CHẾ ĐỘ TÀI CHÍNH - KẾ TOÁN HOẠT ĐỘNG THUÊ MUA TÀI CHÍNH VÀ HƯỚNG HOÀN THIỆN
Trên thế giới, các Công ty năng động từ lâu đã sử dụng hình thức thuê tài sản như một nguồn để có được các tài sản kinh doanh. Trong vài thập kỷ qua, kinh doanh trong lĩnh vực thuê tài sản phát triển khá mạnh ở nhiều nước tạo thuận lợi cho cả bên đi thuê và bên cho thuê:
Thứ nhất, tạo cho bên đi thuê có được 100% nguồn vốn với tỷ lệ lãi suất cố định vì việc thuê tài sản được ký kết mà không cần bên đi thuê bỏ ra bất kỳ một đồng tiền nào nhưng vẫn có được tài sản sử dụng. Đây là điều lý tưởng cho các công ty mới phát triển. Hơn nữa, việc thanh toán tiền thuê thường cố định, giúp bên đi thuê tránh rủi ro trong điều kiện có lạm pháp cao
Thứ hai, trong nhiều trường hợp hình thức thuê tài sản tạo ra những mặt lợi về thuế nhờ có sự miễn giảm thuế hơn nhiều so với tài sản mua.
Thứ ba, bên cho thuê thường nhận được một khoản tiền lời tương đối ổn định do bên đi thuê trả dưới hình thức thanh toán tiền thuê.
Thứ tư, bảo vệ cho bên đi thuê tránh khỏi những rủi ro do sự lỗi thời của tài sản trong điều kiện tiến bộ khoa học kỹ thuật phát triễn với tốc độ cao
Chính vì vậy, các doanh nghiệp tiến hành thuê tài chính được hưởng rất nhiều lợi thế so với các hình thức tín dụng khác. Có thể nói, bên cạnh các ưu điểm như thời gian xét duyệt tài trợ nhanh, ít bị ảnh hưởng của uy tín doanh nghiệp, việc thanh toán tiền khá linh hoạt thì doanh nghiệp đi thuê tài chính còn được hưởng tỷ lệ tài trợ cao, thậm trí lên tới 100% chi phí đầu tư thiết bị. Toàn bộ số tiền thuê (cả gốc và lãi) được chia đều cho việc thanh toán theo định kỳ (tháng, quý, năm).
Do đó, thuê tài chính là một trong những biện pháp hữu hiệu về vốn cho các doanh nghiệp thiếu vốn, đặc biệt là trong hoàn cảnh hầu hết các doanh nghiệp ở nước ta hiện nay đều thiếu vốn hoạt động. Tình trạng lạc hậu về công nghệ sản xuất dẫn đến năng suất, chất lượng, kiểu dáng sản phẩm của hầu hết các doanh nghiệp mất dần khả năng cạnh tranh trên thị trường, kể cả thị trường trong nước. Việc chờ vốn đầu tư của ngân sách hay vay vốn
của ngân hàng để đầu tư đổi mới công nghệ không phải là điều dễ dang đối với các doanh nghiệp.
Theo quy định tạm thời về tổ chức hoạt động của các Công ty cho thuê tài chính tại Việt Nam (Nghị định 64/CP ngày 9/10/1995 của Chính phủ) thì một giao dịch phải thoả mãn bốn điều kiện: Khi kết thúc hợp đồng cho thuê, bên thuê được nhận quyền sở hữu tài sản thuê hoặc được tiếp tục thuê theo thoả thuận; Khi kết thúc hợp đồng thuê, bên thuê được nhân quyền lựa chọn mua tài sản thuê theo giá danh nghĩa thấp hơn giá trị thực tế của tài sản thuê tại thời điểm mua lại; Thời hạn thuê ít nhất phải bằng 60% thời gian cần thiết để khấu hao tài sản; Tổng số tiền thuê tài sản phải trả ít nhất tương đương với giá trị của tài sản đó trên thị trương vào thời điểm ký hợp đồng.
Những quy định này bước đầu đã khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài bỏ vốn vào hoạt động cho thuê tại Việt Nam. Tuy nhiên, xét về lâu dài không thuận lợi cho phía nhà đi thuê (chủ yếu là doanh nghiệp thiếu vốn ở Việt Nam) trong trường hợp họ muốn mua lại TSCĐ đi thuê thì cũng phải chờ cho đến khi kết thuc hợp đồng thuê. Lúc đó, với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật mới, liệu họ còn muốn mua lại TSCĐ đi thuê nữa hay không? Mặt khác với những TSCĐ thuê trong thời hạn dài và giá trị lớn, bên thuê thay vì có thể nhận quyền sở hữu khi kết thúc hợp đồng thuê thì lại phải bỏ tiền ra để tiếp tục thuê (nếu muốn). Mặc dầu hoạt động thuê còn mới lạ ở Việt Nam nhưng trên thế giới, hoạt động này xuất hiện từ rất lâu. Các quy chế và điều kiện cho thuê đã hình thành, được các công ty cho thuê xây dựng và thông qua. Vì vậy, hoạt động cho thuê tài chính ở Việt Nam cũng cần tuân thủ các quy chế và điều kiện đó. Theo thông lệ quốc tế, TCSĐ được coi là thuê tài chính (hay thuê vốn) khi đồng thời thoã mãn 1 trong 4 điều kiện: Khi kết thúc hợp đồng, quyền sở hữu TSCĐ phải được chuyển giao cho bên đi thuê; Thời gian thuê ít nhất phải bằng 3/4 thời gian hữu dụng của TSCĐ thuê; Khi
kết thúc hợp đồng thuê hoặc tại bất kỳ một thời điểm nào đó, bên đi thuê được phép lựa chọn mua TSCĐ đi thuê với giá thấp hơn giá thực tế của TSCĐ thuê; Gía trị hiện thời của hợp đồng thuê phải trả cho TSCĐ đi thuê ít nhất bằng 90% gía trị tài sản thuê.
Việc hạch toán tại các đơn vị đi thuê tài chính tại Việt Nam theo chế độ kế toán hiên hành còn nhiêu vướng mắc, thậm trí có nhiều mâu thuẫn và không đúng bản chất sự vật. Điều này thể hiện ngay từ cách tính giá TSCĐ đi thuê, phản ánh lãi thuê cho đến cách thức thanh toán tiền thuê (cả gốc và lãi).
Theo quy định nguyên giá TSCĐ thuê tài chính được tính theo gía trị hiện tại của khoản tiền thuê theo công thức:
t r FV PV ) 1 ( + = Trong đó: PV: Gía trị hiện tại của tiền thuê (gốc); FV: Tổng số tiền thuê TSCĐ phải trả (cả gốc và lãi); r : Tỷ lệ lãi suất;
t : Số kỳ đi thuê (thời gian thuê).
Cách tính trên đây được sử dụng trong những doanh nghiệp áp dụng phương pháp tính lãi gộp tức là lãi kỳ sau được tính bằng: (tiền lãi gôc - số lãi kỳ trước)x lãi suất; nó chỉ phù hợp với cách cho thuê TSCĐ thu hồi cả gốc lẫn lãi.
Cũng theo chế độ quy định, nếu trong hợp đồng ghi rõ số tiền bên đi thuê phải trả cho cả giai đoạn thuê, trong đó ghi rõ số tiền lãi phải trả mỗi năm thì nguyên giá của TSCĐ đi thuê tài chính được xác định theo công thức
Nguyên gía = Tổng số nợ phải trả - Số năm x Số lãi phải
TSCĐ đi thuê theo hợp đồng thuê thuê trả mỗi năm Những quy định về nguyên giá nêu trên đều không phù hợp với tài sản
thuê tài chính. Trên thực tế, xu hướng của người cho thuê và người đi thuê là thoả thuận với nhau sao cho trong suốt thời gian cho thuê và đi thuê, số tiền trả cuối mỗi năm (mỗi kỳ) bằng nhau (mỗi lần trả nợ bao gồm tiền lãi và một phần tiền gốc). Điều này vừa tránh đươc rủi ro, vừa có nguồn thu thực tế hàng năm cho người cho thuê một cách ổn định. Đồng thời với người đi thuê do số tiền phải trả hàng năm bằng nhau nên tình hình tài chính không bị xáo trộn khi tìm nguồn trả nợ và giảm bớt chi phí lãi vay phải trả. Trong trương hợp chuyển quyền sở hữu hoặc bán lại TSCĐ cho bên đi thuê trước thời hạn, việc xác định giá trị còn lại chưa thu hồi khá dễ dàng. Số tiền trả đều đặn (thu đều đặn) mỗi năm được tính theo công thức:
Số tiền phải trả đều đặn từng kỳ (tháng, quý, năm) t r r PV ) 1 ( 1 1 * + − =
Để theo dõi tình hình đi thuê TSCĐ dài hạn, kế toán sử dụng: TK 212 - Tài sản cố định thuê tài chính.
- Bên nợ: Phản ánh nguyên giá TSCĐ đang thuê dài hạn tăng thêm. - Bên có: Phản ánh nguyên giá TSCĐđang thuê dài hạn giảm do trả cho bên thuê hoặc mua lại.
Dư nợ: Nguyên giá TSCĐđang thuê dài hạn. TK 212 mở chi tiết theo từng TSCĐđi thuê.
Phương hướng hoàn thiện phương pháp hạch toán (tại đơn vị đi thuê) như sau
- Khi nhận TSCĐ thuê ngoài, căn cứ vào các chứng từ có liên quan (biên bản giao nhận, hợp đồng thuê TSCĐ…) ghi:
Nợ TK 212 - Nguyên giá TSCĐở thời điểm thuê Nợ TK 142 (1421) - Số lãi cho thuê phải trả Nợ TK 133 (1332) - Thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 342 - Tổng số tiền thuê TSCĐ phải trả - Định kỳ thanh toán tiền thuê theo hợp đồng
Nợ TK 342 (hoặc TK 315)
Có TK liên quan (111, 112…)
- Hàng tháng trích khấu hao TSCĐ đi thuê và kết chuyển (trừ dần) lãi phải trả vào chi phí kinh doanh:
Nợ TK liên quan (627, 641, 642)
Có TK 214 (2142) - Số khấu hao phải trích Có TK 1421 - Trừ dần lãi phải trả vào kinh phí - Khi kết thúc hợp đồng thuê
+ Nếu trả lại TSCĐ cho bên thuê
Nợ TK 1421 - Chuyển giá trị còn lại chưa khấu hao hết Nợ TK 214 (2142) - Gía trị hao mòn
Có TK 212 - Nguyên giá TSCĐđi thuê + Nếu bên đi thuê được quyền sở hữu hoàn toàn
Nợ TK 211, 213
Có TK 212 - Nguyên giá
BT2) Kết chuyển giá trị hao mòn luỹ kế Nợ TK 214 (2142)
Có TK 214 (2141, 2143) - Gía trị hao mòn + Nếu bên đi thuê mua lại
Ngoài hai bút toán phản ánh theo nguyê giá và giá trị hao mòn giống như khi được chuyển giao quyền sở hữu hoàn toàn, kế toán còn phản ánh số tiền phải trả về mua lại hay chuyển quyền sở hữu (tính vào nguyên giá TSCĐ)
Nợ TK 211, 213 - Gía trị trả thêm (không có thuế GTGT) Nợ TK 133 (1332) - Thuế GTGT được khấu trừ
Có TK liên quan (111, 112, 342)
Cách hạch toán trên đây mặc dầu đã phản ánh được nội dung cơ bản của hợp đồng thuê tài chính tuy nhiên vẫn còn nhiều điểm khúc mắc. Trước hết tại thời điểm thuê, toàn bộ số lãi về đi thuê phải trả trong suốt thời gian thuê lại được ghi nhận cùng một lúc vào tài khoản 142 (1421 - Chi phí trả trước). Về thực chất số lãi này chỉ mới là thủa thuận theo hợp đồng thuê chứ chưa trả. Hơn nữa, tài khoản1421 được dùng để theo dõi các khoản chi phí trả trước có thời gian phân bổ trong vòng một năm trong khi tổng số lãi thuê phải trả quá lớn, thậm trí nhiều hợp đồng số lãi này còn lớn hơn cả số gốc (lãi suất về thuê tài chính hiện nay trên thế giới phổ biến ở mức 11%). Chính vì vậy, tôi kiến nghị như sau:
Thứ nhất, nguyên giá TSCĐ thuê tài chính được ghi theo số nợ gốc mà bên đi thuê phải trả. Số nợ này xác định khá dễ dàng, dựa vào số vốn đầu tư thực tế để có được bản thân tài sản cho thuê. Trường hợp cần thiết có thể
tiến hành định giá tài sản cho thuê theo giá trị phù hợp với tình trạng kỹ thuật của tài sản.
Thứ hai, không ghi nhận vào chi phí trả trước tổng số lãi phải trả trong suốt thời gian thuê như hiện nay. Số lãi thuê phải trả hàng năm sẽđược phân bổ dần (nếu tính vào chi phí trả trước) hoặc trích trước theo kế hoạch vào chi phí (nếu tính vào chi phí phải trả).
Cách làm này không những phản ánh đúng giá trị tài sản thuê tài chính mà tạo điều kiện thuận lợi cho kế toán có kế hoạch phân bổ hoặc trích trước chi phí lãi thuê được kịp thời. Theo cách này, khi nhận TSCĐ thuê ngoài, kế toán ghi nhận nguyên giá tài sản thuê tài chính:
Nợ TK 212 - Nguyên giá TSCĐở thời điểm thuê Nợ TK 133 (1332) - Thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 342- Số tiền thuê TSCĐ phải trả (giá gốc và thuế GTGT)
- Số lãi về cho thuê tài sản phải trả theo từng năm: Nợ TK 142 (1421) - Số lãi về cho thuê phải trả trong năm
Có TK 338 (3388) - Số lãi về cho thuê phải trả trong năm - Định kỳ thanh toán tiền thuê theo hợp đồng (gốc và lãi)
Nợ TK 342 (hoặc 315) - Số gốc phải trả hàng kỳ Nợ TK 338 (3388) - Số lãi cho thuê đã trả hàng kỳ
Có TK liên quan (111, 112)
- Hàng tháng trích khấu hao TSCĐ đi thuê và kết chuyển (trừ dần) lãi phải trả vào chi phí kinh doanh
Nợ TK liên quan (627, 641, 642)
Có TK 214 (2142) - Số khấu hao phải trích Có TK 1421 - Trừ dần lãi phải trả vào chi phí
- Nếu trích trước chi phí lãi thuê phải trả hàng tháng trong năm Nợ TK liên quan (627, 641, 642)
Có TK 335 - Trích trước chi phí lãi thuê phải trả vào chi phí - Khi thanh toán lãi thuê
Nợ TK 335 - Số lãi cho thuê phải trả trong kỳ Có TK liên quan (111, 112…)
PHẦN 3: KẾT LUẬN
Qua những nội dung vừa trình bày ở trên chúng ta thấy được vai trò hết sức quan trọng của việc thuê tài sản, đặc biệt là thuê tài chính đối với các doanh nghiệp. Nó càng có ý nghĩa hơn với nước ta khi mà hầu hết các doanh nghiệp đều thiếu vốn hoạt động và tình trạng lạc hậu về công nghệ sản xuất. Thuê tài chính giúp cho các doanh nghiệp Việt Nam có được những công nghệ hiện đại để đứng vững trên thị trường trong điều kiện cạnh tranh gay gắt hiện nay khi mà xu thế hội nhập phát triển và khoa học kỹ thuật trở thành động lực sản xuất trực tiếp.
Có thể khẳng định rằng, mặc dù hoạt động thuê tài chính còn khá mới mẽ ở Việt Nam nhưng trong tương lai không xa loại hình này sẽ phát triển nhanh chóng để hội nhập với sự phát triển chung của kinh tế thế giới. Điều đó cũng phù hợp với nhu cầu của thị thường trong nước ta hiện nay. Tuy Bộ Tài chính, Chính phủ của ta đã đưa ra những văn bản hướng dẫn, quy định khá chi tiết về hoạt động thuê mua tài chính và bước đầu đã khuyến khích được hoạt động nay phát triển, nhưng một trong những đòi hỏi cấp thiết hiện nay là Việt Nam phải thường xuyên theo sát thực tế để có một chế độ kế toán hoàn chỉnh hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực mới mẽ này.
Mặc dù đã hết sức cố gắng nhưng do kiến thức, trình độ chuyên môn cũng như kinh nghiệm thực tế còn nhiều hạn chế nên đề tài của em còn nhiều hạn chế. Vì vậy, em rất mong nhận được sự hướng dẫn chỉ bảo các
thầy cô, đặc biệt là PGS.TS Nguyễn Thị Đông, cùng bạn bè để đề án môn học của em được hoàn thiện hơn.