Diễn biến thị trường chứng khoán 2011.

Một phần của tài liệu Phân tích thị trường chứng khoán việt nam (Trang 30 - 31)

Năm 2011 là một năm khá khó khăn của nền kinh tế Việt Nam và thế giới, nó đã tác động tiêu cực đến TTCK Việt Nam theo đó. Trong cả năm, thị trường chỉ có được hiếm hoi hai đợt phục hồi ngắn vào cuối tháng 5 và khoảng giữa tháng 8, toàn bộ khoảng thời gian còn lại thị trường chủ yếu đi xuống trong sự chán nản và mệt mỏi của các nhà đầu tư. Chốt phiên ngày 30/12/2011, VN Index và HNX Index lần lượt đóng cửa ở 351,55 và 58,74 điểm, như vậy so với đầu năm 2011 sàn Hồ Chí Minh đã giảm mạnh 27,46% còn sàn Hà Nội thì lao dốc đến hơn 48,6%. Thanh khoản của TTCK cũng giảm mạnh, so với con số của năm 2010 thì giá trị trung bình của mỗi phiên giao dịch của mỗi sàn đều sụt giảm mạnh đến xấp xỉ 60%.

Hình 2.7. Diễn biến VN-Index và HNX-Index trong năm 2011 (Nguồn: VCBS tổng hợp)

Phần đông các công ty chứng khoán (CTCK) gặp khó khăn và chịu thua lỗ trong năm 2011: cùng với sự sụt giảm cả về điểm số lẫn giá trị giao dịch của TTCK Việt Nam thì, theo thống kê chưa đầy đủ, trong năm 2011, số lượng công ty chứng khoán chịu

thua lỗ chiếm ưu thế áp đảo. Trong số hiếm hoi những công ty có lợi nhuận thì các khoản này chủ yếu đến từ mảng kinh doanh khác ngoài dịch vụ môi giới cũng như tự doanh.

Tính đến thời điểm hiện tại có khoảng 105 CTCK đang hoạt động thì hơn 80% con số này phải đối diện với Báo cáo tài chính lợi nhuận âm khi doanh thu sụt giảm trong khi chi phí lại đội lên cao. 1.400 tỷ đồng là số tiền mà 18/27 CTCK niêm yết ghi lỗ trong 09 tháng đầu năm 2011. Để tiếp tục tồn tại, một số công ty đã phải cắt giảm nhân sự thậm chí là loại bỏ một số nghiệp vụ, trong đó có môi giới cụ thể như trường hợp của CTCK SME, chứng khoán Gia Anh, chứng khoán Đông Dương, chứng khoán Hà Nội… và lấn sân sang lĩnh vực bất động sản, như CTCK Kim Long (KLS), CTCK Sài Gòn (SSI)… hoặc chuyển tiền gửi tiết kiệm ngân hàng.

Các CTCK không kiểm soát chặt chẽ quy trình nội bộ và quản lý rủi ro, dẫn đến thời điểm thanh toán không chuyển đủ tiền thanh toán vào tài khoản. Điển hình cho hiện tượng này trong thời gian qua là vụ việc của CTCK SME, TAS. Bên cạnh đó hiện tượng cắt giảm nhân sự cũng diễn ra trên diện rộng. Với hơn 100 CTCK hoạt động trong khi thị trường diễn biến ảm đảm, thị phần của từng công ty bị thu hẹp lại, hoạt động môi giới, tư vấn trở nên khó khăn hơn rất nhiều. Nhiều CTCK phải cắt giảm từ 15% - 20% nhân sự.

Các doanh nghiệp niêm yết: năm 2011 vừa qua là một năm đầy khó khăn và thử thách với các doanh nghiệp, trong khi phải đối mặt với lạm phát cao khiến chi phí đầu vào tăng mạnh thì việc tiếp cận vốn vay cũng không dễ dàng khi mặt bằng lãi suất liên tục ở mức cao. Sự suy giảm của TTCK kéo theo hơn 50% số cổ phiếu niêm yết có thị giá rơi xuống dưới mệnh giá (10.000 đồng) và thấp hơn nhiều so với giá trị ghi sổ của doanh nghiệp. Kết thúc quý III/2011, theo báo cáo tài chính của các doanh nghiệp niêm yết, có tới 14 doanh nghiệp có Tổng nợ/Tổng tài sản lớn hơn 90%, hơn 50 doanh nghiệp có hệ số nợ từ 80%-90%, hơn 80 doanh nghiệp từ 70%-80%. Đòn bẩy vốn của doanh nghiệp lên tới 9 lần. Mức đòn bẩy tài chính này kéo theo không ít rủi ro trong bối cảnh kinh tế khó khăn và nguồn lợi tạo ra từ vay nợ không đủ bù đắp chi phí vốn phải trả. Số dư hàng tồn kho cuối quý III/2011 của các doanh nghiệp niêm yết tăng hơn 30% so với cùng kỳ.

Một phần của tài liệu Phân tích thị trường chứng khoán việt nam (Trang 30 - 31)