I. Các giải pháp tăng cường xuất khẩu các ngành hàng chủ lực.
2. Cải cách hệ thống ngân hàng.
Ngành ngân hàng Việt Nam là hệ thống huyết mạch của nền kinh tế, nổi bật là đẩy lùi nạn lạm phát phi mã, ổn định giá trị đồng tiền, ổn định kinh tế vĩ mô, làm nòng cốt trong huy động vốn, đáp ứng nhu cầu vốn của các doanh nghiệp để chuyển dịch cơ cấu sản xuất, linh hoạt đáp ứng nhu cầu thị trường ở quy mô lớn hơn trong và ngoài nước, hợp tác chặt chẽ với các ngân hàng Mỹ trong quan hệ đại lý ngân hàng như vay vốn ngoại tệ, điều tra khách hàng Mỹ, xác nhận L/C, thanh toán quốc tế...để hỗ trợ và phục vụ có hiệu quả cho các doanh nghiệp Việt Nam tham gia kinh doanh với Mỹ, đẩy mạnh xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ.
Đối với hệ thống ngân hàng Việt Nam, chúng ta cần hiện đại hoá công nghệ ngân hàng, từng bước nâng dần tỷ lệ tín dụng so với GDP lên ngang bằng các nước trong khu vực (tỷ lệ này của Việt Nam hơn 32%, các nước khoảng 50%). Hạ thấp chỉ tiêu về chi phí nghiệp vụ trên tài sản “Có” xuống tương đương với mức bình quân của khu vực (tỷ lệ này của Ngân hàng Thương mại Việt Nam là 9%, các nước trong khu vực khoảng 2,5-3%). Tiếp đến là hình thành các thị trường chứng khoán để đáp ứng nhu cầu thu hút vốn trong và ngoài nước; tận dụng các nguồn tài trợ thương mại, nguồn vốn vay của các ngân hàng nước ngoài để cho các doanh nghiệp vay kinh doanh sản xuất và xuất khẩu. Và cuối cùng là lành mạnh hoá hệ thống tài chính tiền
năng cạnh tranh và sức đề kháng của ngân hàng trước những biến động của thị trường trong nước và quốc tế.
2. Tăng cường quản lý nhà nước về xúc tiến thương mại.
Bộ Thương mại và một số bộ ngành có liên quan cần thành lập các nhóm nghiên cứu thị trường Mỹ, tập trung vào các vấn đề như môi trường pháp luật, hàng hoá, kinh doanh, giá cả, phương thức tiếp cận thị trường Mỹ để giúp đỡ các doanh nghiệp Việt Nam .
Để vào được thị trường Mỹ, các doanh nghiệp không những phải nắm vững nhu cầu thị trường, thị hiếu người tiêu dùng và đảm bảo sản phẩm có sức cạnh tranh về chất lượng cũng như giá cả, mà còn phải thông thạo hệ thống pháp luật Mỹ, nắm được hệ thống quản lý xuất nhập khẩu cũng như hạn ngạch của Mỹ. Mỹ có một hệ thống pháp luật về thương mại vô cùng rắc rối và phức tạp. Bộ luật Thương mại (Uniform Commerical Code) được coi như xương sống của hệ thống pháp luật về thương mại. Vì vậy, các doanh nghiệp rất cần những thông tin hỗ trợ này từ phía Nhà nước, đặc biệt các doanh nghiệp chưa xuất khẩu sang thị trường Mỹ lần nào và chuẩn bị thâm nhập thị trường này.
Hoạt động xúc tiến thương mại nhằm phát triển sản xuất và xuất khẩu trên cơ sở giảm chi phí về thời gian và tiền của cho các doanh nghiệp, cụ thể gồm các giải pháp sau:
- Đưa vào Website những thông tin có giá trị thương mại để quảng cáo cho các doanh nghiệp và hàng hoá của Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ. Tập hợp các nhu cầu xuất khẩu của Mỹ sang Việt Nam, đảm bảo hàng hoá nhập khẩu là công nghệ tiên tiến và mang lại hiệu quả cao cho phát triển kinh tế đất nước.
- Tổ chức hội chợ triển lãm theo nhu cầu của các doanh nghiệp Việt Nam và Mỹ muốn thâm nhập thị trường của nhau và chuẩn bị các phương án làm ăn lâu dài sau khi có Quy chế Tối huệ quốc.
- Thành lập Quỹ xúc tiến thương mại do Nhà nước và doanh nghiệp cùng đóng góp. Quỹ này lập tài khoản riêng không nằm trong ngân sách của Bộ tài chính, chuyên dùng cho mục đích xúc tiến thương mại.
Để thúc đẩy xuất khẩu, ngoài các biện pháp và chính sách chung, đối với thị trường Mỹ cần lập hệ thống các trung tâm thương mại tại một số thành phố lớn như NewYork, Los Angeles, San Francisco, Chicago...tạo cầu nối và giảm chi phí giao dịch cho các công ty Việt Nam . Các trung tâm này có thể do Nhà nước ta bảo trợ hoặc kết hợp với các công ty Mỹ và Việt kiều, hoặc kết hợp giữa một số doanh nghiệp mạnh trong nước sang mở các phòng trưng bày, giao dịch giới thiệu và ký hợp đồng.
Để hoạt động xúc tiến thương mại gặt hái được thành công, Việt Nam cần tăng cường khả năng tiếp cận với các thông tin thương mại. Chính những thông tin thương mại này cho phép một chuyên gia có thể chuyển một tiềm năng xuất khẩu thành một hoạt động giao dịch kinh doanh thực sự. Đó là thiết lập các mối quan hệ trong kinh doanh, thông tin về các kênh phân phối, hiếu biết về bản chất của cạnh tranh trong nước và nước ngoài và cuối cùng là sở thích của người tiêu dùng.
Về vai trò của Đại diện thương mại ở nước ngoài, họ là phương tiện quan trọng tạo điều kiện cho các cơ sở xuất khẩu tiếp cận với những thông tin thương mại. Việt Nam cần tập trung tìm cách tăng cường hệ thống đó. Việc bố trí đội ngũ tuỳ viên thương mại là một hình thức đầu tư tốn kém nhưng không thể không có và chúng ta cần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư cho việc thiết lập các Ban Đại diện thương mại của mình ở nước ngoài.