Khu du lịch sinh thái Trinh Nữ thuộc khu du lịch cụm thác Draysap nằm trong quần thể phát triển du lịch trọng điểm của tỉnh Đăk Nông tại huyện Krông Nô và
CưJút bao gồm các loại hình du lịch chính là: Du lịch sinh thái, du lịch văn hóa và khu vui chơi giải trí nghỉ ngơi. Trên cơ sở định hướng phát triển du lịch trên địa bàn, căn cứ quy hoạch xây dựng chi tiết khu du lịch sinh thái thắng cảnh Draysap – Gia Long – Trinh Nữ được duyệt năm 2001, căn cứ vào số liệu khảo sát hiện trạng khu vực dự án, khu du lịch này được tổ chức quy hoạch xây dựng theo nội dung chức năng sau:
a. Khu trung tâm quản lý hành lý dịch vụ: Khu vực này đã được xây dựng
hoàn chỉnh
b. Khu sinh hoạt văn hóa cộng đồng: Nơi diễn ra các lễ hội văn hóa Cồng
Chiêng, các hình thức sinh hoạt văn hóa đặc trưng của đồng bào, bao gồm các hạng mục sau:
- 10 nhà nghỉ Bulgalow có diện tích 50m2/nhà, nhà cấp III, cột bê tông cốt thép, lợp tranh ngói kết hợp, tường xây gạch
- 01 nhà sinh hoạt cộng đồng có diện tích 150m2, nhà cấp III, cột bê tông cốt thép, lợp tranh ngói kết hợp
- Nhà vệ sinh có diện tích 40m2
- Cây xanh vườn hoa rừng có diện tích 500m2
- Sân sinh hoạt văn hóa lễ hội có diện tích 1.000m2
c. Khu bến thuyền vượt thác: Nơi tổ chức cho du khách dùng thuyền phao
vượt thác, bao gồm các hạng mục:
- Bến thuyền, bán vé, giải khát, nhà vệ sinh có diện tích 150m2, nhà cấp III, mái lợp tranh ngói kết hợp.
- Terrace, bờ kè, sân bê tông có diện tích 360m2
- 6 chòi nghỉ chân có diện tích 12m2/chòi
4.3. Hạ tầng kỹ thuật 4.3.1. Giao thông
Xây dựng một đường đi nối liền khu trung tâm dịch vụ hành chính với khu sinh hoạt văn hóa cộng đồng, khu thuyền vượt thác, mặt đường rộng trung bình 3m
có cấu tạo là những tấm bê tông đúc sẵn sắp xếp phù hợp theo địa hình. Có tổng diện tích là 4000m2.
Xây dựng một cầu treo qua thác Trinh Nữ có chiều rộng 1,5m.
4.3.2. Hệ thống cấp điện
Nguồn điện lấy từ trạm biến áp 75 KVA cung cấp điện cho các khu sinh hoạt văn hóa cộng đồng và khu bến thuyền vượt thác.
Điện năng khu vự này được dự kiến như sau:
Khu sinh hoạt cộng đồng: 13 KW
Khu bến thuyền vượt thác: 5,66 KW
4.3.3. Hệ thống cấp nước
Khu sinh hoạt văn hóa cộng đồng: Sử dụng giếng khoan sâu 100m, bồn chứa 10m3, trạm xử lý và tuyến ống để cung cấp nước cho từng hạng mục công trình.
Khu bến thuyền vượt thác: Sử dụng nước từ bồn chứa ở khu sinh hoạt cộng đồng qua tuyến ống để cung cấp nước cho từng hạng mục công trình.
4.3.4. Hệ thống thoát nước
Thoát nước mưa: Thoát trực tiếp vào hệ thống cống xung quanh từng hạng
mục công trình, sau đó thoát ra sông.
Thoát nước sinh hoạt: Chủ yếu là xử lý nước sinh hoạt theo từng hạng mục
công trình qua bể tự hoại, sau đó đưa vào các giếng thấm.
4.3.5. Cây xanh cảnh quan
Trồng các cây rừng cảnh quan tiêu biểu của Tây Nguyên như: KơNia, Cẩm lai, Dầu, Cà te, Xe,… trên diện tích 15ha để tạo cảnh quan du lịch.
4.4. Những hiệu quả của việc đầu tư phát triển du lịch sinh thái tại khu vực thác Trinh Nữ
4.4.1. Hiệu quả về kinh tế
Nguồn vốn tích lũy từ lợi nhuận do hoạt động du lịch diễn ra và khấu hao tài sản cố định góp phần quan trọng cho việc mở rộng kinh doanh, tạo nhiều việc làm cho xã hội đặc biệt là cho người dân địa phương, tăng thu nhập và nguồn lợi cho ngân sách nhà nước.
4.4.2. Hiệu quả về chính trị xã hội
Dự án đầu tư khu du lịch sinh thái thác Trinh Nữ thuộc khu du lịch cụm thác Draysap góp phần cụ thể hóa chương trình phát triển du lịch của tỉnh giai đoạn 2003 – 2005 và đến năm 2010.
Việc đầu tư phát triển du lịch sinh thái bền vững tại khu vực thác Trinh Nữ là bước tiến triển quan trọng nhằm mở rộng và phát triển thế mạnh của các tiềm năng sẵn có của địa phương. Đó là các tiềm năng về sinh thái và truyền thống văn hóa các dân tộc, cho phép phát triển du lịch thành một ngành kinh tế quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của toàn tỉnh.
Đầu tư khu du lịch sinh thái Trinh Nữ góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện CưJút và các huyện lân cận trong tỉnh Đăk Nông theo hướng tích cực là tăng tỷ trọng ngành dịch vụ, giảm dần tỷ trọng của ngành nông nghiệp trong GDP. Ngoài ra dự án còn góp phần công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn, tạo công ăn việc làm cho bộ phận lao động đang thất nghiệp tại địa phương.
Từng bước nâng cao nhận thức của người dân địa phương về kinh tế du lịch để từ đó phối hợp tổ chức các dịch vụ hỗ trợ có chất lượng, có văn hóa, bảo vệ tài nguyên sẵn có làm cho hoạt động du lịch của tỉnh ngày càng phát triển có chất lượng và hiệu quả.
Khu du lịch sinh thái Trinh Nữ đi vào hoạt động sẽ tạo đòn bẩy kích thích phát triển sản xuất các ngành nghề có thế mạnh của địa phương, tạo ra sản phẩm cung ứng cho các nhu cầu của khách du lịch dẫn đến tăng việc làm và thu nhập cho một bộ phận dân cư.
4.4.3. Hiệu quả môi trường
Đây là khu du lịch hướng đến thiên nhiên và phát triển du lịch bền vững, do đó công tác bảo tồn, gìn giữ và tôn tạo tự nhiên trong khu vực được đặt lên hàng đầu. Dẫn đến những điều kiện tự nhiên và sơ khai nơi đây được bảo vệ khỏi những tác động vô ý thức của con người.
Tổ chức thực hiện nếp sống vệ sinh văn minh, xóa bỏ các tập quán xấu của người dân địa phương, nâng cao ý thức trách nhiệm thành viên về bảo vệ môi trường.
4.5. Đánh giá chung về định hướng quy hoạch phát triển du lịch khu vực thác Trinh Nữ
Quy hoạch phát triển du lịch khu vực thác Trinh Nữ như đã đề xuất ở những mục trên cho thấy tại khu vực thác Trinh Nữ sẽ có nhiều loại hình du lịch mới sẽ được đầu tư và phát triển như: du lịch sinh thái, du lịch văn hóa,… Việc đầu tư và phát triển các loại hình du lịch tại khu vực thác Trinh Nữ mở ra một hướng đi mới trong phát triển kinh tế của địa phương song song với bảo vệ các di sản thiên nhiên, di sản văn hóa của khu vực. Đây là một giải pháp tích cực và mang lại nhiều lợi ích cho cộng đồng.
Tuy nhiên, với những điều kiện về địa lý cảnh quan, địa chất của khu vực thì việc phát triển du lịch theo đề xuất quy hoạch phát triển vẫn chưa phát huy hết tiềm năng vốn có của nó. Đề xuất thành lập công viên địa chất tại thác Trinh Nữ mang ý nghĩa rất lớn cho sự đa dạng hóa các loại hình du lịch tại địa phương. Du lịch địa chất là một loại hình du lịch mới mẻ so với thế giới và Việt Nam, vì vậy cần phải có những phương hướng quy hoạch cụ thể, hợp lý để có thể kết hợp nhịp nhàng giữa các loại hình du lịch, thu hút được sự quan tâm của cộng đồng, bảo vệ di sản quý giá này và phát triển kinh tế bền vững tại địa phương.
CHƯƠNG 5: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG DO HOẠT ĐỘNG DU LỊCH SINH THÁI THÁC TRINH NỮ
5.1. Tác động môi trường do hoạt động du lịch sinh thái thác Trinh Nữ 5.1.1. Mô tả sơ lược dự án
Dự án đầu tư khu du lịch sinh thái thác Trinh Nữ – huyện CưJút tỉnh Đăk Nông nằm trong dự án đầu tư khu du lịch sinh thái – văn hóa cụm thác Draysap huyện Krông Nô và huyện CưJút, tỉnh Đăk Nông.
Cơ quan thực hiện việc xây dựng dự án: Khi chưa tách tỉnh Đăk Nông từ tỉnh Đăk Nông thì dự án này do Công ty Du lịch Đăk Lăk làm chủ đầu tư, sau khi đã tách tỉnh vào năm 2003 thì dự án này do Sở thương mại và du lịch Đăk Nông trực tiếp quản lý.
Nguồn vốn đầu tư: Vốn đầu tư xây dựng khu du lịch sinh thái văn hóa cụm thác Draysap huyện Krông Nô và Cư Jút sử dụng một phần ngân sách trung ương theo chương trình đầu tư phát triển du lịch Quốc gia và vốn doanh nghiệp vay huy động từ các nguồn hợp pháp khác.
Vốn ngân sách trung ương: 8.641.961.000 đồng. Bao gồm các hạng mục cơ sở hạ tầng kỹ thuật: hệ thống giao thông, cấp điện, cấp thoát nước,…
Vốn doanh nghiệp: 7.437.367.000 đồng. Bao gồm các hạng mục đầu tư kinh doanh dịch vụ, quản lý,…
5.1.2. Tác động của dự án trong giai đoạn thi công đến môi trường tự nhiên a. Cơ cấu sử dụng đất và cảnh quan
Khu du lịch thác Trinh Nữ có tổng diện tích là 20ha. Trước khi giải tỏa mặt bằng thì ở đây có 9 ha cà phê trồng năm thứ 4, 6 ha đất hoa màu khác. Do hoạt động chuẩn bị mặt bằng cho dự án nên số diện tích cà phê và hoa màu này sẽ được thu hồi và san bằng để lấy chỗ xây dựng và trồng một số loài cây đặc trưng khác, cảnh quan trước đây sẽ bị thay thế bởi những loài cây mới và đất nông nghiệp sẽ chuyển đổi thành đất phục vụ kinh doanh du lịch.
Hoạt động chuẩn bị mặt bằng sẽ diễn ra các hoạt động san lấp mặt bằng và vận chuyển gây ra tiếng ồn từ các phương tiện cơ giới và một lượng bụi lớn sẽ phát sinh. Làm tăng mức độ ô nhiễm không khí khu vực. Đặc biệt là vào mùa khô, lượng bụi phát sinh càng lớn và gây ảnh hưởng mạnh đến cuộc sống của người dân.
c. Môi trường nước
Các chất thải và phế liệu xây dựng trong quá trình xây dựng nếu không được kiểm soát chặt chẽ sẽ là nguồn gây nguy hại đến nguồn nước của khu vực. Phần lớn các nguồn thải đều được thải ra sông Serepok, có thể gây ô nhiễm cho nguồn nước của sông.
d. Môi trường đất
Việc đào bới chuẩn bị xây dựng có thể làm thay đổi cấu trúc của môi trường đất, đồng thời gây ảnh hưởng đến cuộc sống của những sinh vật đất. Ngoài ra, việc xả thải các phế liệu xây dựng và rác thải do sinh hoạt của công nhân làm việc trên công trường có thể gây ảnh hưởng đến môi trường đất và làm nhiễm bẩn môi trường đất.
e. Tác động đối với tài nguyên sinh vật và hệ sinh thái
Khi xảy ra hoạt động giải tỏa mặt bằng và xây dựng thì nơi cư trú của hệ động vật ở đây sẽ bị ảnh hưởng rất lớn. Một số loài sẽ mất đi nơi cư trú và phải di chuyển đến vùng đất mới. Ngoài ra, tiếng ồn từ các phương tiện cơ giới sẽ làm thay đổi tập quán sinh sống của sinh vật. Hệ sinh thái thực vật sẽ bị phá hủy do các hoạt động chuẩn bị mặt bằng.
5.1.3. Tác động của dự án trong giai đoạn thi công đến môi trường xã hội a. Kinh tế xã hội
Do hoạt động xây dựng diễn ra nên sẽ có hiện tượng lao động nhập cư và di dân tự do từ các khu vực khác trong tỉnh hoặc các tỉnh thành khác trong nước vào Đăk Nông, mà Đăk Nông lại là nơi có tốc độ di dân tự do khá cao, nên sẽ làm cho mật độ dân số tăng lên. Ngoài ra, cơ cấu kinh tế cũng sẽ thay đổi khi xuất hiện thêm nhiều dịch vụ mới, người lao động đang thất nghiệp sẽ kiếm được việc làm và mức tiêu dùng vì thế cũng sẽ có những thay đổi đáng kể.
b. Văn hóa truyền thống
Sự xuất hiện của cộng đồng dân nhập cư sẽ làm văn hóa truyền thống bị ảnh hưởng ít nhiều.
c. Vệ sinh y tế cộng đồng
Các dịch bệnh mới xuất hiện theo dòng di cư cũng sẽ là nhân tố gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân địa phương và thậm chí có thể là mối nguy hiểm cho đời sống của người dân địa phương.
5.1.4. Xây dựng ma trận tác động của dự án trong quá trình xây dựng
Ma trận tác động xây dựng dựa trên quy hoạch khu du lịch sinh thái thác Trinh Nữ.
Nguyên tắc cho điểm: Dựa vào quy mô và ảnh hưởng của hoạt động mà cho điểm từ không đáng kể đến tác động xấu ứng với các điểm từ 0 – 3.
0: không gây ảnh hưởng 1: ít ảnh hưởng
2: ảnh hưởng vừa 3: ảnh hưởng mạnh
5.1.5. Tác động của dự án trong hoạt động khai thác du lịch đến môi trường tự nhiên
a. Môi trường nước
Du khách thường sử dụng rất nhiều nước trong quá trình đi du lịch của họ, nên lượng nước cung cấp cho sinh hoạt của du khách cần một lượng lớn. Đồng nghĩa với một lượng lớn nước thải từ hoạt động của du khách sẽ được thải ra. Do đó, khi hoạt động du lịch diễn ra, lưu lượng nước mặt và dung lượng nước ngầm sẽ có sự thay đổi. Đồng thời thành phần của nước tại khu vực cũng bị ảnh hưởng bởi lượng nước thải lớn thải ra hằng ngày.
b. Khí hậu và không khí
Trong những ngày mật độ khách du lịch đông thì tiếng ồn sẽ ảnh hưởng lớn đến không khí của khu vực. Đồng thời, bụi do các phương tiện cơ giới để vận hành phục vụ hoạt động khách du lịch và khói từ các phương tiện vận chuyển,… sẽ ảnh hưởng đến điều kiện vi khí hậu của toàn bộ khu vực.
c. Chất thải rắn
Lượng chất thải rắn phát do hoạt động du lịch thải ra là vấn đề của bất cứ khu du lịch nào khi đưa vào hoạt động. Nếu không có biện pháp thu gom và xử lý kịp thời, lượng chất thải rắn này sẽ tạo mùi hôi thối, gây ô nhiễm môi trường nước, không khí và gây mất cảnh quan tự nhiên của khu du lịch.
d. Thay đổi thành phần hệ sinh thái tự nhiên
Một số loài bản địa sẽ bị mất đi, thay thế vào đó là một số loài mới du nhập. Làm mất đi nơi sống và những điều kiện để duy trì sự sống của các hệ sinh thái do hoạt động câu cá, thể thao,… tại khu du lịch.
Ngoài ra, làm mất sự yên tĩnh của các vùng sinh sản và sinh sống của các loài chim quý hiếm, và các động vật quý khác do mật độ du khách cao hoặc do tăng cường độ hoạt động giao thông.
5.1.6. Tác động của dự án khi đưa vào khai thác du lịch đến môi trường nhân văn
Khi có khu du lịch sinh thái thác Trinh Nữ được đưa vào khai thác, các hàng quán có thể được dựng lên ở dọc đường vào khu du lịch, hoặc các hoạt động dịch vụ khác sẽ nảy sinh và giúp cho người dân địa phương có nguồn thu nhập mới, tăng thêm thu nhập hàng tháng cho gia đình.
b. Phát triển khu vực thông qua sự giao lưu kinh tế và văn hóa
Việc mở rộng đường giao thông từ tỉnh lộ vào khu du lịch làm việc thông thương giữa các vùng trong khu vực cũng thuận lợi hơn. Sự giao lưu về kinh tế và văn hóa cũng diễn ra thuận lợi hơn do có nhiều người đến khu vực này.
c. Tạo thêm công việc cho cộng đồng dân cư địa phương, đa dạng hóa ngành nghề lao động
Một số thành phần lao động đang thất nghiệp tại địa phương có thể kiếm việc làm trong khu du lịch hoặc làm các dịch vụ phục vụ cho khu du lịch. Giảm tình trạng thất nghiệp trong địa phương, đồng thời với việc giảm các hoạt động tệ nạn mà các thành phần thất nghiệp này có thể gây ra khi chưa có khu du lịch. Do việc thành lập khu du lịch, nên nhiều dịch vụ mới phát sinh để đáp ứng nhu cầu phục vụ du khách nên việc đa dạng hóa ngành nghề lao động là điều tất yếu xảy ra.