Về công tác phòng, hạn chế tổn thất.

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn tốt nghiêp "Tình hình triển khai nghiệp vụ bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển tại Bảo Minh Hà Nội" pptx (Trang 71 - 73)

2. Mục tiêu của Bảo Minh HàN ội.

4.3. Về công tác phòng, hạn chế tổn thất.

Với những đặc điểm của mình, vận tải đường biển thường gặp phải rất nhiều rủi ro bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Vì thế, để công tác đề phòng, hạn chế tổn thất có hiệu quả thì công tác này cần được thực hiện ngay từ khi xếp hàng lên tàu và tiếp tục duy trì trong suốt hành trình cho đến khi dỡ hàng tại cảng đến.

Hiện nay việc đề phòng hạn chế tổn thất đang được công ty thực hiện bằng cách chỉ định một công ty khác của bảo hiểm tại bến cảng hoặc thuộc đơn vị chuyên trách tiến hành quá trình bốc xếp hàng hoá lên, xuống tàu nhằm ngăn chặn những công nhân bốc xếp không làm đúng quy cách hoặc dùng phương tiện không thích hợp trong việc bốc xếp hàng hoá.

Từ những biện pháp này, công ty đã hạn chế số vụ tổn thất bồi thường của công ty trong thời gian qua. Công ty cũng tăng cường công tác đề phòng hạn chế tổn thất qua việc tăng chi cho công tác này. Năm 2002, công ty đã tăng chi cho công tác đề phòng hạn chế tổn thất 1,53% trong tổng chi nghiệp vụ. Hiệu quả được thể hiện là trong năm 2003 và năm 2004, thực chi bồi thường của Tổng công ty đã giảm rõ rệt. Công ty nên tiếp tục phát huy và làm tốt hơn một số vấn đề như:

Đối với luồng vận chuyển, từng chuyến hành trình Công ty vẫn nghiên cứu kỹ những đặc điểm của cảng đi, cảng đến, cảng chuyển tải, cảng lánh nạn (nếu có), những rủi ro có thể xảy ra… Đồng thời với các con tàu vận chuyển cho từng chuyến hàng, công ty cũng cần xem xét, tìm hiểu các đặc tính như cấp hạn tàu, tuổi tàu cỡ hạn tàu, chủ tàu… Trên cơ sở đó phòng hàng hải sẽ lập ra bản hướng dẫn đối với những khách hàng mua bảo hiểm cho hàng hoá xuất nhập khẩu bao gồm: Một bản chung áp dụng cho tất cả những khách hàng trong đó ghi thông tin về tất cả các đặc điểm của từng vận chuyển, từng nhóm tàu kèm theo là lời khuyên nên chọn nhóm tàu nào và biện pháp cho việc phòng tránh rủi ro. Một bản khác sẽ được sử dụng trong từng trường hợp cụ thể đối với từng khách hàng và hợp đồng cụ thể trên đó phân tích các đặc tính của tàu, của lô hàng tham gia bảo hiểm và kèm theo các khuyến cáo về phòng tránh rủi ro, tổn thất.

Đối với khách hàng tham gia hợp đồng bảo hiểm bao, Bảo Minh Hà Nội nên đề nghị khách hàng thông báo gửi về cho công ty trước mỗi chuyến hành trình, phải ghi thật đầy đủ, cụ thể các đặc điểm của chuyến theo đó công ty sẽ thông báo lại cho khách hàng về con tàu nên thuê cách thức đóng gói, bốc, dỡ, chất xếp hàng cần làm…

Bên cạnh đó công ty cũng lên tham mưu cho khách hàng về các mặt: điều kiện bảo hiểm tốt nhất, chất lượng hàng, bao bì đóng gói, điều kiện bốc dỡ, đóng gói, tình trạng tàu, tình trạng tài chính của tàu.

Nếu như lô hàng có giá trị lớn, số lượng nhiều, chiếm một khoảng không gian đáng kể trong hầm tàu thì chủ hàng nên đề nghị chủ tàu tiến hành việc nâng hàng và chăm sóc hàng ngay từ đầu.

Trong trường hợp khách hàng lớn, thường xuyên tiến hành xuất nhập khẩu và hay bốc dỡ tại một cảng nào đó thì công ty cũng nên để khuyến cáo khách hàng cần có đề xuất với cảng chấp nhận phương án sau. Nếu trong một thời gian nhất định (có thể là một quý hoặc một năm). Các lô hàng hoá xuất nhập khẩu trong quá trình bốc xếp không may xảy ra mất mát, hao hụt, trả lại hoặc xảy ra nhưng với điều kiện nhỏ hơn mức độ ấn định thì cũng sẽ được thưởng một khoản tiền tương xứng. Còn nếu ngược lại thì các giá trị tổn thất xảy ra vượt quá mức cho phép thì cảng phải trả cho chủ hàng một số tiền tỷ lệ với giá trị tổn thất. Bằng cách này sẽ nâng cao được trách nhiệm của cảng đối với hàng hoá, qua đó có thể giảm được đáng kể các tổn thất khi bốc dỡ và xếp hàng.

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn tốt nghiêp "Tình hình triển khai nghiệp vụ bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển tại Bảo Minh Hà Nội" pptx (Trang 71 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)