Cơ cấu tổ chức, quản lí của BHXH Việt Nam

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn tốt nghiêp “Công tác quản lí tài chính BHXH Việt Nam- Thực trạng và giải pháp” doc (Trang 29 - 32)

I. Giới thiệu chung về BHXH Việt Nam

3. Cơ cấu tổ chức, quản lí của BHXH Việt Nam

Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội là cơ quan của Chính phủ thực hiện việc quản lí Nhà nước về BHXH: xây dựng và trình ban hành pháp luật về BHXH; ban hành các văn bản pháp quy về BHXH thuộc thẩm quyền; hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra việc thực hiện BHXH. Chính phủ thành lập hệ thống tổ chức BHXH thống nhất để quản lí quỹ và thực hiện các chế độ, chính sách về BHXH theo quy định của pháp luật.

Theo điều 3, Nghị định số 100/2002/ NĐ- CP có quy định: BHXH Việt Nam được tổ chức, quản lí theo hệ thống dọc, tập trung, thống nhất từ

Trung ương tới địa phương, gồm có ba cấp: 1. Cấp Trung ương là BHXH Việt Nam.

2. Cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là BHXH tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ( gọi chung là BHXH tỉnh) trực thuộc BHXH Việt Nam.

3. Cấp huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh là BHXH huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh ( gọi chung là BHXH huyện) trực thuộc BHXH tỉnh.

BHXH Việt Nam được tổ chức thành hệ thống ngành dọc từ Trung

ương xuống địa phương. Cơ quan quản lí là Hội đồng quản lí BHXH Việt Nam, chịu trách nhiệm trực tiếp trước Thủ tướng Chính phủ về các hoạt

động chỉ đạo, điều hành và quản lí của mình. Tổng giám đốc là đại diện pháp nhân của BHXH Việt Nam, do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm theo đề

nghị của Hội đồng quản lí. Tổng giám đốc chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ và Hội đồng quản lí về thực hiện chính sách, chế độ BHXH và quản lí quỹ BHXH theo quy định của pháp luật.

Giúp việc cho tổng giám đốc là các Phó tổng giám đốc và các phòng ban nghiệp vụ chuyên môn. Bộ máy quản lí giúp việc cho Tổng giám đốc tại BHXH Việt Nam hiện nay gồm có: 1. Ban Chế độ chính sách BHXH. 2. Ban Kế hoạch- Tài chính. 3. Ban thu BHXH. 4. Ban chi BHXH. 5. Ban BHXH tự nguyện. 6. Ban giám định Y tế. 7. Ban tuyên truyền BHXH. 8. Ban Hợp tác quốc tế. 9. Ban Tổ chức cán bộ. 10.Ban kiểm tra.

11.Văn phòng.

12.Trung tâm Nghiên cứu khoa học BHXH. 13. Trung tâm Công nghệ thông tin.

14.Trung tâm đào tạo và bồi dưỡng nghiệp vụ BHXH. 15.Trung tâm lưu trữ.

16.Báo BHXH. 17.Tạp chí BHXH.

Theo điều 9 Nghị định 100/2002/NĐ- CP, tổ chức BHXH tỉnh và BHXH huyện được tổ chức và hoạt động theo quy định của Tổng giám đốc. BHXH tỉnh, BHXH huyện cũng có tư cách pháp nhân, có dấu, có tài khoản và trụ sở riêng.

SƠĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÍ BHXH VIỆT NAM (Theo Nghịđịnh số 100/2002/CP- NĐ ngày 6/12/2002 của Chính Phủ) CHÍNH PH HỘI ĐỒNG QUẢN LÝ Tổng giám đốc Các Phó tổng giám đốc - Ban chếđộ, chính sách BHXH - Ban Kế hoạch - Tài chính - Ban Thu BHXH - Ban Chi BHXH - Ban BHXH tự nguyện - Ban Giám định y tế

- Ban Tuyên truyền BHXH - Ban Hợp tác quốc tế

- Ban Tổ chức - Cán bộ

- Ban Kiểm tra - Văn phòng

- Trung tâm Nghiên cứu khoa học BHXH - Trung tâm CNTT

- Trung tâm Đào tạo và bồi dưỡng NVBHXH - Trung tâm lưu trữ - Báo BHXH - Tạp chí BHXH - Đại diện BHXHVN tại TP. HCM Giám đốc Các Phó giám đốc - Phòng Chếđộ, chính sách - Phòng Kế hoạch - Tài chính - Phòng Thu - Phòng Giám định chi - Phòng Bảo hiểm tự nguyện - Phòng CNTT - Phòng Kiểm tra - Phòng Tổ chức - Hành chính Giám đốc Các Phó Bảo hiểm xã hội Việt Nam Bảo hiểm xã hội cấp tỉnh

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn tốt nghiêp “Công tác quản lí tài chính BHXH Việt Nam- Thực trạng và giải pháp” doc (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)