r t= s t+ nt
3.3.1. Chuyển giao mềm và mềm hơn
Chuyển giao mềm và mềm hơn dựa trên nguyên tắc kết nối "nối trước khi cắt". Chuyển giao mềm hay là chuyển giao giữa các ô là chuyển giao thực hiện giữa các ô khác nhau. Chuyển giao mềm hơn là chuyển giao giữa các đoạn ô của cùng một ô.
Chuyển giao mềm là chuyển giao trong đó trạm di động bắt đầu thông tin với trạm gốc khác trong khi chưa cắt kết nối với trạm gốc cũ. Chuyển giao mềm chỉ được thực hiện khi trạm gốc mới và cũ cùng làm việc ở cùng một tần số. Chuyển giao mềm chỉ có thể thực hiện ở hệ thống thông tin di động tổ ong CDMA vì ở đây sử dụng chung một kênh tần số nên trạm di động không cần thay đổi kênh tần số khi nó di chuyển vào vùng phục vụ mới. Với chuyển giao mềm trạm di động có thể thông tin với hai hay nhiều trạm gốc. Tín hiệu ở các trạm gốc này có thể được kết hợp với nhau để tăng chất lượng tín hiệu đường xuống. ở đường lên thông thường các trạm
gốc tách tín hiệu độc lập. Nếu tín hiệu này khác nhau trung tâm chuyển mạch có thể chọn tín hiệu tốt nhất. Xét trạm di động thông tin với hai trạm gốc: Trong khi thiết lập tín hiệu trạm di động bám theo trạm gốc có công suất phát mạnh nhất, đồng thời trạm di động liên tục theo dõi tín hiệu của các trạm di động khác. Khi phát hiện một trạm gốc có công suất đủ lớn trạm di động sẽ thông báo cho trạm gốc mà nó đang bám. Trạm gốc này sẽ thông báo cho trung tâm chuyển mạch để cho phép trạm gốc mới này thu và phát tín hiệu với trạm di động. ở đường xuống máy thu RAKE thu tín hiệu ở cả hai và điều chỉnh trễ. ở đường lên mỗi trạm gốc giải điều chế và giải mã khung tiếng một cách độc lập rồi gửi chúng đến trung tâm chuyển mạch để chọn các khung này. Việc chuyển đổi ô xảy ra từ từ. Ô thứ hai được từ từ đưa vào sử dụng, bắt dầu ngay khi chuyển sang ô lân cận. Khi tín hiệu ở trạm gốc thứ nhất quá yếu đến mức không thể giải điều chế, giải mã được thì trạm gốc này sẽ bi loại trên cơ sở cường độ tín hiệu trường hay chính bởi trạm gốc này. Trong thực tế để tránh việc chuyển giao thường xuyên thì trạm gốc mới chỉ được cho phép khi cường độ tín hiệu trường của nó khá lớn so với ô thứ nhất. Điều này làm cho hiệu năng ở biên giới ô giảm. Một điểm đáng chú ý là chuyển giao mềm cho phép tăng dung lượng của hệ thống CDMA có tải cao và tăng vùng phủ ô ở hệ thống có tải thấp.
Hình 3.8 Bắt đầu một chuyển giao mềm 3.3.2. Chuyển giao cứng
Chuyển giao cứng được thực hiện khi cần chuyển lưu lượng sang một kênh tần số mới. Các hệ thống TDMA và FDMA đều sử dụng phương thức chuyển giao này.
Chuyển giao cứng thực hiện phương thức "cắt trước khi nối". ở chuyển giao này kết nối với kênh cũ bị cắt trước khi kết nối với kênh mới. Nhược điểm của chuyển giao này là có thể rớt cuộc gọi do chất lượng của kênh mới quá xấu trong khi kênh cũ đã cắt. Các sơ đồ chuyển giao cứng bao gồm:
+ Chuyển giao CDMA đến CDMA: trạm di động chuyển dịch giữa các ô hay đoạn ô làm việc ở tần số CDMA khác nhau.
+ Chuyển giao cứng CDMA đến tương tự: trạm di động chuyển kênh lưu lượng CDMA đến kênh tiếng tương tự.
MS quyết định mã