% 26 56
I.3. Do tập thể GV trao đổi, học hỏi nhau N 18 44
% 52 52
II. Tính kinh tế
II.1. TBDH giúp GV dễ chuẩn bị bài chu đáo hơn
N 32 84
% 94 100
II.2. Khi sử dụng TBDH hiệu quả giờ lên lớp cao hơn
N 34 82
% 100 97
II.3. Giúp công tác kiểm tra đánh giá tốt hơn N 30 79
% 88 94
II.4. TBDH giúp tăng tỷ lệ GV dạy giỏi N 29 76
% 85 90
III. Góp phần đổi mới phương pháp dạy học nâng cao chất lượng đào tạo
III.1. TBDH giúp rèn luyện kỹ năng làm việc khoa học cho GV và HS
N 34 84
% 100 100
% 100 95
III.3. TBDH làm kết quả học tập nâng cao N 34 78
% 100 92
III.4. TBDH giúp chất lượng đào tạo tăng lên rõ rệt
N 34 74
% 100 88
Phân tích bảng đánh giá 2.7 nhận thấy :
• Tính thành thạo trong sử dụng: Đa số cán bộ quản lý và GV đều khẳng định việc sử dụng TBDH không khó (74%) vì nhà trường có thực hiện tập huấn, luyện tập kỹ năng sử dụng TBDH cho GV khi có thiết bị mới về. Nhưng hàng năm đều có tuyển GV mới hoặc mời GV thỉnh giảng thì những GV này chưa được tập huấn sử dụng TBDH. Chính vì vậy vẫn còn khỏang 25% đến 50% GV chưa được tập huấn, luyện tập kỹ năng sử dụng TBDH. Và số GV này sử dụng TBDH chủ yếu do trao đổi, học hỏi đồng nghiệp (52%).
• Tính kinh tế: Hầu hết cán bộ quản lý và GV đều cho rằng hiệu quả giờ lên lớp sẽ tăng lên khi GV sử dụng TBDH trong giờ lên lớp chiếm tỷ lệ 97%, công tác kiểm tra đánh giá tốt hơn và nhờ có TBDH tỷ lệ GV dạy giỏi tăng lên rõ rệt, kết quả khảo sát chiếm (85%). Điều đó khẳng định TBDH mang tính kinh tế.
• Góp phần đổi mới phương pháp dạy học: Hầu hết cán bộ quản lý và GV đều khẳng định TBDH đã góp phần quan trọng trong việc đổi mới phương pháp dạy học và chất lượng đào tạo cũng tăng theo rõ rệt, chiếm tỷ lệ 88%
trở lên. Qua đó giúp HS tích cực học tập hơn, kết quả học tập sẽ được nâng cao. Góp phần nâng cao chất lượng đào tạo.
2.3.3.2. Đánh giá của HS về hiệu quả sử dụng TBDH:
Bảng 2.8. Đánh giá của HS về tần suất sử dụng và mức độ khai thác TBDH
Nội dung Số người(N), tỷ lệ (%) Mức độ RTX TX ĐK TT Tần số sử dụng TBDH N 165 205 80 50 % 33 41 16 10 Mức độ khai thác tính năng kỹ thuật của TBDH N 125 290 60 128 % 20,7 48 9,9 21
• Tần số sử dụng TBDH: Các HS cho rằng việc sử dụng TBDH trên lớp hiện nay không cao, rất thường xuyên chiếm 33%, thường xuyên chiếm tối đa 41%. Điều này khẳng định tần số sử dụng TBDH của GV chưa cao, thiếu TBDH để các nhóm thực hành. Bản thân TBDH cũng không dễ sử dụng cũng là một trở ngại trong quá trình học tập của HS. Bên cạnh đó chất lượng TBDH cũng chưa cao làm ảnh hưởng đến quá trình dạy học của thầy và trò.
• Mức độ khai thác: Khai thác rất thường xuyên chiếm tỷ lệ 20,7%, thường xuyên chiếm tỷ lệ 48%. HS đánh giá mức độ khai thác chỉ đạt ở mức
thường xuyên. Kết quả khảo sát này phù hợp với kết quả khảo sát ần số sử dụng vì nếu tần suất sử dụng càng cao thì mức độ khai thác tính năng của thiết bị cũng tăng theo
Bảng 2.9. Đánh giá của HS về tình trạng sử dụng TBDH.
Nội dung Số người Tỷ lệ %
TBDH không dễ sử dụng 371 72
Thiếu cơ số TBDH để các nhóm làm thực hành 345 67
Cần TBDH có chất lượng tốt hơn 515 100
HS thiếu thời gian để tìm tòi khai thác sử dụng thiết bị dạy hoc.
390 75
Phân tích bảng 2.9
• Theo đánh giá của HS TBDH không dễ sử dụng chiếm 72%. HS sử dụng được phải có sự hướng dẫn thường xuyên của GV. Nhưng bên cạnh đó HS còn thiếu thời gian để tìm tòi, khai thác sử dụng TBDH (75%). Điều này cho thấy rằng thực tế TBDH đa phần HS thực hiện theo hướng dẫn của GV, bản thân TBDH còn thiếu, lớp học lại đông, giờ thực hành, thực tập không nhiều do đó HS ít có thời gian tìm tòi, sáng tạo và khai thác TBDH. Bảng 2.10. Đánh giá của HS về tính thành thạo, tính kinh tế, đổi mới phương pháp dạy học.
Nội dung khảo sát Số người
Tỷ lệ % I.Tính thành thạo trong sử dụng
I.1. HS còn lúng túng khi sử dụng TBDH 415 75
I.3. Có một số quy định của nhà trường làm cho HS ngại sử dụng TBDH
330 60
I.4. Do có sách hướng dẫn và catalo về TBDH nên sử dụng tốt hơn
355 64
II. Tính kinh tế
II.1. Giờ học có TBDH giúp kết quả học tập của HS tăng lên
475 86
II.2. Giờ học có TBDH giúp em rèn luyện được nhiều kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp.
480 87
III. Góp phần đổi mới phương pháp học, nâng cao kết quả học tập
III.1. TBDH giúp HS tích cực học tập hơn 485 88
III.2. Giờ học có TBDH làm tăng khả năng hợp tác giữa các nhóm và trong một nhóm.
480 87
III.3. Bầu không khí trong lớp sôi nổi hơn, thân thiệnhơn khi có sử dụng TBDH
480 87
III.4. Việc sử dụng TBDH thường xuyên sẽ tăng tỷ lệ HS giỏi trong lớp
450 81
Phân tích bảng 2.10
Tính thành thạo trong sử dụng: Có 75% HS khẳng định TBDH không dễ sử dụng, phải có GV hướng dẫn HS mới sử dụng được, chiếm tỷ lệ 82%. Điều này phù hợp với chỉ số tần suất và mức độ sử dụng.
• Tính kinh tế: Đa số HS đánh giá trong giờ học có sử dụng TBDH thì kết quả học tập tăng lên (86%), do học lý thuyết đi đôi với thực hành nên việc tiếp thu bài sẽ nhanh hơn, hiệu quả hơn và giúp cho HS rèn luyện được nhiều kỹ năng trong học tập (87%). Điều này cũng phù hợp với kết quả khảo sát từ cán bộ quản lý và GV.
• Góp phần đổi mới phương pháp dạy học và nâng cao kết quả học tập: HS cho rằng khi sử dụng TBDH các em tích cực hơn trong học tập (88%), khả năng hợp tác giữa các nhóm và các thành viên trong nhóm tăng lên rõ rệt (87%), bầu không khí trong lớp sôi nổi hơn, thân thiện hơn. Kết quả làm tăng tỷ lệ HS giỏi cũng có sự chuyển biến tích cực. Điều này đã khẳng định TBDH góp phần đổi mới phương pháp học tập của HS.
2.4. Thực trạng quản lý việc sử dụng TBDH 2.4.1. Lập kế hoạch sử dụng TBDH
Bảng 2.11. Đánh giá về việc xây dựng kế hoạch sử dụng TBDH của CBQL và GV
Nội dung khảo sát Số người (N), tỷ lệ (%)
CBQL GV
Tổ bộ môn có xây dựng kế hoạch sử dụng TBDH
N 34 65
% 85 81
Giáo viên có xây dựng kế hoạch sử dụng TBDH
N 23 45
% 57 56
Phân tích bảng 2.11 từ phía CBQL, GV
Căn cứ bảng 2.11. ta thấy CBQL đánh giá công tác lập kế hoạch của các tổ bộ môn khá cao (85%), GV đánh giá (81%) . Hai số liệu trên tương đối thống
nhất. Điều này khẳng định các tổ bộ môn đều thực hiện lập kế hoạch sử dụng thiết bị của Tổ mình quản lý. Nhưng số liệu khảo sát việc lập kế hoạch sử dụng TBDH của giáo viên thì tỷ lệ chỉ đạt trung bình (56%). Điều này nói lên là có khoảng 50% GV còn lại không căn cứ vào lịch giảng để lập kế hoạch sử dụng TBDH. Mà GV mới chính là người rõ nhất mình cần TBDH gì trong bài giảng nào là phù hợp. Đây thực sự là vấn đề cần khắc phục vì chỉ khi GV trực tiếp đề xuất kế hoạch sử dụng TBDH của mình thì công tác quản lí của lãnh đạo các nhà trường sẽ thuận lợi và chủ động hơn trong việc mua sắm bổ sung TBDH cần thiết đồng thời kiểm tra quản lí việc sử dụng TBDH của CBQL, GV trong nhà trường được tốt hơn.
Qua công tác kiểm tra định kỳ của trường về việc xây dựng kế hoạch hoạt động của tập thể, cá nhân trong trường cho thấy: Đại đa số CBQL xây dựng kế hoạch sử dụng TBDH chưa bám sát kế hoạch học tập cụ thể trong từng lớp, từng học kỳ, từng năm học mà thường lồng ghép với các kế hoạch khác như kế hoạch của khoa, kế hoạch của trường, kế hoạch cá nhân nên kế hoạch sử dụng TBDH của trường, của khoa và của cá nhân chưa cụ thể, chi tiết nên quá trình thực hiện cũng như kiểm tra, đánh giá việc sử dụng TBDH còn gặp nhiều khó khăn.
2.4.2. Tổ chức thực hiện kế hoạch sử dụng TBDH
Bảng 2.12. Đánh giá về việc tổ chức thực hiện kế hoạch sử dụng TBDH Nội dung khảo sát Số người (N),
tỷ lệ (%)
CBQL GV
I. Kế hoạch nhân sự
I.1. Có xây dựng quy trình tổ chức thực hiện kế hoạch sử dụng TBDH
N 38 75
% 95 93
I.2. Có kế hoạch tập huấn cho bộ phận quản lý TBDH
N 20 50
I.3. Có bộ phận theo dõi tình hình hoạt N 20 52
% 48 66
I.4. Có bộ phận chuyên trách quản lý TBDH
N 0 0
% 00 00
I.5. Có nhân sự tính toán chu kỳ của TBDH
N 14 34
% 43 43
II/. Kế hoạch cung cấp, bảo trì TBDH
II.1. TBDH có cung cấp kịp thời N 33 67
% 82 83
II.2. TBDH có phù hợp với nội dung bài giảng
N 36 69
% 90 86
II.3. Bảo trì TBDH một cách thường xuyên
N 22 52
% 55 66
II.4. Bảo trì TBDH theo định kỳ N 30 60
% 88 76
Phân tích Bảng 2.12.
Hằng năm vào đầu năm học, Phòng Quản trị đời sống cùng với khoa xây dựng quy trình tổ chức thực hiện kế hoạch sử dụng TBDH. Đánh giá của CBQL (95%), GV (93%). Điều này khẳng định nhà trường thực hiện tốt công tác triển khai. Nhưng bên cạnh đó để thực hiện được quy trình trên thì phải có nhân sự quản lý trực tiếp quản lý xuyên suốt TBDH. Qua kết quả khảo sát trường không có bộ phận chuyên trách quản lý TBDH. Nên việc tập huấn quản lý TBDH cho bộ quản lý không được thường xuyên chỉ đạt (58% - 64%), việc theo dõi quản lý TBDH, tính toán chu kỳ của TBDH chỉ đạt trung bình từ (43 -64%). TBDH có cung cấp kịp thời cho GV khảo sát chiếm 82%. Không có bộ phận chuyên trách nên công tác bảo trì, bảo dưỡng TBDH chỉ tập trung kiểm tra định kỳ, kiểm tra thường xuyên chỉ 55%
Qua khảo sát và đánh giá trên, ta nhận thấy công tác tổ chức thực hiện kế hoạch sử dụng TBDH có những ưu điểm và hạn chế như sau:
• Ưu điểm:
- Cán bộ quản lý đã nhận thức được tầm quan trọng của TBDH trong việc nâng cao chất lượng đào tạo
- Xây dựng được kế hoạch để quản lý việc sử dụng TBDH
- Có sự quan tâm về tài chính, có kế hoạch bảo trì, bảo dưỡng thiết bị cụ thể từng năm học.
- GV nhận thức được tầm quan trọng của TBDH nên đã tự trao đổi, học hỏi đồng nghiệp về cách thức sử dụng TBDH cũng như tự trang bị thêm những mô hình, thiết bị phục vụ riêng cho việc giảng dạy của mình tốt hơn.
• Nhược điểm:
- Công tác quản lý việc bảo trì, bảo dưỡng chưa được chặt chẽ.
- Thiếu đầu tư nhân sự chuyên trách quản lý thiết bị. Việc bảo trì, bảo dưỡng chủ yếu giao cho khoa, Tổ bộ môn. GV ở khoa vừa giảng dạy vừa kiêm nhiệm nên công tác này có tính chuyên môn chưa cao.
- Công tác kiểm tra việc bảo trì, bảo dưỡng TBDH ở các khoa, tổ bộ môn không thường xuyên nên dẫn đến tình trạng không thể kiểm soát được. Việc kiểm soát chỉ mang tính hình thức.
- Chưa có bước tập huấn kỹ năng bảo quản thiết bị cho GV và tập huấn chuyên môn cho bộ phận bảo trì nên ảnh hưởng rất lớn đến hư hỏng và thất thoát tài sản.
Qua phân tích kết quả khảo sát 3 đối tượng bao gồm: cán bộ quản lý, GV và HS ta đánh giá TBDH tại trường TC KT-KT Nguyễn Hữu Cảnh như sau:
2.5.1. Ưu điểm:
- Nhà trường đặc biệt quan tâm đến công tác đầu tư TBDH. Mức độ đầu tư TBDH của trường có tăng so với kế hoạch phát triển từng năm. Xóa bỏ các tiết học chay, mỗi tiết học phải có mô hình, bảng biểu hoặc các hình ảnh minh họa giúp HS tập trung vào bài giảng bằng nhiều giác quan, kích thích tư duy sáng tạo của các em.
- Ngoài việc lập kế hoạch mua sắm TBDH trường còn chú trọng đến việc tự làm đồ dùng dạy học của GV. Đưa phong trào thi đua năm học vào việc GV tự làm đồ dùng dạy học. Nhà trường tạo điều kiện về kinh tế và thời gian cho GV thực hiện. TBDH do GV tự làm bám sát với nội dung chương trình đào tạo.
- GV nhận thức được tầm quan trọng của TBDH nên đã trao đổi, học hỏi đồng nghiệp về cách thức sử dụng TBDH cũng như tự trang bị thêm những mô hình, thiết bị phục vụ riêng cho việc giảng dạy của mình tốt hơn. Đồng thời hướng dẫn cho HS cùng làm, cùng bảo quản TBDH của mình.
- Hàng năm nhà trường đều có xây dựng và thực hiện kế hoạch bảo trì, bảo dưỡng TBDH. Các tổ trưởng chuyên môn xây dựng và thực hiện kế hoạch. Phòng Quản trị đời sống kiểm tra việc thực hiện này.Trong những năm gần đây, tuy nguồn tài chính còn nhiều hạn hẹp nhưng nhà trường vẫn dành một khoản kinh phí đáng kể chi viện đầu tư trang TBDH, cải tiến một số biện pháp quản lý. Nhờ đó bước đầu đã đáp ứng một phần nhu cầu TBDH cho GV..
- Việc đầu tư TBDH của trường chưa được đồng bộ, một số thiết bị đầu tư rất tốt nhưng có một số thiết bị thì mức đầu tư chỉ đạt trung bình chưa có tính đồng bộ và kế thừa.
- Công tác lập kế hoạch mua sắm TBDH chưa được đầu tư đúng mức. - Không có nhân sự chuyên trách quản lý thiết bị
- Công tác kiểm tra việc bảo trì, bảo dưỡng chưa được thường xuyên nên không thể kiểm soát được. Việc kiểm soát chỉ mang tính hình thức.
- Chưa có bước tập huấn kỹ năng bảo quản thiết bị cho GV và tập huấn chuyên môn cho bộ phận bảo trì nên ảnh hưởng rất lớn đến hư hỏng và thất thoát tài sản.
- Quản lý việc mua sắm TBDH chưa chú trọng nhiều đến chất lượng thiết bị mà chỉ chú trọng đến tính năng của thiết bị nên chất lượng thiết bị chưa cao, gây khó khăn trong công tác quản lý, bảo trì TBDH.
2.5.3. Nguyên nhân của hạn chế
- Kinh phí đầu tư cho việc mua sắm TBDH còn hạn chế.
- Thủ tục hành chính, thủ tục cấp ngân sách chậm. Vai trò, trách nhiệm của cấp quản lý trung gian chưa nhận thức đầy đủ về công tác lập kế hoạch và bám sát kế hoạch thực hiện.
- Không xây dựng quy trình bảo trì, bảo dưỡng thiết bị. - Không có nhân sự chuyên trách quản lý TBDH.
Tiểu kết chương 2
Trong chương này, đề tài đã tập trung nghiên cứu thực trạng quản lý việc sử dụng TBDH tại trường TC KT-KT Nguyễn Hữu Cảnh. Đề tài đã đánh giá
những ưu điểm và nhược điểm của công tác quản lý việc sử dụng TBDH tại trường TC KT-KT Nguyễn Hữu Cảnh, tiến hành phân tích và đưa ra những nguyên nhân của nhược điểm đó.
Từ kết quả nghiên cứu thực trạng quản lý việc sử dụng TBDH của trường. Để làm tốt công tác nâng cao chất lượng quản lý việc sử dụng TBDH nhằm đáp