R. Ranjan và M Sahai [44] đã tách và phân lập được 3 chất từ hạt n a:
1.2.1. Đặc điểm thực vật
Tên khoa học: Annona reticulata L. Tên thường: Bình bát
Chi Na: Annona
Họ Na: Annonaceae
Cây có thể cao từ 6,0 đến 7,5 m, có nhiều nhánh bên, thân cây có dạng hình trụ, có nhiều lổ vỏ và có lông màu cà phê rất ngắn [41]. Người ta cho rằng, mặc dù loài bình bát là loài cây được thuần hóa, nhưng quả của nó lại không ngon.
Các lá có dạng thuôn dài hình mũi mác và màu xanh đen, chiều dài của lá từ 25 đến 30cm và rộng khoảng 7cm, trên lá có từ 10 đến 20 cặp gân lá và ở cuống lá có nhiều lông tơ.
Hoa của nó rất giống với hoa của Na (Annona squamosa), chỉ khác là, hoa thường tập hợp lại thành cụm từ 2 đến 10 hoa, với chiều dài của cuống hoa từ 1,5-3,0cm. Loài cây này có khả năng thụ phấn tự nhiên thấp và khả năng đậu trái kém.
Quả của nó nặng từ 0,1 đến 1,0 kg và thường có hình trái tim, nhưng đôi khi có dạng hình nón, hình trứng, thỉnh thoảng không có hình dạng cụ thể, chiều dài của quả từ 10 đến 12 cm. Vỏ quả có có màu vàng hơi đo đỏ và dai, với các đường viền rất rõ trên lá noãn (khoảng 5 đến 6 hõm nghiêng). Thịt quả có màu trắng sữa và có mùi thơm nhưng vị thì nhạt nhẽo. Quả Bình bát được coi là loại kém ngon nhất trong các loại cây thuộc họ Na được trồng để
ăn quả. Mỗi quả có khoảng hơn 40 hạt, các hạt có dạng hình thuôn, màu đen và hơi nâu.
Cây Bình bát được cho là có nguồn gốc tại Antilles và một số khu vực ở vùng ven Caribbean. Từ Antilles , các nhà thám hiểm người Tây Ban Nha đã mang loài này đến Mexico, và từ đó, chúng được phân bố đến châu Á và Châu Phi. Tế bào nguyên thủy đầu tiên được Người Mĩ bản địa và những cư dân hoang dã ở vùng Costa Rica mang sang. Ngày nay, mặc dù loài này phân bố khá rộng rãi ở vùng nhiệt đới, nhưng quả của nó không có giá trị về mặt kinh tế.
Bình bát là loài cây rất phổ biến, thường được tìm thấy ở các vườn nhà của các thành phố hoặc thị trấn ven biển ở khắp nhiệt đới Châu Mĩ. Nó cũng được trồng nhiều ở Ấn Độ, Sri Lanka, Malay Archipelago, Polynesia, Philippin, Australia và hầu hết ở các nước châu Phi.