Một số kiến nghị:

Một phần của tài liệu Công tác tạo việc làm cho người lao động trên địa bàn huyện Đan Phượng – Hà Nội (Trang 45 - 50)

1, Đối với các cơ quan quản lý của huyện Đan Phượng:

UBND huyện cần phối hợp với phòng Nội vụ Lao động và Xã hội và các cơ quan chức năng liên quan quan tâm hơn nữa đến việc phát triển các ngành trọng tâm, mũi nhọn của huyện và việc đầu tư xây dựng các cụm điểm công nghiệp góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động, tạo mở việc làm.

Chỉ đạo sát sao hơn nữa việc sử dụng các nguồn vốn từ quỹ quốc gia giải quyết việc làm, để nguồn vốn được phân bổ có hiệu quả cao nhất.

Tiếp tục phát huy những thành tựu đã đạt được trong công tác đào tạo nghề trong đó nhấn mạnh vào mảng đào tạo nghề tại các doanh nghiệp.

Đầu tư hợp lý và có hiệu quả vào công tác xuất khẩu lao động để ngày càng đưa được nhiều lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài.

Tăng cường công tác thanh tra kiểm tra các doanh nghiệp nhằm phát hiện và xử lý kịp thời các sai phạm về pháp luật lao động, bảo vệ quyền lợi chính đáng cho người lao động.

Xin cấp trên thêm biên chế, cán bộ chuyên trách về công tác xuất khẩu lao động, vì hiện nay đội ngũ cán bộ của phòng Nội vụ Lao động và xã hội còn thiếu và yếu, các cán bộ phải kiêm nhiệm nhiều lĩnh vực trong khi khối lượng công việc lại nhiều dẫn đến tình trạng quá tải.

2, Đối với các cơ quan quản lý cấp trên:

Cần có sự chỉ đạo sát sao, cụ thể đến việc thực hiện các quyết định, chính sách về lao động việc làm.

Có chính sách khen thưởng hợp lý đối với các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp điển hình đi đầu trong công tác giải quyết và tạo mở việc làm.

Thực hiện các chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư, nhằm thu hút nguồn vốn trong nước và nước ngoài đầu tư vào phát triển kinh tế, xã hội cũng là tạo thêm nhiều chỗ làm mới cho xã hội.

KẾT LUẬN

Việc làm không chỉ là mối quan tâm hàng đầu của quốc gia mà còn là vấn đề nóng bỏng của toàn xã hội. Giải quyết và tạo việc làm mới có ý nghĩ quyết định trong sự đổi mới và phát triển kinh tế xã hội của huyện Đan Phượng nói chung và toàn tỉnh Hà Tây nói riêng.

Công tác giải quyết và tạo mở việc làm cho lưc lượng lao động huyện Đan Phượng thời gian qua tuy đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận nhưng trong tương lai vẫn đòi hỏi phải có những chính sách, phương hướng và giải pháp có tính khả thi cao, phù hợp với tình kinh tế xã hội của huyện. Việc triển khai thực hiện các chính sách, giải pháp này đòi hỏi phải có sự phối hợp đồng bộ của các cấp chính quyền và của toàn xã hội, có như vậy thì công tác giải quyết và tạo mở việc làm mới đạt được kết quả cao nhất đưa kinh tế - xã hội huyện Đan Phượng ngày một phát triển hoà nhịp cùng với sự đi lên của đất nước.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1, Bộ luật Lao động (Sửa đổi bổ sung năm 2006)

2, Giáo trình kinh tế lao động – Nhà xuất bản giáo dục 1998

3, Báo cáo cuối năm về tình hình lao động việc làm huyện Đan Phượng các năm 2003, 2004, 2005, 2006, 2007

4, Báo cáo kết quả xuất khẩu lao động huyện Đan Phượng những năm 2002-2007

5, Báo cáo kết quả cho vay vốn từ quỹ quốc gia giải quyết việc làm các năm 2002-2007

6, Báo cáo kết qủa thực hiện chương trình mục tiêu việc làm 2002-2007 7, Báo cáo kết quả công tác Lao đông – Thương binh và Xã hội các năm 2002, 2003, 2004, 2005, 2006, 2007.

MỤC LỤC

L INÓIỜ ĐẦU...1

PH N I: NH NGLÝLU NCHUNGV V NẦ Ề Ấ ĐỀ ỆVI CL MÀ ...3

I, Lao động và nguồn lao động:...3

1, Lao động:...3

2, Nguồn nhân lực và nguồn lao động:...4

3, Vai trò của nguồn lao động đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội:...4

II, Việc làm và thất nghiệp:...6

1, Việc làm:...6

2, Tình trạng việc làm và thất nghiệp:...6

2.1, Việc làm đầy đủ:...6

2.2, Việc làm hợp lý và việc làm hiệu quả:...6

2.3, Thiếu việc làm:...7

2.4, Thất nghiệp:...7

3, Các nhân tố ảnh hưởng đến vấn đề việc làm:...12

3.1, Số lượng chất lượng nguồn lao động và cơ cấu đào tạo:...12

3.2, Tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tăng năng suất lao động...12

3.3, Sự ổn định kinh tế chính trị:...13

4.4. Sự di chuyển lao động:...13

3.5, Cơ chế, chính sách và các biện pháp phát triển kinh tế xã hội:...14

3.6, Hỗ trợ cộng đồng và dịch vụ việc làm:...14

3.7, Trợ giúp Quốc tế và giải quyết việc làm:...14

III, Ý nghĩa của vấn đề việc làm đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế xã hội:...15

1.Về mặt kinh tế:...15

2, Về mặt xã hội:...16

IV, Vai trò của nhà nước và xã hội trong lĩnh vực giải quyết việc làm:...17

V, Sự cần thiết khách quan của tạo việc làm và giải quyết việc làm trên địa bàn huyện Đan Phượng:...18

PH NII:Ầ TH CTR NGCÔNGT CT OM VI CL MC AHUY N ANPHỰ Á Ở Ệ À Ệ Đ Ư NGTRONGNH NGN MV AQUA. Ă ...19

I, Giới thiệu chung về điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội của huyện Đan Phượng:...19

1, Đặc điểm về vị trí địa lý và các điều kiện tự nhiên của huyện:...19

2, Đặc điểm về kinh tế-xã hội, thành tựu đã đạt được và mục tiêu trong những năm tới: ...19

II, Thực trạng lao động huyện Đan Phượng:...20

1, Về số lượng:...20

2, Về chất lượng:...23

III, Thực trạng về công tác tạo mở việc làm trong những năm gần đây:...26

1, Thực trạng:...26

2, Đánh giá công tác giải quyết và tạo mở việc làm của huyện Đan Phượng trong thời gian qua:...36

I, Mục tiêu đặt ra:...39

II.Một số giải pháp nhằm làm cho công tác giải quyết và tạo việc làm có hiệu quả hơn trong thời gian tới :...40

1,Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và chính quyền địa phương:...40

2, Về phát triển cụm điểm công nghiệp – làng nghề:...41

3, Phát triển thưong mại - dịch vụ:...41

4, Về phát triển nông nghiệp, nông thôn:...41

5, Về đào tạo nghề:...42

6, Về giáo dục:...43

7, Về vay vốn, giải quyết việc làm:...43

8, Về hợp tác lao động nước ngoài:...43

9, Thực hiện cơ chế, chính sách đối với hộ nông dân giao đất nông nghiệp khi nhà nước thu hồi:...44

10, Huy động các thành phần kinh tế, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, các công ty đóng trên địa bàn huyện hoạt động thuận lơi:...45

III, Một số kiến nghị:...45

1, Đối với các cơ quan quản lý của huyện Đan Phượng:...45

2, Đối với các cơ quan quản lý cấp trên:...46

K T LU NẾ ...47

Một phần của tài liệu Công tác tạo việc làm cho người lao động trên địa bàn huyện Đan Phượng – Hà Nội (Trang 45 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(51 trang)
w