Những hạn chế trong công tác huy động vốn

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn tốt nghiệp: "Giải pháp nhằm nâng cao khả năng huy động vốn của chi nhánh NHNN & PTNN tỉnh Lạng Sơn" ppt (Trang 43 - 47)

Ngân hàng đã đạt đựơc nhiều thành tích trong hoạt động huy động vốn nhưng còn nhiều tồn tại : Huy động vốn chủ yếu là ngắn hạn nên tính ổn định của nguồn vốn không cao gây hạn chế trong quá trình sử dụng vốn . Bên cạnh đó, Ngân hàng còn thiếu những hình thức huy động vốn trung và dài hạn cũng đã gây ra sự giảm sút trong việc hấp dẫn thu hút khách hàng giao dịch với NH.

- Hình thức huy động vốn tại NH Nông nghiệp chưa đa dạng các hình thức vay vốn tại NH chỉ dừng ở mức kì hạn 3, 6, 12 tháng . tuy nó phù hợp với đối tượng vay vốn là các hộ sản xuất và tiêu dùng hiện tại nhưng trong tương lai kì hạn huy động vốn này sẽ gặp nhiều bất lợi, nó làm hạn chế khả

năng huy động vay từ các thành phần khác trong xã hội .Trên cùng địa bàn Lạng Sơn, các Ngân hàng khác đã mở rộng kì hạn vay1 , 3 , 6 , 9 , 12 tháng , nhờ sự linh động, đa dạng kì hạn vay dựa trên nhu cầu và mong muốn gửi tiền của Khách hàng sẽ giúp họ đảm bảo khả năng vay từ nhiều thành phần kinh tế trong tương lai . Một khi NH Nông nghiệp ko chú ý đến yếu tố này , lượng khách hàng truyền thống của NH sẽ giảm đi, đồng thời khả năng thu hút khách hàng tiềm năng sẽ gặp những trở ngại lớn .

Các hình thức huy động vốn hiện nay vẫn còn đơn điệu : Tiết kiệm ngoại tệ, nội tệ gửi góp , kì phiếu , trái phiếu .Những hình thức này thuộc kênh huy động vốn truyền thống của NH song do nhu cầu đoì hỏi ngày một cao của khách hàng, việc duy trì và chỉ phát triển những hình thức này trở nên nhàm chán . Do đó Ngân hàng cần phải mở rộng hình thức huy động vốn ,tạo nên sức hấp dẫn thực sự để lôi kéo khách hàng đến gửi tiền tại Ngân hàng .

Không những thế ,khách hàng và NH luôn quan tâm đến yếu tố lãi suất vì nó sẽảnh hưởng đến lợi nhuận kinh doanh của Ngân hàng cũng như

lợi tức mà khách hàng có thể nhận được .Hiện tại NH Nông nghiệp huy động vốn vay ngắn hạn là : 0.62%/tháng,trung hạn là :0.68 %/tháng , dài hạn là : 0,72 % , So với các Ngân hàng khác trên cùng địa bàn lãi suất huy động như

vậy là thấp, khiến yếu tố cạnh tranh về giá tiền lợi tức cho khách hàng của NH Nông nghiệp bị giảm sút, dẫn đến làm giảm tính cạnh tranh thu hút nguồn vốn từ các chủ thể kinh tế. Ngân hàng kinh doanh trên cơ sở lợi nhuận vì thế

việc điều chỉnh lãi suất hợp lí cũng là vấn đề không dễ giải quyết

- Thời hạn huy động vốn chưa đa dạng , đIều này rất dễ nhận thấy khi khách hàng chỉ có thể lựa chọn hình thức cho vay với kì hạn 3, 6, 12 tháng .Kì hạn này thực sự bất lợi cho việc huy động vốn của NH khi chu trình kinh doanh của các doanh nghiệp , tổ chức kinh tế, các hộ kinh doanh , cá thể

trên địa bàn diễn ra khác nhau trong sự vận động của toàn bộ nền kinh tế. Vì thế, Thời gian nguồn vốn nhàn rỗi là khác nhau . Ngân hàng sẽ không thể tăng sự hấp dẫn trong quá trình thu hút vốn của mình lên khi kì hạn gửi tìên vay chỉ bó hẹp trong 3 hạn mức này . Để giải quyết tình trạng này, NH Nông Nghiệp Lạng Sơn cần xem xét và đa dạng hoá hình thức huy động vốn với nhiều mức kì hạn khác nhau .

-Ngân hàng Lạng Sơn còn gặp hạn chế về điểm giao dịch vì ngoài trụ

sở chính NH còn có 15 chi nhánh đặt tại các phố huyện nhưng hầu như không có các quỹ tiết kiệm đặt trên địa bàn . Chính vì vậy chân rết của NH bị hạn

chế khiến cho khách hàng gặp không ít khó khăn khi gửi tiền vào NH .Vì thế nó cũng là một trong những nguyên nhân làm giảm sức huy động tiền gửi tại NH .

-NH Lạng Sơn đã có nhiều cải tiến song phong cách phục vụ còn nhiều hạn chế. Trên lĩnh vực thông tin tiếp thị về NH chung , dân chúng chưa có

được lòng tin vững vàng, cũng như sự hiểu biết chưa đầy đủ về NH, trong khi

đó hoạt động NH còn có sự hạn chế vể thời gian ( Dân chúng có nhu cầu gửi tiền và lĩnh tiền cả ngày, NH chỉ phục vụđược 8 giờ trong ngày ) Tức là chưa

đáp ứng được 24/24 giờ, 7 ngày trong tuần.. Đội ngũ cán bộ nhân viên có trình độ chuyên môn từ cao đẳng, đại học còn quá ít, chỉ chiếm trên 23 %. Do

đó NH vẫn cần phảI tiếp tục đào tạo thêm về tin học , ngoại ngữ và đào tạo sâu về chuyên môn nghiệp vụđểđáp ứng yêu cẩu nhiệm vụ phát triển NH trong giai đoạn mới. Bên cạnh đó, do hạn hẹp về kinh tế, việc ứng dụng công nghệ tin học hiện đại mới chỉđáp ứng cho việc trang bị từng bước .Do đó chưa tạo đựơc bước tiến nhảy vọt trong việc đào tạo lại và nâng cao trình độ

cho cán bộ nhân viên theo đòi hỏi thực tế đề ra

- Việc mở tài khoản tiền gửi cá nhân và tài khoản séc cá nhân còn ít , chưa giúp cho dân chúng làm quen và tiếp cận với hình thức thanh toán không dùng tiền mặt .Do đó, việc quản lí nguồn thu , nguồn chi ,ước lượng và đề ra những biện pháp cụ thể nhằm nâng cao hoạt động cho vay từ các thành phần kinh tế trở nên khó khăn .

- Môi trường kinh tế vĩ mô với 2 yếu tố cắu thành chủ yếu là môi trường kinh tế và cơ cấu pháp lí chưa phải đã hoàn toàn thuận lợi như yêu cầu

đỏi hỏi của công tác huy động vốn trung dài hạn . Môi trường kinh tế tuy mức

ổn định đã đạt được cải thiện khá nhanh chóng, những chưa thực sự vững chắc

Trong thời gian tới nhiệm vụ của NH là rất lớn, NH No & PTNT Lạng sơn phải phối kết hợp với các cấp , các nghành có liên quan tạo lập mối

quan hệ khăng khít trong cả công tác huy động vốn và sử dụng vốn . Muốn trở thành một NHTM chủ chốt giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế đòi hỏi NHNo & PTNT Lạng sơn phải có nhữgn giải pháp khắc phục những tồn tại trên . Bên cạnh đó, để góp phần vào sự nghiệp phát triển kinh tế đất nước , cần có một môi trường hoạt động thuận lợi , đòi hỏi những thay đổi từ phía Chính phủ và NH Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi để hoạt động của ngành NH ngày càng có hiệu quả hơn.

CHƯƠNG 3:

GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HUY ĐỘNG VỐN

CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP & PTNT LẠNG SƠN

Mỗi một nền kinh tế vận hành và phát triển đều phải dựa trên cơ sở các yếu tố sản xuất, bao gồm : Lao động - Vốn - Đất đai, ngoài ra là công nghệ và quản lý. Trong đó vốn là yếu tố cực kỳ quan trọng cho phát triển kinh tế xã hội. Chính vì sự quan trọng của nguồn vốn tiền tệ đối với sự phát triển kinh tế

mà chúng ta đã luôn tìm kiếm những giải pháp hữu hiệu nhằm huy động được nhiều nguồn vốn cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Trong đó, việc tìm giải pháp để huy động được nhiều vốn nhàn rỗi trong dân chúng của các Ngân hàng Thương mại vẫn luôn là vấn đề bức xúc và nan giải. Đã có nhiều giải pháp được đưa ra và thực hiện có kết quả, song chưa phải đã là tất cả. Nhưng điều chúng ta có thể làm được là có được chính sách rõ ràng, hợp lòng dân, tạo điều kiện cho mọi người hiểu rõ và tham gia xây dựng, thực hiện chính sách huy động nguồn vốn cho phát triển kinh tế.

Qua việc phân tích, đánh giá về tình hình huy động vốn của Ngân hàng No&PTNT Lạng sơn cho thấy: Cùng với chuyển sang nền kinh tế thị trường, Ngân hàng đã thu được những kết quả đáng khích lệ trong hoạt động kinh doanh tiền tệ, tín dụng và dịch vụ Ngân hàng, đặc biệt là công tác huy động nguồn vốn trên địa bàn. Đó là kết quả chỉ đạo sát sao của Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng No&PTNT Việt nam cùng với Ban lãnh đạo, các phòng ban chuyên môn nghiệp vụ đã hết sức cố gắng, để từ đó đưa ra các giải pháp phù hợp với yêu cầu của khách hàng mà vẫn đảm bảo lợi ích và mục tiêu của Ngân hàng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn tốt nghiệp: "Giải pháp nhằm nâng cao khả năng huy động vốn của chi nhánh NHNN & PTNN tỉnh Lạng Sơn" ppt (Trang 43 - 47)