết bị điện tử, tin học mà các doanh nghiệp trong ngành và Công ty đang sử dụng đòi hỏi phải khấu hao nhanh hơn .
Nhà nước và các cơ quan chức năng quản lý Nhà nước nên mở thêm một lối nhỏ cho các dfoanh nghiệp trong ngành và Công ty được trích khấu hao nhanh hơn thêm một mức nào đó đối với khối lượng lớn tài sản cố định là các thiết bị vi tính, phần mềm tin học. Việc trích khấu hao nhanh hơn sẽ tạo khả năng thu hồi vốn nhanh, hạn chế được tổn thất vô hình, tiết kiệm được lợi tức tiền vay trong chi phí kinh doanh, tạo nguồn để trả nợ và cũng là tạo điều kiện cho doanh nghiệp đổi mới công nghệ, nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định, vón cố định của mình.
KẾT LUẬN
Vốn cố định là một bộ phận chủ yếu của vốn kinh doanh. Nó phản ánh khả năng trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật của Doanh nghiệp cũng như khả năng tiếp cận trình độ tiên bộ khoa học kỹ thuật. Thông qua hình thái vật chất là tài sản cố định, vốn cố định đem lại những điều kiện cần thiết để tiết kiệm sức lao động và nâng cao năng suất lao động trong Doanh nghiệp.
Công ty tư vấn Xây dựng Dân dụng Việt Nam trong thời gian đầu của quá trình chuyển đổi cơ chế Công ty đã gặp không ít khó khăn tưởng chừng như không vượt qua khỏi. Nhưng nhờ sự năng động và nhạy bén của đội ngũ lãnh đạo và toàn thể cán bộ công nhân viên mà Công ty đã đứng vững, từng bước đi lên, tạo lập và không ngừng nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định của mình.
Mặc dầu vậy, vấn đề nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định ngày càng có những khó khăn. Việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định của Công ty trong giai đoạn hiện này là một điều cần thiết.
Chuyên đề thực tập “Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định của Công ty Tư vấn Xây dựng Dân dụng Việt nam” là kết quả của quá trình tìm hiểu, nghiên cứu về thực trạng sử dụng vốn cố định của Công ty. Với khả năng của một sinh viên mới qua quá trình thực tập, em hy vọng rằng các giải pháp dù rằng không nhiều song có thể có ích cho việc đề ra chiến lược của Công ty trong thời gian tới.