Lượng hàng xuất khẩu tăng giảm so với kỳ trước và so với kỳ kế

Một phần của tài liệu PHƯƠNG HƯỚNG và GIẢI PHÁP THÚC đẩy XUẤT KHẨU HÀNG NÔNG sản của các địa PHƯƠNG và THÀNH PHỐ ở nước TA (Trang 29)

3.3.4. Giá trị kim ngạch đạt được của từng mặt hàng, từng thị trường, từng khách hàng, so với kỳ trước và kế hoạch.

3.3.5. Mức độ chiếm lĩnh thị trường đối với những mặt hàng, nhóm hàng quan trọng, tăng giảm và nguyên nhân. trọng, tăng giảm và nguyên nhân.

3.3.6. Các ý kiến phản hồi của khách hàng, của cơ quan quản lý về hàng hoá xuất khẩu. xuất khẩu.

CHƯƠNG II

THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU HÀNG NÔNG SẢN CỦA CÁC ĐỊA PHƯƠNG VÀ THÀNH PHỐ Ở NƯỚC TA HIỆN NAY

1. Xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam qua các thời kỳ

1.1. Tổng kim ngạnh xuất khẩu hàng Nông sản

1.1.1. Tình hình xuất khẩu hàng nông sản năm 2007, năm đầu tiên gia nhập WTO WTO

Năm 2007, nông nghiệp Việt Nam phát triển theo hướng tích cực với tốc độ tăng trưởng 3,25% giá trị sản xuất nông nghiệp chiếm 19,8% GDP cả nước. Sau một năm gia nhập WTO, “bức tranh” xuất khẩu nông sản đẹp hơn bao giờ hết với tổng giá trị xuất khẩu đạt 12,6 tỷ USD, tăng 20% so với năm 2006, chiếm 25% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước và đã vượt mục tiêu đề ra cho năm 2010 tới 1,5 tỷ USD. Hầu hết hàng nông sản năm nay đều được giá nên giá trị xuất khẩu tăng mạnh với nhiều mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD như gạo, cà phê, cao su, sản phẩm gỗ.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, năm 2007, các mặt hàng nông sản chủ lực của Việt Nam vẫn ở xu thế thuận lợi về giá cả và thị trường xuất khẩu. Ngoài sản lượng xuất khẩu gạo sụt giảm do điều chỉnh định mức xuất khẩu, các mặt hàng khác như cà phê, chè, cao su tăng cả về sản lượng và kim ngạch xuất khẩu nên không những bù đắp được sự giảm sút của mặt hàng gạo mà còn tạo sự tăng trưởng bước đầu cho xuất khẩu nông sản trong năm 2007. Cà phê chiếm ngôi đầu bảng. Tăng trưởng mạnh nhất trong tháng đầu tiên của năm 2007 phải kể đến ngành hàng cà phê. Nhờ giá xuất khẩu ổn định ở mức cao, nguồn cung tăng mạnh đã đưa sản lượng cà phê xuất khẩu đạt mức kỷ lục - 130.000 tấn với kim ngạch 182 triệu USD. Đây là tháng có sản lượng và kim ngạch cà phê xuất khẩu cao nhất trong vòng nhiều

năm qua của ngành cà phê Việt Nam. Do giá cà phê xuất khẩu tháng này bình quân đạt 1.402 USD/tấn, cao hơn năm trước 28% nên so với năm trước, sản lượng cà phê xuất khẩu tăng 60% và giá trị kim ngạch gấp hơn 2 lần. Với kết quả này, cà phê chiếm ngôi đầu bảng, trở thành mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu cao nhất trong tổng kim ngạch xuất khẩu nông sản năm 2007. Điều này chứng tỏ lợi thế của xuất khẩu cà phê trong năm 2007. Theo dự báo của Tổ chức cà phê Quốc tế (ICO), sản lượng cà phê toàn thế giới niên vụ 2007-2008 đạt 135 triệu bao (tương đương 8,56 triệu tấn) tăng 11,6 triệu bao so với niên vụ 2006-2007 do cà phê năm 2007 được giá, nhiều quốc gia sản xuất cà phê đã tăng diện tích trồng cà phê. Tuy nhiên, nhu cầu cà phê thế giới cũng được dự báo tiếp tục tăng nên giá cà phê có thể ổn định ở mức cao trong thời gian tới. Tiếp đà tăng trưởng của năm 2006, năm 2007 thị trường thuận lợi đã đưa cao su lên vị trí thứ 2 về kim ngạch xuất khẩu trong nhóm hàng nông sản. Giá cao su xuất khẩu tiếp tục ổn định ở mức cao nên với sản lượng xuất khẩu 720.000 tấn (tăng 13% so với năm trước), kim ngạch xuất khẩu cao su lên tới 1460 triệu USD (tăng 18% so với năm trước) - chiếm tới 28% trong tổng kim ngạch xuất khẩu nông sản trong năm 2007. Năm 2006, lần đầu tiên mặt hàng cao su gia nhập top các nhóm hàng có kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD và việc tiếp tục đứng trong top này là mục tiêu chính của ngành cao su trong năm 2007. Cùng trong nhóm hàng có sản lượng và kim ngạch xuất khẩu cùng tăng trong năm 2007 là mặt hàng chè. Trong năm 2007, sản lượng chè xuất khẩu của cả nước đạt 76.000 tấn, đóng góp vào kim ngạch gần 89 triệu USD. So với năm trước sản lượng chè xuất khẩu tăng 35%, giá trị xuất khẩu tăng 30%. Gạo - thấp nhất trong vòng 7 năm qua. Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu thấp nhất trong năm 2007 lại chính là mặt hàng có lợi thế nhất của nông sản Việt Nam. Năm 2007, sản lượng gạo xuất khẩu của cả nước chỉ đạt khoảng 420.000 tấn với kim ngạch gần 15 triệu USD, bằng 14% về lượng và 19% về giá trị so với cùng kỳ năm trước. Đây là mức xuất khẩu gạo thấp nhất trong vòng 7 năm qua. Tuy nhiên, nguyên nhân của hiện tượng này không xuất phát từ thị trường mà do chủ trương chủ động hạn chế xuất khẩu để đảm bảo an ninh lương thực trong nước. Theo nhận định của Hiệp hội Lương thực Việt Nam, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam sẽ

tiếp tục giữ ở mức cao và tình hình xuất khẩu thuận lợi do dự báo thương mại gạo toàn cầu năm 2007 tăng so với năm trước và các thị trường nhập khẩu gạo truyền thống của Việt Nam vẫn giữ nguyên hoặc tăng mức nhập khẩu trong năm nay. Việc chủ động được tình hình xuất khẩu cũng chứng tỏ vị thế của gạo Việt Nam trên thị trường thế giới. Cùng trong nhóm hàng có sản lượng và kim ngạch xuất khẩu giảm là hồ tiêu và hạt điều. Năm 2007, xuất khẩu hồ tiêu đạt khoảng 4.000 tấn với kim ngạch 7,6 triệu USD. So với năm trước sản lượng hồ tiêu xuất khẩu giảm 33%. Nguyên nhân do thời kỳ giáp vụ thu hoạch hồ tiêu, sản lượng hồ tiêu một số nơi giảm do hiện tượng dịch bệnh trên cây tiêu. Tuy sản lượng giảm nhưng do giá hồ tiêu xuất khẩu đang ở mức cao, khoảng 1.914 USD/tấn (tăng 33% so với năm trước) nên giá trị kim ngạch xuất khẩu hồ tiêu chỉ giảm khoảng 8%. Còn với mặt hàng hạt điều kim ngạch xuất khẩu lại giảm mạnh hơn sản lượng xuất khẩu do giá xuất khẩu hạt điều đang giảm. Do đó, với 67.000 tấn hạt điều xuất khẩu, kim ngạch thu về chỉ đạt 128 triệu

USD (giảm 16%).

Tuy nhiên, theo đánh giá chung của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, ngoài giá xuất khẩu hạt điều và chè giảm nhẹ (khoảng 3-3,5%), còn tất cả các mặt hàng nông sản xuất khẩu hiện nay đều có giá ổn định ở mức cao. Đây chính là lợi thế để xuất khẩu nông lâm sản đạt được những tăng trưởng bước đầu trong năm đầu tiên Việt Nam gia nhập WTO.

1.1.2. Tình hình xuất khẩu hàng nông sản năm 2008

Xuất khẩu gạo tháng 2/2008 đạt mức tăng trưởng cao do nhu cầu trên thế giới tăng mạnh trong khi nguồn cung hạn hẹp; các doanh nghiệp trong nước và các đối tác đang gấp rút hoàn thành các hợp đồng đã ký trước tháng 3. Theo thống kê tháng 2 cả nước đã xuất 275.400 tấn gạo, kim ngạch 139,01 triệu USD, tăng 146,97% về lượng và tăng 168,13% về kim ngạch so tháng 1, đồng thời cũng tăng tới 68,64% về lượng và 120,77% về kim ngạch so cùng kỳ.Giá xuất khẩu trung bình tháng 2 đứng ở mức cao 504,77USD/tấn, tăng 119,18USd/tấn so cùng kỳ và tăng 39,84USD/tấn so tháng 1. Dự báo thời gian tới giá vẫn ở mức cao, do nguồn cung khan hiếm. Trong tháng 2 gạo 25% tấm vẫn là chủng loại xuất khẩu chủ yếu, với 143.130 tấn, kim ngạch 61,6

triệu USD, tăng 80,35% về lượng và 75,06% về kim ngạch so tháng 1. Chủng loại gạo này được xuất sang 2 thị trường là Philippines và Ả rập Xê út; trong đó xuất sang Philippines chiếm 99% tổng kim ngạch xuất khẩu chủng loại này. Tiếp theo là gạo 5%tấm, 15% tấm và 10% tấm cũng là những chủng loại được xuất nhiều trong tháng 2.Thị trường xuất khẩu: tháng 2 xuất sang 40 thị trường, Philipinnes đứng đầu về kim ngạch, nhưng xuất sang Pháp lại được giá nhất đạt 983,18USD/tấn, cao hơn 521,84USD/tấn so với giá trung bình xuất sangPhilippines. Bên cạnh đó, Nauy, Nam Phi, Malaysia, Ucraina cũng là những thị trường xuất khẩu được giá trong tháng 2/2008 với giá xuất trung bình lần lượt đạt 835,94USD/tấn; 761,32USD/tấn; 750,99USD/tấn và 748,85USD/tấn.

Năm 2008 dự báo kim ngạch xuất khẩu sẽ tiếp tục duy trì được tốc độ tăng trưởng khả quan. Theo mục tiêu của Bộ Công thương, kim ngạch xuất khẩu năm 2008 ước tăng 20-22%, đạt 57-58 tỷ USD.

Mục tiêu trên dựa vào những cơ sở sau:

+ Kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng công nghiệp chủ lực như dệt may, sản phẩm điện tử, vi tính và linh kiện, sản phẩm nhựa, sản phẩm gỗ, cao su, cà phê…sẽ tiếp tục tăng cao và ổn định.

+ Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng mạnh trong những năm vừa qua sẽ là cơ sở để xuất khẩu của nước ta không chỉ tăng cao trong năm 2008 mà cả trong những năm tiếp theo.

+ Lợi thế về tỷ giá hối đoái của VND so với đồng USD và so với các ngoại tệ khác.

Năm 2008: hoạt động xuất khẩu của nước ta vẫn phải đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức đó là:

- Nguồn cung các mặt hàng nông, lâm sản đã cạn.

- Kinh tế thế giới tiềm ẩn nhiều bất ổn, cùng với đó những thay đổi trong chính sách thương mại của một số nền kinh tế lớn cũng sẽ là những trở ngại cho hoạt động xuất khẩu của Việt Nam.

1.2 Một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Nông sản Việt Nam

1.2.1 Tình hình xuất khẩu cà phê

Cà phê đang là mặt hàng dẫn đầu về kim ngạch xuất khẩu trong nhóm hàng nông, lâm sản và là một trong tám mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu đạt trên 1 tỉ USD.

Các chuyên gia cho rằng cà phê VN có tính cạnh tranh cao nhờ môi trường và khí hậu ưu đãi, chi phí sản xuất thấp, sản lượng thuộc hàng cao nhất thế giới. Tuy nhiên, cà phê VN có chất lượng tương đối thấp do thiết bị chế biến, sấy khô nghèo nàn, công nghệ sau thu hoạch lạc hậu. Cà phê VN chưa có thương hiệu và các nhà XK thiếu kỹ năng tiếp thị, do vậy chỉ chào bán được mức giá thấp hơn so với giá trung bình của thế giới. Song điều quan trọng là VN có tiềm năng nâng cao chất lượng thông qua việc đầu tư công nghệ sau thu hoạch, lưu kho và chế biến. Với vị trí vững chãi đã có trên thị trường thế giới, nếu có chiến lược cải thiện được chất lượng đúng đắn, cà phê VN sẽ ở hàng "bá chủ".

Theo nhận định của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, giá cà phê trong niên vụ mới theo chiều hướng tăng và xuất khẩu cà phê vẫn tiếp tục thuận lợi. Hiện giá FOB xuất khẩu cà phê robusta tại TP.HCM đang ở mức 1.690 USD/tấn, giá mua cà phê nhân tại Đắc Lắc 26.300đồng/kg. Tuy nhiên, theo phân tích của các chuyên gia thị trường, cà phê VN xuất khẩu đang ở vào tình trạng lượng tăng, giá thấp. Trong niên vụ 2006-2007 vừa qua, sản lượng cà phê xuất khẩu của cả nước đạt 844.000 tấn, tăng 74% so niên vụ trước, giá trị cả niên vụ đạt 1,4 tỉ USD.Tuy đạt giá trị kim ngạch xuất khẩu cao nhưng giá cà phê xuất khẩu của VN vẫn thấp hơn các nước sản xuất cà phê khác khoảng 50-70 USD/tấn. Theo phó chủ tịch Hiệp hội Cà phê ca cao VN Đoàn Triệu Nhạn, nguyên nhân là do VN mua bán cà phê không theo qui trình, tiêu chuẩn của thị trường thế giới. Nông dân trồng cà phê vẫn chưa bỏ thói

quen thu hái cà phê cả hạt xanh lẫn hạt chín, phơi và chế biến thủ công khiến chất lượng giảm. Cả người bán và người mua vẫn có thói quen sử dụng tiêu chuẩn cũ chỉ đánh giá chất lượng cà phê dựa trên ba tiêu chí là hàm lượng ẩm, hạt đen vỡ và tạp chất. Trong khi đó, tiêu chuẩn mới đánh giá theo số lỗi của hạt cà phê.

Về khối lượng và kim ngạch xuất khẩu: Tỷ lệ cà phê xuất khẩu chiếm 90% sản lượng cà phê gieo trồng của cả nước. Tuy nhiên kim ngạch xuất khẩu còn chiếm tỷ lệ rất khiêm tốn trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam (hàng năm chỉ chiếm dưới 10%). Mặt khác, cà phê xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu là cà phê Rubusta (cà phê vối), sản lượng xuất khẩu tăng với tốc độ cao. So với lượng cà phê vối trên thị trường thế giới, Việt Nam chiếm tỷ trọng ngày càng lớn, trở thành nước đứng đầu về sản xuất và xuất khẩu loại cà phê này.

Về thị trường xuất khẩu: Việt Nam đã mở rộng thị trường xuất khẩu sang nhiều nước trên thế giới như Đức: 17,8%; Mỹ: 13,8%; Anh: 12,7%; Bỉ: 7,3%; Tây Ba Nha: 6,9%; Italia: 5,6%; Nhật Bản: 3,2%... Tuy nhiên, điểm yếu nhất của việc xuất khẩu cà phê của Việt Nam là chất lượng cà phê. Trong thời gian qua, chất lượng cà phê Việt Nam đã không ngừng được nâng cao, song những chuyển biến đó mới chỉ là bước đầu, vẫn chưa thật ổn định và chưa phản ánh đúng bản chất vốn có của cà phê Việt Nam. Thực chất cà phê Việt Nam từ lâu được liệt vào loại có chất lượng tự nhiên cao và có hương vị đậm đà do được trồng ở độ cao nhất định so với mặt biển.Nhưng do yếu kém trong khâu thu hái, phơi sấy, chế biến... do đó ảnh hưởng đến chất lượng vốn có của nó. Điều đó đã làm giá bán cà phê Việt Nam thường thấp hơn cùng loại của nước ngoài từ 100-150 USD/tấn và dẫn đến tình trạng khối lượng xuất khẩu tăng nhưng kim ngạch thì không thay đổi nhiều.

Mặt khác, chủng loại cà phê xuất khẩu của Việt Nam chưa phù hợp với thị hiếu tiêu dùng của thị trường thế giới. Hiện nay, thị trường thế giới có nhu cầu lớn về cà phê ARABICA (chiếm 70-80% nhu cầu cà phê hàng năm), trong khi đó 65% diện tích cà phê ở Việt Nam lại là cà phê Rubusta. Vì vậy, trong thời gian tới chuyển đổi cơ cấu cà phê là vấn đề bức xúc cho việc sản xuất cà phê và xuất khẩu cà phê của

1.2.2 Tình hình xuất khẩu rau quả của Việt Nam.

Theo số liệu Hải quan, trong tháng 12/2007, xuất khẩu hàng rau quả của nước ta đạt 20,95 triệu USD, giảm trên 9% so với tháng 11/2007 và giảm trên 3% so với cùng kỳ năm 2006. Như vậy, trong năm 2007, kim ngạch xuất khẩu hàng rau quả của nước ta đạt 259,08 triệu USD, tăng 10,02% so với năm 2006 và tăng 44,86% so với năm 2005. Trong 2 tháng đầu năm 2008, xuất khẩu hàng rau quả của nước ta sang các thị trường châu Á đang tăng mạnh, bên cạnh đó, nguồn cung trong nước cũng dồi dào hơn.

Trong tháng 12/2007, Trung Quốc là thị trường xuất khẩu hàng rau quả lớn nhất của nước ta với kim ngạch đạt 2,36 triệu USD, tăng trên 7% so với tháng 11/2007 nhưng vẫn giảm tới trên 40% so với cùng kỳ năm 2005. Cũng trong tháng 12/2007, xuất khẩu hàng rau quả của nước ta sang nhiều thị trường tăng mạnh như: Nga, Singgapore, Đức, Pháp, Malaixia, Anh… Ngược lại, xuất khẩu sang Đài Loan, Thái Lan, Hồng Kông, Hà Lan giảm mạnh so với tháng 11/2007.

Nhật Bản, Đài Loan, Trung Quốc, Nga và Mỹ lần lượt là năm thị trường xuất khẩu hàng rau quả lớn nhất của nước ta. Trong số đó, thị trường Nga và Mỹ có tốc độ tăng trưởng cá cao, lần lượt tăng 23,8% và tăng 39,8% so với năm 2006; ngược lại, thị trường Trung Quốc giảm tới gần 30% so với năm 2006. Ngoài ra, trong năm 2007, xuất khẩu hàng rau quả của nước ta sang các thị trường như; Thái Lan, Hồng Kông, Singgapore, Canada, Anh… tăng khá mạnh so với năm 2006, đặc biệt xuất sang thị trường Thái Lan tăng tới gần 180%. Ngược lại, xuất khẩu hàng quả của nước ta sang thị trường Đức, Pháp, Australia… lại giảm khá mạnh so với năm 2006.

Một phần của tài liệu PHƯƠNG HƯỚNG và GIẢI PHÁP THÚC đẩy XUẤT KHẨU HÀNG NÔNG sản của các địa PHƯƠNG và THÀNH PHỐ ở nước TA (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(83 trang)
w