Khung kết quả:

Một phần của tài liệu Tài liệu Hướng tới một khung hành động chiến lược về thay đổi Khí hậu pdf (Trang 42 - 44)

D. Triển khai Khung Hành động: Các Vấn đề Cơ bản và Phương pháp tiếp cận

E. Khung kết quả:

76. Xây dựng khung kết quả là nội dung trọng tâm của SFCCD. Khung kết quả này sẽ cụ thể hóa về khung thời gian, trong đó có quy định các mốc quan trọng nhằm dánh giá các đầu vào, đầu ra, kết quả và các chỉ sốđánh giá thực hiện, cũng như chỉ rõ và hài hoà lợi ích giữa các vùng và các ngành - các định nghĩa cơ bản như các dự án “giám thiểu” và “thích nghi” là gì.

77. Sự chuẩn bị và thực hiện SFCCD sẽ là một cơ hội quan trọng trong việc lấy ý kiến góp ý và tán thành với các đôí tác phát triển, các quốc gia khách hàng và hàng loạt các bên liên quan chính về bộ chi thị về giám sát và thực thi nhằm dõi theo tiến trình hướng tới một nền kinh tế ít cácbon và các chương trình hành động phát triển thân thiện với khí hậu ở các ngành. Nó sẽ dựa trên các thành tựu của CEIF về giới thiệu cách thức kiếm soát các dự án năng lượng ít carbon và xây dựng một định nghĩa rõ ràng cũng như một hệ thống thu thập thông tin trong WBG. WBG cũng đang làm việc với GEF và các cơ quan khác nhằm xây dựng một bộ chỉ thị với số lượng ít nhất cho các dự

án giảm thiểu biển đổi khí hậu như một phần bước tiến của GEF hướng tới một hệ

thông giám sát dựa trên kết quả.

78. Theo sau phương pháp của CEIF, các chỉ thị về kết quả và hậu quả cho SFCCD sẽ được thiết kể riêng nhằm phản ánh những lợi ích của Ngân hàng thế giới, nhiệm vụ của bộ của nó là hỗ trợ tăng trưỏng và giảm nghèo đói, cách tiếp cận

trong công việc với đối tác và với các quốc gia khách hàng, và các mở rộng kinh doanh. SFCCD sẽđược hướng dẫn bằng một loạt các hành động liên quan tới biến đổi khí hậu mà đã được xây dựng cho khung kết quả IDA 15 bao gồm: hành đông thích ứng ở

CASs; các công cụ kiểm soát biến đổi khí hậu; mở rộng quy mô các hành động thích

ứng và hỗ trợ tài chính, tăng cường phổ biến công nghệ tập trung vào tài chính cácbon; cải thiện hợp tác với các nhà tài trợ trong lĩnh vực biến đổi khí hậu; và báo cáo về sự

tiến triển trong các hoạt động về biến đổi khí hậu.

79. Khung hành động sẽđược củng cố và chi tiết hóa theo thời gian trong khi WBG

đạt được các tiến triển trong việc giải quyết các cây hỏi quan trọng liên quan đến đánh giá nguy cơ biến đổi khí hậu và đến việc đo lường lượng phát thải carbon. Có một số

lĩnh vực trong đó Ngân hàng Thế giới, IFC và MIGA đã tham gia tích cực và phối hợp thực hiện, những lĩnh vực này được xác định là các ưu tiên hợp tác giữa các MDB về

các phương chung giải quyết vấn đề biển đổi khí hậu.

80. Ngân hàng Thế giới sẽ tiếp tục nhân rộng sáng kiến làm cho các hoạt động và công tác cân bằng lượng khí thải carbon bằng cách mở rộng các văn phòng tại nhiều quốc gia và chia sẽ những kinh nghiệm của họ với các cơ quan của Liên hợp quốc và các đối tác phát triển liên quan.

81. Nếu không có các sáng kiến và giải trình về các đơn vị thực hiện, quá trình mở rộng các phương pháp mới sẽ gặp khó khăn, bao gồm các công cụ phân tích dự án và cách chủ động xác định cơ hội trong việc cải thiện các dự án bằng các nguồn tài chính từ biến đổi khí hậu, và quy hoạch đa ngành chính thức hơn. IFC thu thập các cam kết về Tăng Hiệu xuất và Tái tạo Năng Lượng so với mục tiêu “Bonn” gia tăng 20 phần trăm mỗi năm (bắt đầu từ năm tài chính 2005) dành cho WBG trong cách chấm điểm cho doanh nghiệp của mình. Thêm vào đó việc chấm điểm theo khu vực là thước đo cho phần trăm tỷ lệ các dự án có chứa yếu tố tăng hiệu xuất và tái tạo năng lượng. Với WB, một phương án tiếp cận dựa trên các động cơ kinh doanh hơn là các mục tiêu có thể thích hợp hơn, và SFCCD có thể đề xuất một loạt các phương án. Khung kết quả

nên có khả năng đánh giá phong độ hoạt động của các đơn vị thuộc WBG liên quan tới

đóng góp và kết quả thống nhất và giúp cấu trúc hóa các động lực. Nó cũng sẽ công nhân yếu tố kỹ năng và tài nguyên con người như mốt yếu tốđóng góp chính trong việc chỉ ra kết quả/hiệu quả.

1. F. Làm việc với các Đối tác Bên ngoài nhằm đối phó với Thách thức Toàn cầu

82. Biến đổi khí hậu là một hiện tượng toàn cầu chưa bao giờ xảy ra trước đây đòi hỏi liên kết giữa một số lượng lớn các đối tác phát triển, bao gồm các cơ quan của Liên Hợp Quốc, GEF, các ngân hàng phát triển khu vực, các nhà tài trợ song phương, khu vực tư nhân, các viện nghiên cứu các nhóm xã hôi dân sự. SFCCD cũng sẽ chi tiết hóa vai trò và trách nhiệm của các nhân vật chính trong vũ đài quốc tế và một vị trí thích hợp nhất cho WBG

83. Dưới CEIF, các MDB đã thiết lập mối quan hệ cộng tác chặt chẽ trong các hoạt động đối phó với biến đổi khí hậu toàn cầu. Một phiên họp chính thức về sáng

kiến đối phó với biến đổi khí hậu của MBD sẽ được đều đặn thêm vào trong mỗi lần gặp mặt của MFI-Nhóm Hành động Môi trường, nghiên cứu “hậu quả carbon” của việc cho vay và thích nghi. Việc này đã được lựa chọn như chủ đề khởi động. Một nhóm hoạt động của MDB trong CEIF đã được thiết lập. WBG cũng đã hoạt động tích cực với khu vực tư nhân trong việc đánh giá các rào cản cho việc hỗ trợ tài chính cho công nghệ năng lượng sạch và một bàn thiết kế khả thi cho các công cụ mới.

84. Sự hợp tác hiệu quả lâu năm của chúng ta với GEF đã trở thành một động lực chính cho việc đẩy nhanh các mục tiêu đối phó với biến đổi khí hậu. Bản báo cáo nêu rõ các bổ xung cho nhau giữa các chiến lược của WBG và GEF bao gồm các sự

tiếp cận với các quỹ viện trợ thích nghi. Nó cũng được cung cấp thông tin từ các công trình diễn ra gần đây thực hiện bởi GEF trong viễn cảnh của giai đoạn sau 2012

85.Gần đây, WBG đã cộng tác tích cực với các cơ quan thuộc Liên Hợp Quốc khác trong việc phát triển “Hệ thống Tiếp cận Liên kết Lien Hợp Quốc đối với biến đổi khí hậu” (tóm tắt của hành động này được công bố tại Bali, tháng 12 năm 2007). WBG được phân công vai trò trong mọi hoạt động đươc xác định là ưu tiên cho tham gia của UN. WBG đang làm việc với các cơ quan khác trong Liên Hợp Quốc hướng tới một Liên Hợp Quốc cân bằng carbon, tận dụng kinh nghiệm của mình như

cơ quan Liên Hợp Quốc đầu tiên làm cho trụ sở chính của mình và các chuyến công tác cân bằng carbon.

86. SFCCD sẽ tóm lược tiển triển chủ yếu tạo ra bởi WBG trong hợp tác đối mặt với thay đổi khí hậu với hàng loạt các đối tác phát triển, và chỉ ra nhưng khu vực đặc biệt quan trọng cho việc củng cố và nới rộng hợp tác với mỗi nhóm các bên chủ

yếu. Có hai lĩnh vực đáng nhấn mạnh:

•WBG cần phải trở nên tiên phong hơn trong việc hỗ trợ công tác của ban thư ký của UNFCCC hướng tới thành công trong thỏa thuận toàn diện và công bằng hậu 2012 trong khi duy trì vai trò trung hòa trong các vòng thương thuyết. WBG có thể liên kết các nỗ lực với các đối tác phát triển khác trong việc hỗ trợ các quốc gia đang phát triển

để xây dựng năng lực, nhận thức, sự thống nhất và đểđào tạo kỹ năng thương thuyết, và thông tin nhằm mang lại nền tảng tốt nhất cho việc thương thuyết diễn ra thành công.

• Một lĩnh vực trọng tâm khác có thể là hợp tác sáng tạo với khu vực tư nhânm bao gồm cả tài chính và bảo hiểm.

Một phần của tài liệu Tài liệu Hướng tới một khung hành động chiến lược về thay đổi Khí hậu pdf (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(54 trang)