Đây là lĩnh vực đ∙ diễn ra nhiều cải cách quan trọng mà cải cách lớn nhất
chính là chuyển từ thu theo nhiều hình thức và có phân biệt giữa các thành phần
kinh tế sang thu theo Luật, bảo đảm tính công khai và sự bình đẳng giữa các thành phần kinh tế, động viên được sự đóng góp của mọi tầng lớp dân cư.
Từ năm 1991 - 1995, Nhà nước đ∙ lần lượt ban hành luật thuế doanh thu; luật thuế lợi tức; luật thuế tiêu thụ đặc biệt; luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu; luật thuế sử dụng đất nông nghiệp; pháp lệnh thuế Tài nguyên, pháp lệnh mới về thuế thu nhập đối với những người có thu nhập cao, pháp lệnh về thuế nhà đất. Ngoài ra còn nhiều văn bản của Chính phủ quy định về một số loại phí, lệ phí khác. Có thể nói, đây là lần đầu tiên chúng ta xây dựng được một hệ thống văn bản pháp luật tương đối hoàn thiện về thu ngân sách với những đặc điểm và ưu điểm như sau :
+ Đảm bảo nâng cao tính chất pháp lý trong quá trình quản lý và tổ chức thực hiện thu.
+ Từng bước thống nhất được các đối tượng nộp thuế, giảm bớt các quy định mang tính cá biệt, đảm bảo dần sự bình đẳng giữa các đối tượng nộp thuế.
+ Đơn giản, rõ ràng đảm bảo cho việc tổ chức thực hiện được dễ dàng.
+ Phù hợp với tiến trình cải cách và chuyển đổi nền kinh tế theo hướng thị
trường định hướng XHCN.
+ Đặt nền móng cho những cải cách tiếp tục trong tương lai.
Kết quả đạt được qua những cải cách trên:
- Bước đầu bao quát được một phần lớn các khoản thu đ∙ làm cho số thu từ thuế, lệ phí tăng nhanh qua các năm và trở thành nguồn thu chủ yếu của Ngân sách Nhà nước. Tốc độ tăng thu ngân sách bình quân thời kỳ 1991 - 1995 đạt 50,6%/năm, trong đó thu thuế và phí tăng bình quân 50,7%/năm.
Bảng 1 : Cơ cấu thu ngân sách Nhà nước thời kỳ 1991-1995
Đơn vị tính: % )**) )**; )**D )**R )**H I[$*)N*H Tổng thu NSNN 100% 100% 100% 100% 100% 100% Trong đó $$$N$I03$B03C$%7$@09 *H.)( --.)( *:.-( -*.-( *R.:( *).H( $$N$I03$8\@$23]^#$<_$PQ#>$L\B N N N :.*( ;.)( :.*(
$$$$$%7$`O#$#07$a
$N$I03$%1?#$BJV$A0b#>$0K7#$5S1 ;.+( R.:( D.;( D.;( D.:( 3,2%
- Tỷ lệ động viên so với GDP được nâng lên, đạt mức do Quốc hội đề ra cho thời kỳ 1991-1995, tạo nguồn đáp ứng cơ bản các nhu cầu chi, giảm tỷ lệ bội chi, góp phần kiềm chế lạm phát, bước đầu đ∙ giành một phần cho chi đầu tư XDCB và trả nợ. Bảng 2 : Tích luỹ ngân sách nhà nước so GDP )**) )**; )**D )**R )**H I03C$@09$80K$Lc3$Bd$$@0OB$BJ1e#$%7$BJ4$#V fB03C$%7$@09$N$801$B0dg#>$E3]h#i ;.D( R.H( R.D( D.-( R.+( I03C.$@09$80K$Lc3$Bd$@0OB$BJ1e# fB03C.$@09$N$801$BjE3]h#$N$IJ4$#Vi :jH( ;j)( :j:( )j;( :j)(
- Việc áp dụng chung một hệ thống chính sách thu thuế, phí và lệ phí cho các thành phần kinh tế đ∙ tạo môi trường pháp lý bình đẳng trong sản xuất - kinh doanh để cạnh tranh và phát triển.
- Góp phần quan trọng thúc đẩy hạch toán kinh tế trong kinh tế quốc doanh.
- Đáp ứng kịp thời yêu cầu phát triển nền kinh tế nhiều thành phần theo cơ chế thị trường, mở cửa với bên ngoài.
- Tổ chức bộ máy thu thuế đ∙ được củng cố lại hệ thống ngành dọc, đảm bảo sự điều hành tập trung thống nhất. Đội ngũ cán bộ thuế được sắp xếp lại, đồng thời các quy trình nghiệp vụ hành thu đ∙ có bước cải tiến nhất định.