Thời kỳ CTĐ T

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn tốt nghiệp “Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động chuyển tiền điện tử tại NHNo&PTNT Nam Hà Nội” pptx (Trang 39)

Ngày 1/4/1997 Thủ tướng chính phủ có quyết định 196/TTg về việc cho phép ngân hàng, TCTD được sử dụng dữ liệu thông tin trên vật mang tin để làm chứng từ kế toán và thanh toán. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng tạo bước khởi đầu cho việc thực hiện CTĐT của các ngân hàng phát triển. Từ cơ sở pháp lý này ngày 22/10/1997 Thống đốc NHNN đã ban hành quyết định số 353/1997/QĐ-NHNN2 về ban hành quy chế chuyển tiền điện tử, từ đây NHNN, các NHTM quốc doanh và một số NHTM cổ phần có mạng lưới hoạt động rộng đã xúc tiến xây dựng riêng cho mình một hệ thống thanh toán nội bộ – chuyển tiền điện tử trong hệ thống và đưa vào thực hiện từđầu năm 1999

Việc đưa chương trình CTĐT vào vận hành đã làm thay đổi căn bản về chất. Hệ thống CTĐT được thiết kế theo chuẩn mực hiện đại,có khả năng bảo mật và chống xâm nhập cao. Xử lý tự động các khâu như: kiểm soát, xử lý dữ liệu, kết nối, truyền nhận, đối chiếu các lệnh chuyển tiền nhờ vậy đã đẩy nhanh được tốc độ trong thanh toán của các món giao dịch xuống còn 1 ngày thậm chí còn một vài giờ

Chương trình CTĐT được kết nối trực tiếp với phần mềm kế toán giao dịch nên khi phát sinh các nhu cầu thanh toán, chuyển tiền của khách hàng thì đều được giải quyết một cách nhanh gọn. Bên cạnh đó với việc tích hợp giữa phần mềm kế toán giao dịch với chương trình CTĐT còn giúp tăng tốc độ an toàn cho các khoản thanh toán, giảm thiểu các rủi ro sai sót có thể xảy ra bởi khi khách

hàng có nhu cầu thanh toán thì kế toán giao dịch sẽ căn cứ vào các chứng từ gốc để nhập dữ liệu vào chương trình kế toán giao dịch, sau đó chuyển toàn bộ dữ liệu này cho kế toán chuyển tiền thông qua mạng vi tính, kế toán chuyển tiền chỉ cần kiểm tra lại và bổ sung một số yếu tố cần thiết chứ không phải nhập lại hoàn toàn như trước đây nên sai sót về nhập dữ liệu hầu như không xảy ra. Hơn nũa hệ thống chuyển tiền điện tử đảm bảo tính thống nhất, dựa trên cơ sở một hệ thống mật mã độc lập và tương đối hoàn chỉnh do vậy không thể thất thoát một món thanh toán nào của khách hàng và cũng đảm bảo về an toàn tài sản cho chính khách hàng

Trong thanh toán CTĐT áp dụng phương thức kiểm soat tập trung đối chiếu tập trung tại TTTT của toàn hệ thống, mọi khoản thanh toán của khách hàng đều được thực hiện và đối chiếu ngay cuối ngày làm việc giúp cho việc phát hiện và xử lý kịp thời các sai sót. Hệ thống chuyển tiền điện tử của các NHTM còn có khả năng tích hợp với hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng của NHNN từ đó mở rộng khả năng thanh toán ra ngoài hệ thống của các NHTM

Như vậy, thanh toán liên hàng của các NHTM Việt Nam đã phát triển qua 3 giai đoạn: thanh toán liên hàng thủ công, thanh toán liên hàng qua mạng Modem, và qua chuyển tiền điện tử có thể coi hệ thống CTĐT là hệ thống ứng dụng tiên tiến nhất và hiện đại.

2.2.2.Một số nét cơ bản trong CTĐT của NHNo&PTNT Nam Hà Nội

Là một ngân hàng tương đối lớn trong hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam. Hệ thống CTĐT của NHNo&PTNT Nam Hà Nội cũng được thiết kế theo mô hình và tuân thủ các nguyên tắc cũng như quy trình nghiệp vụ như đối với hệ thông CTĐT của NHNo&PTNTVN

Do đặc điểm của hệ thống NHNo&PTNT VN có mạng lưới chi nhánh rộng khắp các tỉnh, thành phố, nên hệ thống CTĐT của NHNo&PTNT VN cũng có những điểm khác biệt so với hệ thống CTĐT của các NHTM khác. Nếu như hệ thống CTĐT của NHCTVN, NHĐT&PT VN, các NHTMCP… được thiết kế theo mô hình thanh toán toàn hệ thống thì hệ thông CTĐT của NHNo&PTNTVN lại được xây dựng thành 2 bộ phận: chuyển tiền nội tỉnh và CTĐT ngoại tỉnh

Hệ thống CTĐT ngoại tỉnh: áp dụng các món chuyển tiền giữa các chi nhánh ngân hàng và các đơn vị trực thuộc không cùng phạm vi một tỉnh, các món chuyển tiền ngoại tỉnh được kiểm soát và đối chiếu tập trung tai TTTT của

NHNo&PTNT VN. TTTT là một bộ phận kỹ thuật nghiệp vụ chịu trách nhiệm tổ chức, quản lý, kiểm soát, hạch toán, đối chiếu các nghiệp vụ CTĐT và thực hiện cac nghiệp vụ khác theo quy định

Hệ thông CTĐT nội tỉnh: được áp dụng với các món chuyển tiền giữa các chi nhánh ngân hàng cấp huyện, thị trong cùng mộttỉnh với nhau. Việc kiểm soát và đối chiếu được thực hiện tập trung tại BPXL của ngân hàng tỉnh

Về phạm vi áp dụng trong CTĐT: quy trình CTĐT nội tỉnh, ngoại tỉnh của hệ thống NHNo&PTNT VN quy định trình tự thủ tục và trình tự xử lý kiểm soát, hạch toán kế toán các chuyển tiền thanh toán trong hệ thống NHNo&PTNT VN, các quy trình này đều chỉ áp dụng đối với các chuyển tiền có và chuyển Nợ có uỷ quyền bằng đồng Việt Nam

Về tài khoản sử dụng: Nếu như hệ thống ngân hàng Công Thương VN sử dụng tài khoản duy nhất la “tài khoản điều chuyển vốn” (TK5191) và hệ thống NHĐT&PTVN sử dụng tài khoản “tài khoản thanh toán khác” (TK5199) để hạch toán tấ cả các thanh toán CTĐT băng nội, ngoại tệ giữa các đơn vị trong hệ thống, thì hệ thống NHNo&PTNTVN lại sử dụng các tài khoản chuyển tiền để hạch toán các chuyển tiền Có và chuyển tiền Nợ băng đồng Viêt Nam giữa các chi nhánh trong cùng hệ thống

Theo cách này các tài khoản được bố trí như sau: + Tại các chi nhánh

TK 511101: Chuyển tiền đi năm nay TK 511201: Chuyển tiền đến năm nay

TK 511301: Chuyển tiền đến năm nay chờ xử lý ( mở 2 tài khoản chi tiết theo dõi riêng lệnh chuyển Nợ và lệnh chuyển Có)

+ Tại TTTT

TK 513101: thanh toán chuyển tiền đi năm nay TK 513201: thanh toán chuyển tiền đến năm nay

TK 513301: thanh toán chuyển tiền đến năm nay chờ xử lý (Mở 2 tài khoản chi theo dõi riêng LCN và LCC)

Hiên nay, đối với các chi nhánh đã khai trương WB thì chỉ sử dung duy nhất một tài khoản TK519997- TK điều chuyển vốn để hạch toán các khoản chuyển tiền đi và đến giữa các ngân hàng trong cùng hệ thống

Quy định các loại lệnh chuyển tiền, thời điểm khống chế, phí dich vụ

- Đối với khách hàng: Để thực hiện chuyển tiền nợ, các bên khách hàng phải kí hợp đồng chuyển nợ và thông báo bằng văn bản cho các ngân hàng liên quan làm cơ sở chấp nhận chuyển Nợ cho khách hàng

- Đối với các khoản chuyển tiền nợ trong nội bộ hệ thống ngân hàng nông nghiệp được mặc nhiên coi như chuyển tiền có uỷ quyền ( không cần hợp đồng chấp nhận chuyển Nợ) bao gồm: báo nợ thanh toán séc chuyển tiền, thư tín dụng, séc bảo chi, thanh toán thẻ do NHNo&PTNT VN phát hành; báo nợ chuyển nhượng giấy tờ in quan trọng cho các chi nhánh trong cùng hệ thống; các khoản chuyển Nợ trong việc quyết toán mua sắm TSCĐ,XDCB

+) chuyển tiền giá trị cao, chuyển khẩn

- Chuyển tiền giá trị cao là chuyển tiền có giá trị từ 500 triệu đồng trở lên. Chuyển tiền giá trị cao yêu cầu phải có xác nhận của NHA trước khi NHB thanh toán cho khách hàng

- Chuyển tiền khẩn là chuyển tiền Có mà khách hàng yêu cầu chuyển ngay không phụ thuộc vào giá trị cao hay thấp. Khi nhận được lệnh chuyển tiền giá trị cao, chuyển tiền khẩn thì các chi nhánh phải ưư tiên xử lý ngay

+) Thời điểm khống chế áp dụng trong chuyển tiền điện tử

- Thời điểm ngừng nhận chứng từ chuyển tiền của khách hàng trong ngày là 15h của ngày làm việc: các chi nhánh nhận chứng từ chuyển tiền của khách hàng nộp vào đến 15h hàng ngày và thực hiện xử lý ngay trong ngày, các chứng từ nhận được saui thời điểm này sẽđược xử lý vào ngày làm việc tiếp theo

- Thời điểm ngừng chuyển tiền đi trong ngày của các NHA là 15h30 của ngày làm việc. Thời điẻm nhận chuyển tiền đến trong ngàycủa các NHB tư 16h. Từ sau 16h đến16h30 TTTT thực hiện đối chiếu số liệu chuyển tiền cho NHA, NHB. Thời điểm hoàn thành đối chiếu chuyển tiền trong ngày là 16h30 của ngày làm việc

+) phí dịch vụ chuyển tiền: các đơn vị thu phí dịch vụ chuyển tiền theo quy định của Tổng giám đốc NHNo&PTNT VN, phí được tính cho từng món chuyển tiền và thu theo định kỳ hàng tháng

2.3. Thực trạng về chuyển tiền điện tử tại NHNo&PTNT Nam Hà Nội

2.3.1. Tình hình thanh toán chung

Trong giai đoạn đầu khi mới chuyển từ ngân hàng một cấp sang ngân hàng hai cấp, do chủ yếu sử dụng kỹ thuật thanh toán thủ công với cơ chế thanh toán cứng nhắc, thủ tục rườm rà gây phiền nhiễu cho khách hàng trong giao dịch với

ngân hàng. Hơn nữa do mới chuyển sang cơ chế mới nên những thói quen cũ của một cơ chế tập trung quan liêu bao cấp vẫn chưa được xoá bỏ, bộ máy ngân hàng trong thời kỳ này còn cồng kềnh, cơ sở vật chất kỹ thuật còn lạc hậu nghèo nàn. Những nhân tố trên dẫn đến hệ thống thanh toán của ngân hàng hoạt động kém hiệu quả, thời gian thực hiện mọpt món thanh toán rất chậm, không đáp ứng kịp thời nhu câù phát triển của nền kinh tế. Trong giai đoạn này người dân chưa có thói quen sử dụng các dịch vụ thanh toán của ngân hàng mà khách hàng chủ yếu của ngân hàng đó là các tổ chức kinh tế và các doanh nghiệp. Do đó thanh toán bằng tiền mặt vẫn là hình thức phổ biến nhất trong dân cư

Ngày 21/12/1994, thống đốc NHNN đã ký quyết định số 22/QĐ-NH1 ban hành thể lệ thanh toán không dùng tiền mặt, đâu là cơ sở pháp lý quan trọng cho các ngan hàng trong đó có NHNo&PTNT Nam Hà Nội phát triển các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt, tổ chức hệ thống thanh toán của mình một cách phù hợp.Để tổ chức tốt hoạt động thanh toán thì việc ứng dụng tin học trong công tác tổ chức thanh toán của ngân hàng nói chung và NHNo&PTNT Nam HN nói riêng là điều hết sức cần thiết. NHận thức được điều này, lãnh đạo ngân hàng NHNo&PTNT Nam HN rất coi trọng công tác tin học, hiện đại hoá công nghệ ngân hàng.Tính đến cuối năm 2004, toàn hệ thống ngân hàng đã trang bị được 550 máy vi tính cùng các thiết bị đồng bộ thực hiện giao dịch trực tiếp với khách hàng ở các chi nhánh ngân hàng trên địa bàn trong mạng cục bộ. Bên cạnh đó, lãnh đạo ngân hàng còn rất quan tâm đến việc đào tạo các cán bộ đáp ứng được yêu cầu của việc tin học hoá các nghiệp vụ ngân hàng. Luôn tổ chưc bồi dưỡng các lớp nghiệp vụ về kế toán tín dụng kho quỹ. Nhìn chung, chất lượng đào tạo trong năm 2004 của chi nhánh tương đói tôt, các lớp do chi nhánh tổ chức đều mời giảng viên giảng dạy với chuyên môn cao có uy tín, thông qua việc đào tạo tập huấn nghiệp vụ đã giúp cho cán bộ nhân viên toàn ngân hàng nâng cao trình độ nghiệp vụ, tiếp thu được những kiến thức mới, từng bước đáp ứng nhu cầu kinh doanh. Thực hiện chương trình hiện đại hoá công tác thanh toán “WB”, chi nhánh đã triển khai tới 3 chi nhánh cấp 2 loại 4. Thực hiện thanh toán thẻ ATM trên máy ATM, nối mạng giao dịch với các khách hàng lớn. Đồng thời thường xuyên kiểm tra và giúp chi nhánh phòng giao dịch khai báo dữ liệu đúng và đầy đủ. Với hệ thống máy tính được trang bị hiện đại và đội ngũ cán bộ giỏi về tin học nghiệp vụ đáp ứng đựoc nhu cầu thanh toán nhanh chính xác, đảm bảo an toàn cho khách hàng, NHNo&PTNT Nam HN đã thu hút được một

klhối lượng các doanh nghiệp và cá nhân mở tài khoản thanh toán qua ngân hàng. Nâng dần tỷ trọng thanh toán không dùng tiền mặt, góp phần tiết giảm chi phí lưu thông, tăng tốc độ luân chuyển vốn

Bảng: Tình hình thanh toán bằng tiền mặt và không dùng tiền mặt Đơn vị: triệu đồng Năm 2002 Tỷ trọng( %) Năm 2003 Tỷ trọng (%) Năm 2004 Tỷ trọng( %) TT bằng TM 1.789.213 1,4 1.214.670 0.78 1.026.143 0.51 TTKDTM 127.345.746 98,6 153.626.127 99.2 198.684.132 99.41 Tổng PTTT 129.134.959 100 154.840.797 100 199.710.275 100

(Nguồn: báo cáo phương tiện thanh toán năm 2002, 2003, 2004)

Tỷ trọng thanh toán không dùng tiền mặt trong tổng phương tiện thanh toán ngày càng có xu hướng tăng và chiếm tỷ trọng lớn 99,41% năm 2004. Cụ thể năm 2004 là 198.684.132 triệu đồng tăng so với năm 2003 là 45.058.005 triệu đồng. Điều này cho thấy hoạt động thanh toán của ngân hàng ngày nay càng biến động theo hướng tích cực

Đồng thời, để phục vụ cho hoạt động thanh toán sao cho có hiệu quả nhanh chong, chính xác đáp ứng một cách kịp thời nhu cầu thanh toán của khách hàng cùng với sự đổi mới, cải tiến cả về tổ chức, quản lýlẫn áp dụng khoa học công nghệ vào trong thanh toán, trong những năm gần đây Chi nhánh đã đưa vào áp dụng những hình thức thanh toán linh hoạt và đã thu hút được một khối lượng khách hàng đến giao dịch , thanh toán với Chi nhánh, đặc biệt là phương thức chuyển tiền điện tử

Bằng việc thực hiện nối mạng vi tính với TW, trung tâm thanh toán và với các chi nhánh trong toàn quốc để tạo điều kiện cho Chi nhánh xử lý một cách nhanh chóng các món chuyển tiền đi, đến trong lưu thông, giúp phần rút ngắn thời gian thanh toán từ 2-3 ngày xuống còn7-9 phút, đồng thời hạn chế được những sai lầm trong thanh toán.Bình quân mỗi ngày tại Chi nhánh xử lý trên 200 món chuyển tiền đi, trên 300 chuyển tiền đến, với con số này cho thấy lợi thế của chuyển tiền điện tử trong thanh toán. Sự tiện ích mà CTĐT mang lại đã giúp cho chi nhánh thu hút được ngày càng nhiều khách hàng đén mở tài khoản và giao dịch thanh toán, góp phần tăng lợi nhuận cho chi nhánh đồng thời tăng thị phần của chi NH trong cạnh tranh. Điều này được thể hiện như sau:

Đơn vị: Tỷ đồng Năm 2003 Năm 2004 Tăng, Giảm Chỉ tiêu Số tiền (%) Số tiền (%) +/- % Chuyển tiền đi 9219 65,14 27268 47,79 18049 195,8 Chuyển tiền đến 4927 34,81 29789 52,21 2462 504,6 Sai lầm 7,6 0,05 0,1 0,002 -7,5 -98,7 Thanh toán CT 14153,6 100 57057,1 100 42903,5 601,7 (Nguồn: báo cáo quyết toán năm 2003, 2004 của NHNo&PTNT Nam HN)

Qua số liệu ở bảng trên ta thấy: tổng doanh số thanh toán CTĐT năm 2004 so với năm 2003 đã tăng một cách nhanh chóng. Năm 2003 dôanh số CTĐT là 14153,6 tỷ đồng, trong khi đó doanh số CTĐT năm 2004là 57057,1 tỷ đồng tương đương 601,7%. Doanh số Của CTĐT tăng do các nguyên nhân:

- Doanh số chuyển tiền đi năm 2004 là 27268 tỷ đồng tăng 10849 tỷ so với năm 2003, tương đương 195,8%

- Doanh số chuyển tiền đến năm 2004 là 29789 tỷ đồng, năm 2003 là 4927 tỷ đồng. Như vậy, doanh số chuyển tiền đến năm 2004 tăng so với năm 2003 là 24862 tỷ đông, tương đươnglà 504,6%

- Bên cạnh đó, doanh số chuyển tiền sai lầm trong chuyển tiền điện tử năm 2004 so với năm 2003 giảm là 7,5 tỷ đồng, tương đương 98,7%

Đồng thời hoạt động CTĐT trong 2 tháng đầu năm 2005 cũng đã đạt được những kết quả đáng kể:

Trong tháng 1: số món chuyển tiền đi là 1,484 tương ứng với số tiền là 3,359,294 triệu đồng; chuyển tiền đến số món là 1,465 tương ưng với số tiền là 215,104 triệu đồng

Sang đến tháng 2: số món chuyển tiền đi là 1,058 giảm 29% so với tháng 1 và số tiền là 523,916 triệu đồng giảm so với tháng 1 là 84%

Kết quả trên đạt được là do tình hình tăng trưởng của cả nước nói chung, của thành phố nói riêng trong năm qua khá ổn định, đặc biệt trong năm qua do hoạt động kinh doanh trên địa bàn Hà nội diễn ra hết sức sôi động nên nhu cầu về thanh toán của khách hàng là rất cao. Mặt khác, chuyển tiền điện tử đã được

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn tốt nghiệp “Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động chuyển tiền điện tử tại NHNo&PTNT Nam Hà Nội” pptx (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)